ĐHĐCĐ JVC lần 1 bất thành: Dùng vốn phát hành để trả nợ do bị cưỡng chế

30/09/2015 09:46
30-09-2015 09:46:43+07:00

[Bài cập nhật]

ĐHĐCĐ JVC lần 1 bất thành: Dùng vốn phát hành để trả nợ do bị cưỡng chế

Kế toán trưởng JVC cho biết việc sử dụng 235 tỷ để trả nợ gốc ngắn và dài hạn là tình hình bất khả kháng đối với JVC. Đến thời điểm xảy ra biến cố, VietinBank (CTG) yêu cầu giảm dư nợ cho vay về 0, đồng thời phong tỏa tài khoản tiền thu từ đợt phát hành của JVC, tức là JVC bị cưỡng chế cắt nợ.

ĐHĐCĐ thường niên 2015 của CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật  đã không thể diễn ra vào sáng ngày 30/09 khi cổ đông tham dự và được ủy quyền tham dự chỉ chiếm tỷ lệ 46.56% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

12h: Đại hội kết thúc

11h50: Cổ đông tiếp tục chất vấn

Các cổ đông tiếp tục đặt các câu hỏi về tình hình tài chính của JVC.

Liên quan đến đầu tư tài chính ngắn hạn, bà Ngọc cho biết số tiền gửi tiết kiệm 285 tỷ thuộc khoản mục đầu tư ngắn hạn, bên ngân hàng đã cắt hết phần đó để trả nợ gốc khoản vay ngắn hạn sau khi xảy ra sự cố liên quan đến ông Hướng. Khi xảy ra sự cố, khoản tiền 10 tỷ đầu tư tài chính dài hạn gửi tại VietinBank cũng bị ngân hàng này cắt để trừ nợ gốc.

Bà Ngọc cũng cho biết, các dự án hiện tại của JVC được sử dụng chủ yếu bằng dòng tiền của chính doanh nghiệp, bởi sau khi xảy ra sự cố các ngân hàng vừa đồng thời cắt nợ bắt buộc thông qua các khoản tiền gửi của JVC tại ngân hàng và không giải ngân vốn cho JVC để thực hiện các dự án đang triển khai.

Lượng tiền mặt cuối tháng 6/2015 của JVC còn khoảng 60 tỷ - 70 tỷ đồng, JVC không còn lưu trữ tiền mặt tại quỹ.

11h40: Hiện tại sau khi bổ sung thêm 5 cổ đông mới, số lượng cổ phiếu được các cổ đông tham dự và đại diện tham dự là 54.8 triệu cp, tương đương 48.72%. Do vậy, Đại hội JVC lần 1 vẫn bất thành.

11h: Kiểm tra lại tỷ lệ cổ đông tham dự Đại hội

Vấn đề tỷ lệ tham dự Đại hội đang được chất vấn gay gắt, một cổ đông cho biết đang sở hữu hơn 1.5 triệu cp nhưng theo danh sách mà JVC công bố vẫn chưa có tên cổ đông trên danh sách.

Theo danh sách được công bố tại thời điểm 9h30 của JVC, Đại hội có sự hiện diện của cổ đông đại diện cho 52.38 triệu cp, tương đương 46.56%. Tỷ lệ chỉ còn cách khá gần với mức 51%, điều kiện tổ chức ĐHĐCĐ theo Luật Doanh nghiệp 2015.

Hiện tại JVC đang rà soát lại danh sách cổ đông (đọc tên từng người), nếu đủ sẽ tiến hành tổ chức ĐHĐCĐ như bình thường.

10h: Cổ đông chất vấn Kế toán trưởng JVC

Về kết quả kinh doanh của JVC, theo bà Ngọc, kết thúc quý 1/2015, dự kiến doanh thu JVC khoảng 80 tỷ, lợi nhuận sau thuế là 3 tỷ đồng. 

Chi phí bán hàng dự kiến trong năm 2015 gấp đôi so với 2014 do JVC cần tổ chức nhiều sự kiện, đẩy mạnh công tác bán hàng để xây dựng hình ảnh của JVC với khách hàng và các đối tác.

Dùng vốn phát hành trả nợ do bị ngân hàng cưỡng chế

Việc điều chỉnh phương án sử dụng vốn từ đợt phát hành năm 2014, theo đó HĐQT JVC đề xuất sử dụng 235 tỷ để trả nợ gốc ngắn và dài hạn liệu có hợp lý?

Bà Ngọc cho biết, đây là tình hình bất khả kháng đối với JVC. Đến thời điểm xảy ra sự cố, VietinBank (CTG) yêu cầu giảm dự nợ cho vay về 0, đồng thời phong tỏa tài khoản tiền thu từ đợt phát hành của JVC, tức là JVC bị cưỡng chế cắt nợ.

JVC đã thực hiện đàm phán với VietinBank nhưng không thể làm gì khác được. Tuy nhiên, sau khi giảm dư nợ tại VietinBank về 0, JVC chỉ còn hơn 80 tỷ dư nợ vay ngân hàng, theo đó, chi phí tài chính trong năm 2015 của JVC sẽ giảm mạnh còn khoảng trên 20 tỷ so với hơn 60 tỷ cùng kỳ 2014.

Kế toán trưởng Hồ Bích Ngọc đang đứng trả lời cổ đông. Người bên cạnh bà Ngọc là ông Lê Văn Giáp - Chủ tịch JVC.

Một cổ đông cho ý kiến: “Đây là lần thứ 3 cổ đông hỏi nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng từ HĐQT. Thứ nhất, hiện tại cổ đông Nhật hay quỹ DI có tham gia vào việc quản trị công ty hay không và tại sao quỹ Nhật rút người ra khỏi HĐQT của JVC? Liên quan đến vấn đề Chủ tịch Lê Văn Giáp, hiện tại cổ đông đang nghi ngờ năng lực quản lý của Chủ tịch HĐQT, đặc biệt là theo tờ trình mới, Chủ tịch HĐQT sẽ kiêm Tổng Giám đốc công ty. Và hiện tại ông Giáp đang nắm giữ bao nhiều cổ phiếu JVC?"

Liên quan vấn đề này, bà Ngọc cho biết, ông Lê Văn Giáp trước là một trong những người đặt nền móng cho JVC cùng với ông Lê Văn Hướng, ông Giáp đã từng làm việc qua nhiều vị trí khác nhau. Liên quan đến số lượng cổ phiếu đang nắm giữ, thời điểm cao nhất ông Giáp từng nắm giữ gần 10 triệu cp JVC, tuy nhiên sau sự cố vừa rồi, ông Giáp cũng bị tình trạng call margin, tính đến hiện tại số lượng cổ phiếu đang nắm giữ chỉ còn khoảng 200,000 cp.

Về quỹ Nhật, quỹ DI và các bên liên quan đang nắm giữ gần 30% của JVC. Trước quỹ DI có đề cử 5 thành viên tham gia quản lý của JVC, đại diện quỹ DI không chỉ tham gia quản lý mà còn tham gia thay đổi cơ cấu nhân sự, kiểm soát nội bộ của JVC. Quỹ DI thực tế chỉ có 10 thành viên nhưng đã có 5 thành viên tham gia quản lý tại JVC, sau 2 tháng làm việc, do có quá nhiều công việc phát sinh thuộc hoạt động của quỹ nên quỹ DI quyết định rút nhân sự về để thực hiện các dự án khác.

Với tư cách cổ đông lớn, hàng tuần, hàng tháng, JVC vẫn báo cáo tình hình cho DI. Với vấn đề rút vốn, JVC khẳng định với cổ đông là quỹ này sẽ không rút vốn. Theo lộ trình trước đó thì 2016 quỹ DI sẽ rút vốn, tuy nhiên do có biến cố không như mong muốn nên quỹ DI khẳng định sẽ ở lại với JVC thêm từ 2-3 năm nữa.

Tổng phải thu giảm gần 200 tỷ đồng

Cổ đông rất bức xúc liên quan đến việc tổ ĐHĐCĐ thường niên 2015 của JVC. Hàng loạt câu hỏi được cổ đông đưa ra cho ban chủ tọa, HĐQT và BKS liên quan đến hoạt động kinh doanh, sự minh bạch trong hoạt động JVC? Các cổ đông yêu cầu HĐQT và BKS JVC lên bàn làm việc để cổ đông trực tiếp chất vấn.

Một cổ đông cho biết, ông Lê Văn Giáp là người mới lên nắm quyền Chủ tịch HĐQT JVC, có thể ông Giáp không hiểu rõ hoạt động của JVC từ trước đến nay, do vậy cổ đông muốn bà Hồ Bích Ngọc – Kế toán trưởng JVC lên trực tiếp trả lời cổ đông các câu hỏi liên quan đến vấn đề tài chính của công ty.

Bà Ngọc cho biết, hiện tại tiền bạc hay tài sản của công ty sau sự kiện liên quan đến ông Hướng vẫn còn nguyên vẹn. Có thể, việc thực hiện dự án trong tương lai gặp khó khăn nhưng nếu JVC lấy lại được hình ảnh thì việc thực hiện có thể diễn ra.

Liên quan đến vấn đề hàng tồn kho và phải thu, bà Ngọc cho biết, cuối năm tài chính 2014, tổng phải thu là hơn 600 tỷ và đến cuối tháng 6/2015 giảm xuống hơn 400 tỷ, tức là trong khoảng thời gian diễn ra sự kiện của ông Lê Văn Hướng, JVC vẫn thu được gần 200 tỷ đồng. HIện tại, JVC vẫn đang tích cực xử lý những khoản thu này.

Đến cuối năm 2014, JVC tồn kho hơn 400 tỷ, đến cuối quý 1/2015, giảm xuống còn hơn 200 tỷ. Bà Ngọc cho biết, bài toán hàng tồn kho sẽ được JVC giải quyết trong năm 2015.

Liên quan đến vấn đề cổ tức, hiện tại dòng tiền của JVC đang gặp vấn đề. Việc sử dụng vốn vay ngân hàng đang gặp khó khăn do tình hình giải ngân vốn chưa được thực hiện ngay, hầu hết các dự án đều sử dụng vốn tự có của JVC. Việc không chia cổ tức theo tờ trình tại ĐHĐCĐ thường niên không có nghĩa là JVC không chia cổ tức, khi dòng tiền thu được từ các dự án hiện có  trở lại, việc chia cổ tức có thể được cân nhắc thực hiện.

9h35: ĐHĐCĐ thường niên 2015 lần 1 của JVC với sự tham gia của 98 cổ đông đại diện cho 52.38 triệu cp, tương đương 46.56% số cố phần có quyền biểu quyết.

ĐHĐCĐ thường niên 2015 của JVC sáng ngày 30/09.

Bất ngờ điều chỉnh kế hoạch giảm sâu

Theo tờ trình công bố tại Đại hội, HĐQT JVC quyết định điều chỉnh kế hoạch 2015 giảm sâu so với 2014. Theo đó, doanh thu dự kiến 2015 còn 501 tỷ đồng, tương đương 44.8% thực hiện 2014. Lãi trước thuế và sau thuế đạt lần lượt 22 tỷ và 17.2 tỷ đồng, giảm hơn 92%.

Nguyên nhân được đưa ra là do JVC có nhiều biến cố trong năm 2015, đặc biệt là việc Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc JVC không còn quản lý nên đã ảnh hưởng đến khách hàng, doanh thu bán hàng bị sụt giảm, các dự án chuẩn bị triển khai bị hủy hoặc trì hoãn nên doanh thu và lợi nhuận giảm mạnh. Hiện tại, mục tiêu trước mắt của công ty là tái cấu trúc hoạt động kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh mới.

Đáng chú ý, trong năm 2014, JVC đã thực hiện tăng vốn từ 625 tỷ đồng lên 1,125 tỷ đồng, thu được 750 tỷ đồng. Tại ĐHĐCĐ bất thường 2014 được tổ chức ngày 19/09/2014, số tiền thu được từ đợt phát hành là 750 tỷ đã được HĐQT sử dụng đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh hiện tại và kinh doanh mới.

Tuy nhiên, theo tờ trình mới công bố tại ĐHĐCĐ thường niên 2015 tổ chức ngày 30/09/2015, sau hơn 1 năm kể từ ĐHĐCĐ bất thường 2014, HĐQT JVC đã trình cổ đông phương án thay đổi mục đích sử dụng vốn.

Theo đó, trên phương án mới, bất ngờ xuất hiện khoản mục trả nợ gốc ngắn hạn và dài hạn với số tiền là 235 tỷ đồng, trong khi các phương án sử dụng vốn cũ đều được điều chỉnh giảm.

Bên cạnh đó, với phương án phân phối lợi nhuận năm 2014, HĐQT JVC đề xuất không chia cổ tức, lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ là 186.6 tỷ đồng. Đồng thời, HĐQT và BKS đều không nhận thù lao năm 2014 nhằm chia sẻ khó khăn với công ty.

Đăng Tùng





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Lãi ròng DGW tăng 16% trong quý 1, giảm mạnh phải trả cho các nhà cung cấp

CTCP Thế Giới Số (Digiworld, HOSE: DGW) công bố BCTC quý 1/2024 với doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt 4,985 tỷ đồng và 92 tỷ đồng, tăng 26% và 16% so với cùng...

VHM lãi ròng 885 tỷ đồng trong quý 1

Do chưa đến kỳ ghi nhận doanh thu từ một số dự án, kết quả kinh doanh của CTCP Vinhomes (HOSE: VHM) trong quý 1/2024 sụt giảm so với cùng kỳ.

ĐHĐCĐ DQC: Hòa vốn trong quý 1, nhận định còn nhiều khó khăn trong năm 2024

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Tập đoàn Điện Quang (HOSE: DQC) sáng ngày 27/04 đã thông qua các tờ trình. Ngoài ra, kết quả kinh doanh quý 1 cũng được cập nhật cho...

Quý 1, doanh thu MWG hơn 31 ngàn tỷ đồng, Bách hóa Xanh duy trì điểm hòa vốn hoạt động cốt lõi

CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HOSE: MWG) cập nhật tình hình 3 tháng đầu năm 2024 với doanh thu thuần hơn 31.4 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng 16.5%. Chuỗi Bách hóa Xanh...

Vietjet lãi 539 tỷ đồng trong quý 1, tạo sức bật mạnh mẽ cho cả năm

Vượt qua khó khăn chung của ngành hàng không về sự thiếu hụt tàu bay, CTCP Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) đã ghi nhận kết quả kinh doanh vượt trội trong quý 1/2024...

ĐHĐCĐ KSF: Dồn sức toàn lực cho mảng công nghệ

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Tập đoàn Real Tech (HNX: KSF) đã thông qua kế hoạch kinh doanh kỷ lục, thoái sạch vốn tại công ty con, đổi tên công ty,… Đáng chú ý...

ĐHĐCĐ May Việt Tiến: Thách thức chưa dừng lại, cần xoay chuyển mô hình kinh doanh

Dự báo thách thức chưa dừng lại, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Tổng CTCP May Việt Tiến (UPCoM: VGG) thông qua mục tiêu 2024 với lãi trước thuế giảm 5% so với thực hiện...

Nam Long: Doanh số quý 1 hơn 1,100 tỷ, “của để dành” hơn 4,400 tỷ đồng

Trong quý đầu năm 2024, doanh thu thuần của CTCP Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG) suy giảm so cùng kỳ, ảnh hưởng bới yếu tố đặc thù ngành bất động sản (lượng bàn giao...

ĐHĐCĐ LCG: Định hướng 3 trụ cột chính

Sáng ngày 27/04, CTCP Lizen (HOSE: LCG) đã tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2024. Chia sẻ với cổ đông, lãnh đạo Công ty có biết ước kết quả hoạt động quý 1 thu về 14.5...

Cổ đông NVL chấp thuận điều chỉnh các phương án phát hành cổ phiếu

Mới đây, các vấn đề được NVL trình lên để lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản đều được thông qua. Trong đó có điều chỉnh các phương án phát hành cổ phiếu bao gồm phát...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98