"Bóng đen" kinh tế ảm đạm khắp thị trường xuất khẩu toàn cầu

16/11/2015 07:43
16-11-2015 07:43:57+07:00

"Bóng đen" kinh tế ảm đạm khắp thị trường xuất khẩu toàn cầu

Trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đạm tác động đến thương mại của nhiều quốc gia, việc xuất hiện các thỏa thuận thương mại song phương và đa phương thời gian qua được xem như một “cứu cánh”, mở ra nhiều cơ hội cho hoạt động xuất khẩu của các nước. Tuy nhiên, lĩnh vực xuất khẩu cũng đang đối mặt với không ít thách thức, thông tin từ bài viết của VietnamPlus.

Hoạt động của tàu quốc tế tại cảng biển Tokyo. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngân hàng Thế giới (WB) hồi tháng Sáu năm nay đã công bố báo cáo “Triển vọng kinh tế toàn cầu 2015”. Theo đó, năm 2015 sẽ trở thành năm thứ tư liên tiếp kinh tế toàn cầu có mức tăng trưởng đáng thất vọng.

Tháng trước, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng hạ mức dự báo thương mại toàn cầu năm 2015 từ mức tăng 3.3% (dự báo hồi tháng Tư) xuống 2.8% và năm 2016 sẽ là 3.9%, giảm 0.1% so với dự báo trước đó.

Mới đây nhất, báo cáo “Triển vọng Kinh tế” vừa được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố ngày 9/11 hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2015 xuống còn 2.9%, từ mức ước tăng 3% đưa ra hồi tháng Chín, do thương mại toàn cầu tăng yếu.

Nguyên nhân dẫn tới việc liên tiếp hạ các dự báo kể trên là bởi các yếu tố cơ bản như: nhu cầu nhập khẩu, nhất là tại các nước đang nổi như Brazil, Trung Quốc giảm sâu; giá nguyên liệu và dầu mỏ đồng loạt chạm các mức thấp lịch sử; cộng với việc biến động mạnh của tỷ giá chuyển đổi.

Kịch bản kém vui của kinh tế thế giới cũng khiến triển vọng của hoạt động xuất khẩu toàn cầu trong cả năm nay không mấy sáng sủa, nhất là khi nhiều nền kinh tế chủ chốt phải chứng kiến sự suy giảm trong lĩnh vực này ở giai đoạn đầu năm.

Xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của Nhật Bản, bởi không chỉ tạo việc làm cho người lao động, xuất khẩu còn góp phần thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng và hỗ trợ mục tiêu lạm phát 2% của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ).

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố ngày 8/11, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 10/2015 đã giảm 3.6%, so với mức giảm 1.1% trong tháng Chín, còn kim ngạch nhập khẩu cũng giảm tháng thứ 12 liên tiếp.

Ngân hàng Phát triển liên Mỹ (BID) cho biết kim ngạch xuất khẩu của khu vực Mỹ Latinh và Caribe trong nửa đầu năm 2015 đã sụt giảm tới 10.9% so với cùng kỳ năm 2014. BID nhận định rằng hai nguyên nhân chính dẫn tới sự sụt giảm trên là do giá cả các mặt hàng nguyên liệu - kim ngạch xuất khẩu chủ yếu của khu vực - mất giá tới 37,1% trên thị trường quốc tế, cùng sự chững lại của nền kinh tế Trung Quốc - nước nhập khẩu chủ chốt các mặt hàng này của Mỹ Latinh.

Nói riêng về Việt Nam, giữa bối cảnh Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ chính thức hình thành vào ngày 31/12/2015, Việt Nam cũng đứng trước cơ hội lớn để mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, tăng sức cạnh tranh, khả năng chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi cần có sự đầu tư, đổi mới nâng cao sức cạnh tranh để hội nhập.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo trong 5 năm tới, giá cả các mặt hàng sẽ tiếp tục xu hướng giảm hoặc chỉ tăng rất chậm, dẫn đến tình trạng dư thừa nguồn cung, giảm dòng vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất và do đó làm hạn chế tiềm năng tăng trưởng của các nền kinh tế trong tương lai.

IMF khuyến cáo chính phủ các nước phụ thuộc vào xuất khẩu cần tập trung cải tổ cơ cấu nhằm nâng cao năng suất trong các lĩnh vực hàng hóa, trong khi áp dụng một tỷ giá hối đoái linh hoạt. Ngoài ra, thắt chặt ngân sách chi tiêu để chuẩn bị tài chính cho khả năng giá các mặt hàng tiếp tục lao dốc cũng là biện pháp được các chuyên gia đề xuất.

Theo Tổng Giám đốc WTO Roberto Azevedo, thế giới đang ngày càng gắn kết hơn bao giờ hết và ngày càng có nhiều các nước đang phát triển đang nỗ lực gia nhập vào các mạng lưới thương mại toàn cầu.

Uyên Minh



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhiều nước châu Á đẩy lùi thời điểm giảm lãi suất

Với triển vọng ngày càng mờ mịt về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nới lỏng tiền tệ trong năm, nhiều ngân hàng trung ương ở châu Á buộc phải đẩy lùi thời điểm...

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98