Các NHTW Eurozone “âm thầm” in hàng tỷ EUR trước khi ECB tung gói QE

14/12/2015 13:15
14-12-2015 13:15:09+07:00

Các NHTW Eurozone “âm thầm” in hàng tỷ EUR trước khi ECB tung gói QE

Các ngân hàng trung ương Eurozone đã âm thầm mua vào hàng tỷ EUR tài sản trong thập kỷ vừa qua bằng cách sử dụng một công cụ cho phép họ in tiền cho các mục đích khác ngoài chính sách tiền tệ, một nghiên cứu cho thấy.

* ECB giảm lãi suất huy động xuống âm 0.3%, kéo dài QE đến tháng 3/2017

Theo Reuters, trong khi ai cũng biết đến chương trình nới lỏng định lượng (QE) quy mô 1.5 ngàn tỷ EUR (tương đương 1.64 ngàn tỷ USD) của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), thì sự hiện diện của cơ chế riêng biệt này với mục đích mua vào trái phiếu và các tài sản khác chỉ vừa được nhà nghiên cứu Daniel Hoffmann công bố lần đầu tiên trong tuần vừa qua.

Nghiên cứu của ông Daniel Hoffmann đã gia tăng làn sóng chỉ trích tại Đức về sự thiếu minh bạch của các ngân hàng trung ương Eurozone. Được biết, nghiên cứu này là một phần của luận án tiến sỹ với lời giới thiệu của Hans Werner-Sinn, một trong những nhà phê bình nghiêm khắc nhất trong các cuộc tranh luận công khai tại Đức.

Dựa trên số liệu tổng hợp từ bảng cân đối kế toán của các ngân hàng trung ương quốc gia (NCB), ông Hoffman cho biết tổng tài sản mà các NCB đang nắm giữ ngoài các hoạt động chính sách tiền tệ thông thường đã phình to lên mức 623 tỷ EUR vào cuối năm ngoái từ mức 214 tỷ USD trong năm 2005.

Nghiên cứu đã đặt câu hỏi về việc sử dụng chương trình này của các NCB, vốn không phục vụ cho các mục đích tiền tệ, chẳng hạn như quản lý quỹ hưu trí của các ngân hàng trung ương, đặc biệt là trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2012, khi lợi suất trái phiếu Chính phủ tăng mạnh khiến một số quốc gia phải nhờ đến sự hỗ trợ về mặt tài chính.

Lượng tài sản mua vào đã gia tăng đáng kể trong các năm khủng hoảng, đặc biệt là lượng mua vào của ngân hàng trung ương các nước Pháp, Italy, Hy Lạp và Ireland.

Hôm 10/12, ECB cho biết trên trang web của ngân hàng này rằng chuyện “in tiền không kiểm soát” khó có thể xảy ra với việc sử dụng công cụ có tên Thỏa thuận Tài sản Tài chính ròng (ANFA) vì ECB đã áp dụng mức trần đối với lượng tài sản mà mỗi NCB có thể mua để ngăn chặn tác động đến chính sách tiền tệ.

Tuy nhiên, các mức trần này lại không được công bố công khai và dù NCB phải thông báo cho ECB những gì họ mua vào nhưng không phải NCB nào cũng công khai những chi tiết như vậy.

Nghiên cứu cho thấy các tài sản được phân loại là “chứng khoán khác” trong bảng cân đối kế toán của các ngân hàng trung ương quốc gia, được mua bằng tiền tự có, đã nhảy vọt từ mức 122.6 tỷ EUR trong năm 2005 lên 374.9 tỷ EUR trong năm 2014.

Theo báo cáo tài chính đã kiểm toán của Eurosystem, hiện các tài sản này đang đứng ở mức 358.2 tỷ EUR. “Sự gia tăng này hầu như đã hoàn toàn thoát khỏi mắt của công chúng”, ông Hoffmann cho biết trong nghiên cứu.

Theo nguồn tin của Eurosystem, tổng tài sản mà các ngân hàng trung ương Eurozone nắm giữ không vì mục đích tiền tệ đứng ở mức 575 tỷ EUR tại thời điểm cuối năm 2014. Trong khi đó, hiện hàng tháng ECB đang chi 60 tỷ EUR theo chương trình nới lỏng định lượng (QE) được áp dụng từ tháng 3 năm nay và dự kiến kéo dài trong 25 tháng với tổng quy mô 1.5 ngàn tỷ EUR.

Số liệu của Hoffman đã làm dấy lên nghi ngờ rằng liệu việc mua tài sản của các NCB có phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tái cấp vốn cho các Chính phủ nợ nần nhiều hoặc các tổ chức khó khăn của Eurozone hay không.

Hội đồng điều hành của ECB sẽ phủ quyết bất kỳ hành động nào của một NCB nếu cảm thấy ảnh hưởng đến nhiệm vụ của Eurosystem và Chủ tịch ECB Mario Draghi đã đẩy lùi bất cứ lo sợ nào về hành động chơi xấu.

Ông Draghi cho biết: “Tôi sẽ loại trừ hoàn toàn khả năng tài trợ tiền tệ”. Các NCB không mua từ thị trường sơ cấp và các chính sách đầu tư của họ là tương đối rộng”./.







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhật Bản: Đồng yen có thể suy yếu xuống mức kỷ lục của 38 năm trước

Đồng yen của Nhật Bản là “nạn nhân” rõ ràng nhất của sự chênh lệch lãi suất ngày càng lớn giữa Nhật Bản với Mỹ, và thậm chí cả hoạt động đầu cơ.

Các đồng tiền châu Á sắp có tuần tăng giá mạnh nhất trong 2 tháng

Các đồng tiền châu Á sắp ghi nhận tuần tăng tốt nhất trong 2 tháng, khi các nhà hoạch định chính sách ở các nước đẩy mạnh can thiệp để hỗ trợ tỷ giá.

Nikkei: Báo động đỏ về biên lãi ròng của các ngân hàng Trung Quốc

Theo kết quả khảo sát 58 ngân hàng thương mại được niêm yết tại Trung Quốc đại lục và Khu hành chính đặc biệt Hong Kong của tờ Nikkei, biên lãi ròng của 39 ngân...

Microsoft cam kết đầu tư 1,7 tỷ USD phát triển hạ tầng AI cho Indonesia

Giám đốc Điều hành Microsoft cho biết hãng sẽ sớm xây dựng các trung tâm dữ liệu ở Indonesia, cũng như giúp quốc gia này đào tạo hàng trăm nghìn lao động trong lĩnh...

Hơn 100 cửa hàng KFC tại Malaysia phải đóng cửa

QSR đã thay đổi chiến lược xây dựng thương hiệu theo hướng mang tính Hồi giáo hơn trên trang web của mình, nhưng nhiều người Malaysia vẫn tiếp tục quay lưng với...

Bất động sản Trung Quốc vẫn gặp khó dù tăng cho vay, nới lỏng hạn chế

Các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đã phải cắt giảm mạnh mẽ lực lượng lao động khi họ phải gánh chịu các nghĩa vụ nợ ngày càng tăng và doanh số bán hàng sụt...

Nhật Bản: Đồng yen tiếp tục trượt dốc, giảm xuống mức thấp kỷ lục mới

Đồng yen tiếp tục trượt dốc xuống mức thấp kỷ lục khi Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) ngày 26/4 duy trì lãi suất hiện nay sau cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài hai ngày.

Thêm một ngân hàng Mỹ phá sản

Trong ngày 26/04, Quỹ Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đã thông báo về việc đóng cửa ngân hàng Republic First Bank, đánh dấu vụ sụp đổ ngân hàng đầu tiên tại...

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98