Năm hạn của các Chủ tịch và CEO tại Trung Quốc?

26/12/2015 20:00
26-12-2015 20:00:00+07:00

Năm hạn của các Chủ tịch và CEO tại Trung Quốc?

2015 có thể được xem là năm...“mất tích” của các nhà quản lý cấp cao ở những công ty và tập đoàn lớn Trung Quốc. Không hề có dấu hiệu nào cảnh báo trước, cứ hết người này đến người khác lại lần lượt biến mất.

* 10 thương vụ M&A khủng nhất thế giới 2015

 

Mặc dù vài người trong số họ cuối cùng đã tái xuất hiện và đảm nhiệm lại vị trí của mình nhưng dư luận hiếm khi được giải thích đầy đủ lý do về các vụ đột ngột này.

Tuy nhiên, theo một số người thạo tin, hầu hết các vụ biến mất trên là một phần của cuộc chiến chống tham nhũng do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2013.

Trước đó, các chuyên gia đã cho rằng chiến dịch này sẽ dịu xuống, nhưng vụ “sập” thị trường chứng khoán vào mùa hè vừa qua lại dẫn đến một làn sóng biến mất mới. Kết quả là, các nhà điều hành Trung Quốc ngày càng mạnh tay hơn với hoạt động giao dịch nội gián và những vụ loan tin đồn, gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế cũng như những ổn về mặt xã hội.

Dưới đây là chuyện về 5 nhân vật từng rất quyền lực trong giới doanh nhân Trung Quốc được CNNMoney thống kê lại. Hiện một vài người trong số họ vẫn còn đang... “mất tích”.

1. Guo Guangchang, Chủ tịch Tập đoàn Fosun

 

Guo Guangchang là người “đứng sau lưng” Fosun, tập đoàn có hoạt động kinh doanh trải rộng từ bất động sản cho tới lĩnh vực giải trí. Ước tính tài sản của Guo hiện ở vào khoảng 8 tỷ USD, và ông thường tự cho mình là học trò của Warren Buffett.

Guo biến mất vào đầu tháng 12. Hai trong số các công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán Hồng Kông của Guo là Fosun International và Fosun Pharmaceutical nhanh chóng bị tạm ngưng giao dịch.

Tập đoàn Fosun sau đó cho biết Guo hiện “đang hỗ trợ thực hiện một số vụ điều tra của hính quyền đại lục.” Khi được phép giao dịch trở lại, cổ phiếu 2 công ty nói trên đã rớt giá mạnh.

Kể từ lúc mất tích đến nay, cũng có những bức ảnh trên truyền thông cho thấy Guo có tham gia các sự kiện của công ty ở Trung Quốc và New York. Cũng có tin đồn cho rằng gần đây Guo có tới thăm Canada, nhưng sự vắng mặt của Guo chưa bao giờ được giải thích thỏa đáng.

2. Yim Fung, CEO của Guotai Junan International

 

Cách đây vài tuần, công ty môi giới chứng khoán Guotai Junan cho biết họ đã không thể liên lạc được với CEO Yim Fung của mình từ ngày 18/11 đến nay.

Truyền thông địa phương cho rằng Yim đã bị bắt giữ nhằm phục vụ cho cuộc điều tra về cựu CEO của Guotai Junan là Yao Gang, người trước đây từng là Phó chủ tịch của cơ quan quản lý thị trường Trung Quốc.

Suốt hơn một tháng, cả công ty lẫn chính quyền Trung Quốc đều không cho biết rõ lý do. Hôm thứ Tư vừa qua, công ty mới thông báo rằng: “Tiến sĩ Yim đã không thể liên lạc được trong suốt thời gian vắng mặt vừa qua là do phải trợ giúp các cơ quan có thẩm quyền ở đại lục trong một số vụ điều tra”.

Guotai Junan cũng cho biết bản thân Yim cùng công ty không phải là đối tượng của các cuộc điều tra trên, và ông ấy sẽ tiếp tục nhiệm vụ của mình tại công ty ngay lập tức.

3. Mao Xiaofeng, Chủ tịch Ngân hàng Minsheng Trung Quốc

 

Đầu năm nay, Chủ tịch Ngân hàng Mao Xiaofeng đã bị cơ quan chống tham nhũng cao nhất của Trung Quốc bắt giữ, nhằm “trợ giúp cho các vụ điều tra”.

Ngân hàng Minsheng đã có một thông báo trên thị trường chứng khoán hôm 31/01 rằng Chủ tịch Mao đã đột ngột gửi thư từ chức qua thư vì “lý do cá nhân”. Nhiều tháng sau đó, vẫn không có lời giải thích rõ ràng hay xác nhận điều gì đã xảy ra với Chủ tịch Mao.

Cổ phiếu của Minsheng đã lao dốc 24% trong năm nay.

4. Zhang Yun, Chủ tịch Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc

 

Zhang Yun, Chủ tịch Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC), là quản lý nổi tiếng nhất trong ngành ngân hàng bị bắt giữ. Tháng trước, giới truyền thông nước này cho biết ông đang hỗ trợ các quan chức nhà nước trong một vụ điều tra.

Được biết, ABC là một trong bốn ngân hàng quốc doanh lớn nhất của quốc gia này. Theo SNL Financial, ABC có tài sản lên đến 2.7 ngàn tỷ USD, và là ngân hàng lớn thứ 3 trên thế giới.

Vào tháng 12, ông Zhang đã xin từ chức mà không có thêm lời giải thích nào. Cổ phiếu của ngân hàng này đã mất giá gần 16% trong năm nay.

5. Poon Ho Man, CEO của China Aircraft

 

CEO Poon Ho Man đã gửi thư đến Hội đồng quản trị  China Aircraft xin từ chức với hiệu lực ngay lập tức vào ngày 17/06 sau một tháng nghỉ phép mà không có bất kỳ lời giải thích nào cho quyết định của mình.

Thư từ chức của ông cũng không đề cập đến những bản tin của giới truyền thông cho rằng ông có dính dáng đến một vụ điều tra của Chính phủ nhằm vào hãng hàng không China Southern Airlines, một trong những khách hàng của China Aircraft.

“Ngoại trừ những tin tức trên các phương tiện truyền thông, Hội đồng quản trị không có bất kỳ thông tin gì về tình hình của các cuộc điều tra đó. Chúng tôi cũng không nhận được thông báo nào cho biết ông Poon đang phải chịu điều tra gì,” China Aircraft cho biết.

Công ty này cũng nói thêm rằng họ đã không thể liên lạc được với ông Poon kể từ khi nhận được thư từ chức của ông, và “không thể xác minh được nguồn tin của những bản tin trên các phương tiện truyền thông.” Cổ phiếu của China Aircraft đã lao dốc 19% vào ngày 19/06 và tính đến nay đã mất giá đến 33%./.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhà bán khống nổi tiếng: "Đừng cố làm anh hùng giữa lúc thị trường hoảng loạn"

Trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu rung chuyển bởi thuế quan mới từ Trump, Steve Eisman - nhà đầu tư được biết đến qua bộ phim "The Big Short" và nổi...

Giới đầu tư tháo chạy khỏi trái phiếu Chính phủ Mỹ, lợi suất dài hạn tăng vọt

Đợt bán tháo trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn dài đã tăng tốc mạnh mẽ trong những ngày qua khi việc leo thang chiến tranh thương mại gieo rắc nghi ngờ về vị thế trú...

Phố Wall phục hồi thất bại, Dow Jones giảm hơn 300 điểm

Chứng khoán Mỹ giảm điểm vào ngày thứ Ba (08/04), khi đợt phục hồi chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và sự lo lắng của nhà đầu tư quay trở lại trước thời hạn áp thuế...

Dow Jones bật tăng hơn 1,000 điểm nhờ kỳ vọng đàm phán thuế quan

Chứng khoán Mỹ hồi phục mạnh trong ngày 08/04 khi giới đầu tư đặt kỳ vọng vào các cuộc đàm phán thuế quan.

Hồi phục sau cú sốc, chứng khoán Nhật Bản bật tăng 5%, Dow Jones tương lai tăng hơn 600 điểm

Thị trường châu Á-Thái Bình Dương đã mở cửa với sắc xanh, phục hồi ấn tượng sau cơn bão bán tháo ở phiên trước do chính sách thuế quan cứng rắn của Tổng thống Mỹ...

Nasdaq lấy lại sắc xanh, S&P 500 về gần tham chiếu sau khi có lúc giảm 4.7%

Chỉ số Dow Jones giảm phiên thứ 3 liên tiếp vào ngày thứ Hai (07/04), sau chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump và đe doạ áp thuế cao hơn nữa đối với...

Dow Jones lại quay đầu giảm mạnh 900 điểm sau đợt hồi phục ngắn ngủi

Chứng khoán Mỹ biến động mạnh vào ngày 07/04 trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang vì hàng rào thuế quan mới của Tổng thống Donald Trump. 

Đến lượt chứng khoán châu Âu bị bán tháo

Làn sóng bán tháo dữ dội đã quét qua thị trường châu Âu trong ngày 07/04, khi các chỉ số chứng khoán chuẩn lao dốc xuống mức đáy 16 tháng. Các nhà đầu tư đang phải...

Bán tháo chưa dừng, Hang Seng giảm hơn 13%, Shanghai tụt 7%, nhiều thị trường ngắt mạch giao dịch

Làn sóng bán tháo cổ phiếu toàn cầu đã tăng tốc chóng mặt vào ngày 07/04 giữa bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang sau khi Trung Quốc công bố các biện pháp trả...

Các "sói già Phố Wall" phản đối thuế đối ứng của Trump, Bill Ackman đề xuất hoãn 90 ngày

Những người từng ủng hộ Donald Trump một cách nhiệt thành giờ lại quay sang chỉ trích kế hoạch thuế quan của ông.


TIN CHÍNH

VPBankS lên kế hoạch lãi trước thuế vượt 2,000 tỷ đồng, không chia cổ tức năm 2024

VPBankS lên kế hoạch lãi trước thuế vượt 2,000 tỷ đồng, không chia cổ tức năm 2024

Trên cơ sở kế hoạch kinh doanh năm 2025 do Tổng Giám đốc báo cáo, HĐQT CTCP Chứng khoán VPBank (VPBankS) sẽ trình ĐHĐCĐ xem xét và thông qua các chỉ tiêu cụ thể, nhìn chung cho thấy kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ, với các cột mốc doanh thu và lợi nhuận mới trong lịch sử hoạt động.




Hotline: 0908 16 98 98