Vì sao USD liên tục giảm giá so với JPY Nhật?

13/02/2016 15:38
13-02-2016 15:38:49+07:00

Vì sao USD liên tục giảm giá so với JPY Nhật?

Đồng USD hạ 3% so với đồng JPY, đánh dấu 2 tuần giảm giá liên tiếp

Đồng USD đã tăng giá trở lại so với đồng EUR và đồng JPY trong ngày thứ Sáu sau khi số liệu doanh số bán lẻ cho thấy chi tiêu tiêu dùng – động lực lớn nhất của nền kinh tế Mỹ - đạt kết quả khả quan hơn dự báo trong tháng 1/2016.

Bộ trưởng Tài chính Nhật cảnh báo NĐT khi đồng JPY vọt lên đỉnh 15 tháng

Đồng USD xuống đáy 15 tháng so với đồng JPY

 

Tuy nhiên, theo MarketWatch, đà tăng của đồng bạc xanh trong ngày thứ Sáu không thể ngăn chặn đồng tiền này ghi nhận tuần giảm giá thứ 2 liên tiếp so với các đối thủ chủ chốt giữa bối cảnh bán tháo hoảng loạn trên các thị trường chứng khoán toàn cầu và mối nghi ngờ rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nâng lãi suất trong năm 2016.

Chỉ số đồng USD (ICE U.S. Dollar Index) - thước đo diễn biến của đồng USD so với giỏ gồm 6 đồng tiền chủ chốt khác – tăng 0.4% lên 95.97 trong ngày thứ Sáu nhưng vẫn giảm 1%/tuần.

Đồng USD đã tăng lên mức cao nhất trong phiên so với đồng JPY sau khi số liệu chính thức cho thấy doanh số bán lẻ tăng 0.2% trong cả tháng 1/2016 và tháng 12/2015 sau khi số liệu tháng 12 đã được điều chỉnh so với kết quả yếu kém trước đó. Dù vậy, đồng bạc xanh đã rút ngắn đà tăng sau số liệu ảm đạm hơn kỳ vọng về tâm lý tiêu dùng tháng 2.

Cụ thể, đồng bạc xanh đã tăng lên mức 113.26 JPY trong ngày thứ Sáu, so với mức 112.29 JPY vào cuối ngày thứ Năm tại New York. Đồng EUR giao dịch tại mức 1.1255 USD, so với mức 1.1316 USD trong ngày thứ Năm.

Bất chấp đà phục hồi trong phiên cuối tuần, đồng bạc xanh vẫn giảm 3% so với đồng JPY và 1% so với đồng EUR trong tuần qua.

Kể từ đầu năm 2016, đồng USD đã suy yếu so với cả đồng EUR và đồng JPY do những bất ổn trên các thị trường đã khiến nhà đầu tư chuyển sang các kênh tài sản được xem là “vịnh tránh bão” như đồng JPY và trái phiếu kho bạc Mỹ.

Thêm vào đó, buổi điều trần của Chủ tịch Janet Yellen tại Capitol Hill trong ngày thứ Tư và thứ Năm đã làm dấy lên nghi ngờ về khả năng ngân hàng trung ương sẽ nâng lãi suất khi cơ quan này nhóm họp vào tháng 3 tới hoặc trong các cuộc họp còn lại của năm nay. Trong 2 buổi điều trần tại Thượng viện và Hạ viện, bà Yellen cho rằng các điều kiện tài chính “ngày càng ít hỗ trợ cho đà tăng trưởng”.

Trong khi đó, các nhà phân tích cho biết đồng EUR cũng được hưởng lợi từ mức thặng dư tài khoản vãng lai ngày càng cao tại Eurozone vì điều này giúp đồng tiền chung trở nên hấp dẫn hơn đối với hoạt động kinh doanh tiền tệ hưởng chênh lệch lãi suất (carry trade). “Carry trade” là một chiến lược đầu tư trên thị trường ngoại hối khi nhà đầu tư vay mượn một đồng tiền với lãi suất tương đối thấp sau đó đổi lấy một đồng tiền với lãi suất cao hơn và bỏ túi phần chênh lệch.

Đồng USD tiếp tục suy yếu thậm chí sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) lần đầu tiên quyết định áp dụng lãi suất âm, một quyết định mà các nhà phân tích cho là sẽ khiến đồng nội tệ của nước này suy yếu. Dù vậy, đồng JPY – cũng được xem là một đồng tiền phổ biến trong hoạt động carry trade – đã tăng mạnh khi nhà đầu tư chuyển sang các kênh trú ẩn an toàn.

Mối lo lắng về đồng JPY mạnh đã khiến chỉ số Nikkei 225 lao dốc 4.84% trong ngày thứ Sáu xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2014, đánh dấu 3 phiên sụt giảm liên tiếp.

Các nhận định từ Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso trong ngày thứ Sáu cũng đã tác động tiêu cực đến đồng JPY khi ông cảnh báo nhà đầu tư về đà tăng vọt của đồng JPY và cho rằng Chính phủ sẽ hành động hợp lý trên thị trường tiền tệ.

“Chúng tôi đã chứng kiến biến động khá mạnh của tỷ giá trong thời gian gần đây”, ông Aso cho biết tại buổi họp báo định kỳ sau cuộc họp của các bộ trưởng Chính phủ. “Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến của thị trường ngoại hối và sẽ có hành động hợp lý nếu điều đó là cần thiết”. /.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhật Bản: Đồng yen có thể suy yếu xuống mức kỷ lục của 38 năm trước

Đồng yen của Nhật Bản là “nạn nhân” rõ ràng nhất của sự chênh lệch lãi suất ngày càng lớn giữa Nhật Bản với Mỹ, và thậm chí cả hoạt động đầu cơ.

Các đồng tiền châu Á sắp có tuần tăng giá mạnh nhất trong 2 tháng

Các đồng tiền châu Á sắp ghi nhận tuần tăng tốt nhất trong 2 tháng, khi các nhà hoạch định chính sách ở các nước đẩy mạnh can thiệp để hỗ trợ tỷ giá.

Nikkei: Báo động đỏ về biên lãi ròng của các ngân hàng Trung Quốc

Theo kết quả khảo sát 58 ngân hàng thương mại được niêm yết tại Trung Quốc đại lục và Khu hành chính đặc biệt Hong Kong của tờ Nikkei, biên lãi ròng của 39 ngân...

Microsoft cam kết đầu tư 1,7 tỷ USD phát triển hạ tầng AI cho Indonesia

Giám đốc Điều hành Microsoft cho biết hãng sẽ sớm xây dựng các trung tâm dữ liệu ở Indonesia, cũng như giúp quốc gia này đào tạo hàng trăm nghìn lao động trong lĩnh...

Hơn 100 cửa hàng KFC tại Malaysia phải đóng cửa

QSR đã thay đổi chiến lược xây dựng thương hiệu theo hướng mang tính Hồi giáo hơn trên trang web của mình, nhưng nhiều người Malaysia vẫn tiếp tục quay lưng với...

Bất động sản Trung Quốc vẫn gặp khó dù tăng cho vay, nới lỏng hạn chế

Các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đã phải cắt giảm mạnh mẽ lực lượng lao động khi họ phải gánh chịu các nghĩa vụ nợ ngày càng tăng và doanh số bán hàng sụt...

Nhật Bản: Đồng yen tiếp tục trượt dốc, giảm xuống mức thấp kỷ lục mới

Đồng yen tiếp tục trượt dốc xuống mức thấp kỷ lục khi Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) ngày 26/4 duy trì lãi suất hiện nay sau cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài hai ngày.

Thêm một ngân hàng Mỹ phá sản

Trong ngày 26/04, Quỹ Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đã thông báo về việc đóng cửa ngân hàng Republic First Bank, đánh dấu vụ sụp đổ ngân hàng đầu tiên tại...

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98