Lăng kính EPS: Miếng bánh to, miếng bánh nhỏ và những gã khổng lồ

23/03/2016 13:03
23-03-2016 13:03:00+07:00

Lăng kính EPS: Miếng bánh to, miếng bánh nhỏ và những gã khổng lồ

Lợi nhuận doanh nghiệp được ví như một chiếc bánh. Giả dụ chiếc bánh được chia đều theo số cổ phần của công ty, vậy là mỗi cổ đông đều có những phần bánh của riêng mình. Thế nhưng không phải chiếc bánh nào cũng đầy pho mát và thơm ngon như nhau? Đó cũng chính là câu chuyện của EPS.

* EPS ngành: Bao nhiêu sắc thái, bấy nhiêu vui buồn

 

Đồng tiền gắn liền khúc ruột, sẽ chẳng ai vui khi nắm trong tay một cổ phần có thu nhập âm trong năm 2015. Theo thống kê của Vietstock, đến thời điểm đầu tháng 3 năm 2016, tổng quan toàn thị trường đã có 616 doanh nghiệp niêm yết (DNNY) công bố kết quả kinh doanh cả năm 2015, trong đó có 573 doanh nghiệp có EPS dương và 43 doanh nghiệp phải gánh chịu EPS âm.

Trong số những doanh nghiệp có EPS dương trong năm, thì có 299 doanh nghiệp ghi nhận EPS tăng so với năm trước và 251 đơn vị có chỉ tiêu này giảm sút. Đáng chú ý có 66 doanh nghiệp đã lội ngược dòng khi có bước chuyển mình từ EPS âm sang dương và ngược lại.

Tổng quan toàn thị trường, EPS bình quân của tất cả các doanh nghiệp trên hai sàn HOSE và HNX năm 2015 đạt 2,615 đồng, tăng nhẹ 2% so với EPS bình quân năm trước, chỉ đạt 2,570 đồng.

Những ẩn số đằng sau tốc độ tăng EPS

Năm 2015 có khá nhiều doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng EPS cao, lên gấp hàng chục lần so với năm trước. Ắt hẳn câu hỏi được đặt ra là những doanh nghiệp này đã làm gì để có thể có một kết quả ấn tượng như vậy? Điều đáng buồn là khi xem xét kỹ hơn, có thể nhận ra rằng phần lớn những doanh nghiệp đứng đầu sàn có tốc độ tăng trưởng mạnh chủ yếu bởi EPS năm liền trước khá ít ỏi. Điển hình như VPHTCR - những doanh nghiệp đang đứng đầu toàn sàn về tốc độ tăng EPS trong năm 2015 – nhưng chỉ thu về 97 và 45 đồng trong năm 2014.

Cụ thể, như trường hợp của Công nghiệp Gốm sứ Taicera (HOSE: TCR), năm 2014 đơn vị chỉ thu về 1.8 tỷ đồng lãi ròng nhưng đến năm 2015, con số này đã bứt tốc lên 31 tỷ đồng. Nguyên nhân là do chi phí gas trong giá thành đã được cắt giảm hơn 47 tỷ đồng khi giá khí gas giảm đến 40%, và đơn vị tăng cường tận dụng các nguồn nhiên liệu sẵn có khác. Kết quả, TCR ghi nhận EPS trong năm 2015 là 955 đồng, tuy chưa cao nhưng là bước nhảy vọt so với ba năm liền trước.

Vạn Phát Hưng (HOSE: VPH) lại là trường hợp đã xoay chuyển được tình hình vào quý cuối năm. Tính đến hết quý 3, đơn vị ghi nhận lỗ lũy kế hơn 7 tỷ đồng nhưng sang quý 4 đã ghi nhận khoản lợi nhuận đột biến đạt 131 tỷ đồng. Đây chính là khoản thu nhập từ việc nhận tiền bồi thường gần 23 ha từ trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TP.HCM tại dự án Nhơn Đức, Huyện Nhà Bè và lợi nhuận tại dự án La Casa tại phường Phú Thuận, Quận 7. VPH đã trải qua nhiều năm có EPS rất thấp trong giai đoạn đóng băng thị trường bất động sản, đến năm 2015 thì EPS nhảy vọt lên 2,611 đồng.

Ngoài ra, một số cổ phiếu khá đình đám thuộc ngành bất động sản như HQCSCR cũng có tốc độ tăng EPS khá cao. Để có thể xuất hiện trong danh sách này, HQC đã nhận được sự đóng góp không nhỏ của 189 tỷ đồng doanh thu tài chính từ việc chuyển nhượng vốn góp tại CTCP Đầu tư Phát triển Bất động sản Đông Dương.

Riêng SCR lại là trường hợp đảo chiều ngoạn mục khi lội ngược dòng chuyển từ lỗ thuần 99 tỷ đồng sang lãi ròng 177 tỷ đồng. Cứu cánh cho SCR chính là khoản thu nhập "khủng" lên gần 295 tỷ đồng do chuyển nhượng dự án Celadon City cho đối tác Malaysia Gamuda Land Vietnam.

Top 20 DNNY có tốc độ tăng EPS cao nhất năm 2015

Và những doanh nghiệp có EPS ngất ngưỡng

Nhìn theo con số tuyệt đối, KDCWCS tạo ấn tượng với EPS tương ứng lên tới 22,280 và 19,311 đồng. Ngoài ra còn có 14 mã khác có EPS trên 10,000 đồng như HTL, CTD, PTBNCT

Đình đám nhất có lẽ là KDC khi vừa là doanh nghiệp đạt EPS cao nhất trên cả hai sàn, vừa nằm trong danh sách 20 mã có tốc độ tăng EPS nhanh nhất năm 2015. Điều này không có gì ngạc nhiên khi trong năm qua, KDC đã bán bớt mảng bánh kẹo – mảng kinh doanh trọng yếu của công ty khi chuyển nhượng 80% vốn tại CTCP Kinh Đô Bình Dương (BKD) cho đối tác ngoại là Mondelēz International, và ghi nhận doanh thu tài chính đạt hơn 6,697 tỷ đồng.

Riêng WCS mặc dù nằm ở vị trí á quân trong những mã có EPS khủng của hai sàn, nhưng lại có sự sụt giảm so với năm trước. Tuy nhiên, điều này không hẳn là một bước lùi của đơn vị bởi trong năm 2014, WCS nhận được gần 20 tỷ đồng chủ yếu là tiền hoàn thuê đất của các năm trước. Trong năm nay, đơn vị không còn nhận được khoản thu này nên EPS có phần giảm xuống là điều dễ hiểu.

Top 20 DNNY có EPS cao nhất 2015

Khi gã khổng lồ chỉ nhận về miếng bánh EPS bé nhỏ

Một điều đáng buồn là những doanh nghiệp có nguồn vốn khủng lại không nằm trong danh sách những cổ phiếu có EPS cao nhất toàn sàn. Chỉ có 9 trong số 20 doanh nghiệp có vốn chủ sỡ hữu lớn nhất thị trường có EPS cao hơn EPS trung bình toàn sàn là 2,615 đồng.

EPS của 20 DNNY có vốn chủ sỡ hữu lớn nhất

Không hề xa lạ bởi 20 mã đứng đầu về nguồn vốn chính là những cổ phiếu có sức ảnh hưởng lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay. Những cái tên như GAS hay VNM dường như được lặp đi lặp lại trong những bản tin chứng khoán hằng ngày. Tuy nhiên con số EPS trong năm qua của 20 doanh nghiệp này lại nằm ở mức trung bình - không quá cao cũng không quá thấp.

Đầu tàu VNM chính là mã thu được EPS cao nhất trong số 20 gã khổng lồ này. Mặc dù đã tiếp tục thực hiện tăng vốn lên hơn 12 ngàn tỷ đồng trong năm qua, nhưng tin vui cho các cổ đông của VNM là EPS năm 2015 vẫn tiếp tục tăng 6% so với năm trước. Vốn tăng, EPS tăng, như vậy tốc độ tăng lợi nhuận đã cao hơn so với tốc độ tăng vốn, đây là điều không phải gã khổng lồ nào cũng làm được.

Ngược lại, EPS của VIC giảm xuống 709 đồng do cổ phần bị pha loãng khi quy mô vốn của VIC đã tăng 29% lên 18,700 tỷ đồng trong năm 2015 này. Bên cạnh đó, VIC tiếp tục trong giai đoạn đầu tư phát triển với hàng loạt dự án mới, những khoản đầu tư mới ở nhiều lĩnh vực từ bất động sản, bán lẻ đến nông nghiệp… chưa tới kỳ “thu tiền”.

Giá dầu chính là tâm điểm của thị trường tài chính quốc tế trong năm qua. Và chính sự kiện giá dầu thế giới lao dốc trong quý 4/2015 xuống mức 30 USD/thùng đã khiến hoạt động kinh doanh của mã có vốn chủ sở hữu lớn nhất hai sàn GAS chao đảo mạnh. Lãi ròng cả năm 2015 của GAS đã bị cắt giảm gần 40% so với năm 2014, khiến EPS cũng lao dốc với cùng tỷ lệ chỉ còn 4,504 đồng./.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (13)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tham vọng kế hoạch lãi 2024 tăng 90%, Eximbank chỉ thực hiện được 13% sau quý 1

BCTC hợp nhất quý 1/2024 của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) cho thấy, Ngân hàng lãi trước thuế chỉ hơn 661 tỷ đồng...

Chủ tịch BAF: Đối thủ cạnh tranh chính là nhỏ lẻ, mảng Food là “sống còn” của tương lai

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ 2024, Chủ tịch BAF Trương Sỹ Bá cho biết Doanh nghiệp xác định mảng Food (nằm trong chuỗi 3F Feed - Farm - Food) là yếu tố cạnh tranh ở tương lai...

VietinBank lãi trước thuế quý 1 hơn 6,210 tỷ đồng, nợ dưới chuẩn gấp 2.7 lần

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HOSE: CTG) lãi trước thuế hơn 6,210 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so...

Vietjet đặt kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

Ngày 26/4/2024, CTCP hàng không Vietjet (HOSE: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững...

ĐHĐCĐ Imexpharm: Tăng cổ tức lên 20%, ETC là kênh rất quan trọng

ĐHĐCĐ 2024 của IMP thông qua mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trên mức nền cao kỷ lục của năm ngoái, đồng thời tăng tỷ lệ cổ tức cho cổ đông.

ĐHĐCĐ SIP: Tranh thủ tạo quỹ nhà xưởng cho thuê, cổ tức 2024 tối thiểu 10%

“Hiện nay, những khu công nghiệp có vị trí tốt gần khu vực TPCHM, nhu cầu thuê nhà xưởng là rất lớn. Mặc dù cần một số vốn lớn nhưng có thể khẳng định việc đầu tư...

Quý 1/2024, lãi sau thuế của GELEX Electric tăng 27.7% so với cùng kỳ

Quý 1/2024, Công ty Cổ phần Điện lực GELEX (mã GEE - GELEX Electric) ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 3,720 tỷ đồng, tăng 9%; lợi nhuận sau thuế đạt 116 tỷ...

ĐHĐCĐ TPC: Kế hoạch 2024 lãi sau thuế 8 tỷ đồng, thanh lý bất động sản để bù lỗ

Sáng ngày 26/04, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Nhựa Tân Đại Hưng (HOSE: TPC) đã thông qua nhiều vấn đề quan trọng, gồm việc bán động sản (BĐS) tại Long An để bù...

GELEX: Bất động sản công nghiệp tiếp tục là điểm sáng trong quý 1/2024

CTCP Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2024, cho thấy kết quả kinh doanh đã có những chuyển biến tích cực so với cùng kỳ 2023.

Chủ siêu đô thị The Global City lãi khủng 5.3 ngàn tỷ nửa cuối năm 2023, ôm nợ hơn 102 ngàn tỷ

Sau một năm lỗ hơn 2.9 ngàn tỷ, năm 2023 vừa qua chủ siêu đô thị Sài Gòn Bình An (tên thương mại The Global City) còn lỗ gần 103 tỷ đồng. Kết quả này tương đối bất...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98