Sao Mai tìm lời giải cho “bài toán” cá tra

04/04/2016 15:59
04-04-2016 15:59:56+07:00

Sao Mai tìm lời giải cho “bài toán” cá tra

Trong bối cảnh con cá tra ĐBSCL liên tục gặp khó khăn, mô hình “hộ nuôi liên kết” do Tập đoàn Sao Mai (ASM) tiên phong áp dụng đang mang lại hiệu quả cho hộ nuôi. Thực tế cho thấy, nếu doanh nghiệp và nông dân cùng giữ chữ tín trong làm ăn, nỗ lực duy trì mối liên kết bền vững thì khó khăn nào cũng có thể vượt qua.

“Hộ nào nuôi lỗ, tôi bỏ tiền túi ra bù”

Đó là tuyên bố của ông Lê Thanh Thuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị - Tổng Giám đốc Tập đoàn Sao Mai, tại hội nghị triển khai mô hình “hộ nuôi liên kết” tại khách sạn Đông Xuyên (TP. Long Xuyên) cách nay khoảng 1 năm. Tham gia hội nghị thời điểm ấy, có khoảng 60 hộ nuôi tiêu biểu ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và TP. Cần Thơ. Đây đều là những “đại gia” nuôi cá diện tích lớn, những người gắn bó từ thời hoàng kim đến giai đoạn trầm lắng, khó khăn của con cá tra nên không phải ai cũng tin vào lời hứa của người đứng đầu doanh nghiệp đang liên kết với họ. Thực tế những năm qua, đã có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản làm ăn thua lỗ, nợ tiền mua cá của người nuôi từ vài trăm triệu đến cả chục tỷ đồng, khiến nhiều hộ “treo ao” hoặc chỉ nuôi thả cầm chừng…

Qua 1 năm sau lời tuyên bố ấy, mới đây, những hộ nuôi này tiếp tục ngồi lại với doanh nghiệp, chuyên gia, đại diện Hiệp hội Cá tra Việt Nam, lãnh đạo các sở, ngành, Hiệp hội Thủy sản 2 tỉnh An Giang - Đồng Tháp… tại hội nghị khách hàng thức ăn thủy sản Sao Mai để đánh giá hiệu quả giai đoạn I của mô hình “hộ nuôi liên kết”. Trong buổi gặp nhau ấy, Tổng Giám đốc Lê Thanh Thuấn lại nói vui: “Tôi vẫn giữ lời hứa bỏ tiền túi ra bù cho hộ nào nuôi lỗ, nhưng… cũng may, không ai bị lỗ cả”.

Câu chuyện tưởng như đơn giản ấy hóa ra lại không đơn giản chút nào khi nhiều người biết rằng, năm 2015 và những tháng đầu năm 2016, con cá tra tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn khi giá xuất khẩu giảm, thị trường xuất khẩu gặp khó bởi biện pháp hàng rào kỹ thuật, hoạt động chống bán phá giá của các thị trường nhập khẩu chính. Giá cá tra nguyên liệu theo đó cũng rơi xuống thấp, nhiều lúc thấp hơn giá thành sản xuất khiến nhiều hộ nuôi thua lỗ. Vậy mà, các hộ nuôi liên kết với Sao Mai vẫn đạt lợi nhuận từ 900 – 1.500 đồng/kg nhờ mức khoán gia công từ 4.600 – 4.800 đồng/kg. Với sản lượng từ 800 – 3.000 tấn/hộ/năm, các hộ nuôi liên kết thu lợi nhuận từ 1 - 4 tỷ đồng/hộ, khoản tiền “mơ ước” của những hộ nuôi không tham gia liên kết.

Nâng cao chất lượng thức ăn

Có nhiều lý do để các hộ nuôi liên kết với Tập đoàn Sao Mai đạt lợi nhuận ổn định như: Kỹ thuật chăm sóc tốt, nuôi cá sạch theo tiêu chuẩn GlobalGAP nên tỷ lệ fillet đạt yêu cầu, chất lượng thức ăn Sao Mai tốt giúp hệ số chuyển hóa thức ăn thấp, tiết kiệm chi phí… nhưng một lý do không kém phần quan trọng là chữ tín của doanh nghiệp. Theo ông Thuấn, có thời điểm giá cá tra nguyên liệu xuống rất thấp nhưng doanh nghiệp vẫn giữ cam kết thu mua như thỏa thuận ban đầu với các hộ nuôi. “Nếu Sao Mai không mua cá của hộ nuôi liên kết, chạy ra bên ngoài mua cá nguyên liệu với giá thấp có thể tiết kiệm vài chục tỷ đồng nhưng về lâu dài, làm sao hợp tác bền vững với nhau” – ông Thuấn nhấn mạnh. “Tôi nói thật, nếu không liên kết với Tập đoàn Sao Mai, vùng nuôi cá của gia đình khó tồn tại. Năm 2015, tôi xuất bán 3 hầm cá đều đạt yêu cầu. Trong bối cảnh giá cá nguyên liệu sụt giảm liên tục, nếu nhảy ra ngoài nuôi là lỗ liền. Có thể xem mối liên kết này là cứu cánh cho nghề nuôi cá tra hiện nay” – ông Huỳnh Thanh Bình, hộ nuôi cá ở quận Thốt Nốt (TP. Cần Thơ), nhấn mạnh. Đồng ý với cách nghĩ này, ông Trương Văn Khanh, vùng nuôi Lấp Vò (Đồng Tháp), nói thật lòng: “Lợi thế của nuôi liên kết là giá luôn ổn định, tính toán trước được lợi nhuận chứ không dao động như tự nuôi bên ngoài. Hơn nữa, giá thức ăn do Sao Mai cung cấp cũng ổn định, chất lượng đạt yêu cầu”.

Theo Tập đoàn Sao Mai, năm 2015, các hộ nuôi liên kết ở An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ đã cung cấp 80% nguồn nguyên liệu cho Nhà máy chế biến thủy sản số 1 của Công ty IDI (thành viên Tập đoàn Sao Mai). Sau khi đưa vào vận hành Nhà máy chế biến thủy sản số 2 ở Cụm công nghiệp Lấp Vò (công suất 300 tấn/ngày), nhu cầu về nguồn nguyên liệu sẽ tăng gấp đôi (600 tấn/ngày), Sao Mai càng đẩy mạnh liên kết với các hộ nuôi. Đồng thời, thông qua nhãn hàng dầu ăn cao cấp Ranee, Sao Mai tiếp tục tài trợ 200 đồng/kg cá đối với các hộ nuôi giỏi, tổng trị giá gần 1 tỷ đồng. Đây được xem là cơ hội tốt để có thêm nhiều hộ tham gia liên kết, phát triển vùng nuôi ổn định. “Muốn nuôi cá đạt năng suất, ngoài kinh nghiệm của người nuôi, cần phải có thức ăn được chế biến từ nguồn nguyên liệu tốt, kỹ thuật phối trộn tốt và công nghệ tốt. Qua đánh giá, thức ăn Sao Mai đạt các yêu cầu này” - PGS.TS Lê Thanh Hùng, giảng viên Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh, đánh giá.

Sắp tới, khi tập đoàn đưa vào vận hành Nhà máy chế biến thức ăn thủy sản Sao Mai tại cụm công nghiệp Lấp Vò với công suất 360.000 tấn/năm, chất lượng thức ăn sẽ càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu nuôi cá tra trong bối cảnh hội nhập. Kỳ vọng này là có cơ sở khi nhà máy với tổng vốn đầu tư trên 500 tỷ đồng được thiết kế hiện đại, sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp nổi tiếng thế giới như như Stolz (Pháp), Andritz (Đan Mạch), Famsun... Dự án nằm trong chiến lược đầu tư chiều sâu trong lĩnh vực nuôi trồng – chế biến thủy sản của Tập đoàn Sao Mai, là một bước tiến trong lộ trình khép kín sản xuất ngành hàng cá tra, nâng cao chuỗi giá trị hướng đến sự phát triển bền vững, tạo nền tảng vững chắc đón đầu cơ hội kinh doanh khi “cánh cửa” TPP chính thức được mở ra. Kỳ vọng này là có cơ sở khi Công ty IDI tiếp tục được FSIS (Cơ quan Thanh tra An toàn Thực phẩm – Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) cấp phép xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Đồng thời, IDI đang tiếp tục nổi lên như một trong những công ty xuất khẩu thủy sản lớn nhất Việt Nam…

“Qua hơn 20 năm xâm nhập vào thị trường thế giới, ngành xuất khẩu cá tra Việt Nam đúng ra phải càng phát triển hơn nhưng lại thụt lùi. Đó là do chưa có chuỗi liên kết sản xuất thật sự, doanh nghiệp còn tự phá giá lẫn nhau, “bẻ kèo” với người nuôi cá… Trong bối cảnh nghề nuôi cá tra biến động phức tạp như hiện nay mà Tập đoàn Sao Mai vẫn giữ được mối liên kết tốt với các hộ nuôi là một tín hiệu đáng mừng, mở ra triển vọng, hướng đi cho lĩnh vực còn nhiều tiềm năng, kim ngạch xuất khẩu lớn” – ông Nguyễn Hữu Khánh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy An Giang, người dành nhiều tâm huyết với con cá tra - basa, nhấn mạnh.

 

Tập đoàn Sao Mai khen thưởng cho các hộ nuôi hợp tác tốt

 

Nếu liên kết tốt, tiềm năng nghề nuôi cá tra sẽ được vực dậy



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (4)

TIN TỨC MÃ CHỨNG KHOÁN




TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quý 1, lãi ròng TMS giảm 28% trước nhiều áp lực chi phí và hụt lãi từ công ty liên doanh, liên kết

CTCP Transimex (HOSE: TMS) công bố BCTC quý 1/2024 với doanh thu thuần tăng trưởng 49% so với cùng kỳ, toàn bộ mảng kinh doanh cốt lõi đều tăng trưởng. Nhưng sau...

Hàng bán bị trả lại gần hết, DIG báo lỗ kỷ lục trong quý 1/2024

Với việc giá trị hàng bán bị trả lại chiếm gần hết doanh thu, Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (HOSE: DIG) báo lỗ kỷ lục ngay trong quý đầu tiên của năm 2024.

Vietnam Airlines lãi kỷ lục hơn 4,300 tỷ đồng trong quý 1

Sau chuỗi ngày đen tối, Vietnam Airlines (HOSE: HVN) cuối cùng đã tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm. Tuy vậy, khoản lãi khủng không chỉ tới từ hoạt động kinh doanh...

Do đâu IDICO lãi gấp 4.7 lần cùng kỳ trong quý đầu năm?

Nhờ ghi nhận doanh thu một lần từ các hợp đồng cho thuê hạ tầng khu công nghiệp giúp IDICO lãi ròng hơn 695 tỷ đồng trong quý 1/2024, gấp 4.7 lần cùng kỳ, thực hiện...

Lãi ròng Cảng Quy Nhơn tăng 64% trong quý 1

CTCP Cảng Quy Nhơn (HOSE: QNP) công bố doanh thu thuần quý 1/2024 tăng 40% so với cùng kỳ, nhờ tăng sản lượng hàng hóa thông qua cảng. Sau cùng, QNP lãi ròng gần 32...

ĐHĐCĐ Hodeco: Muốn huy động ngàn tỷ từ trái phiếu, trọng điểm dự án The Light City

Tổng Giám đốc Lê Viết Liên cho biết sắp tới có thể sẽ chuyển nhượng bớt các dự án nhỏ để tập trung nguồn lực cho các dự án lớn. The Light City tiếp tục được xem là...

Tập đoàn Mai Linh: Kế hoạch lãi 60 tỷ, đầu tư hơn 2,200 xe năm 2024

Ngày 29/04, CTCP Tập đoàn Mai Linh (MLG) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 để thông qua kế hoạch lợi nhuận sau thuế 60 tỷ đồng.

EVNGENCO3 sẵn sàng sản xuất điện cao điểm mùa khô 2024

Trước tình hình nắng nóng gay gắt, kéo dài trên diện rộng, dự báo nhu cầu tiêu thụ điện trong thời gian mùa khô (tháng 5 đến tháng 7) được dự báo tăng trưởng rất...

Không có doanh thu từ mảng cho thuê đất KCN, KBC lỗ 86 tỷ trong quý 1

Không ghi nhận doanh thu từ mảng cho thuê đất và cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (HOSE: KBC) lỗ ròng gần 86 tỷ đồng...

Trùm chăn nuôi Dabaco lãi lớn so với cùng kỳ lỗ nặng

Hưởng lợi từ giá nguyên liệu đầu vào giảm trong khi giá heo hơi phục hồi, CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HOSE: DBC) trải qua quý 1/2024 với bức tranh kinh doanh...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98