TCM: Đầu tư dài hạn cần chú ý những gì?

21/04/2016 13:58
21-04-2016 13:58:45+07:00

TCM: Đầu tư dài hạn cần chú ý những gì?

Với tác động từ việc gia tăng chi phí, năm 2016 được dự báo sẽ không mấy khả quan cho hoạt động TCM. Tuy nhiên dưới góc nhìn dài hạn, TCM vẫn là cổ phiếu đáng quan tâm. Vậy đâu là những yếu tố sẽ tác động tích cực đến triển vọng dài hạn của cổ phiếu này?

Kết quả kinh doanh năm 2015 chỉ hoàn thành 90% kế hoạch đề ra, giá cổ phiếu sụt giảm 15.8% từ đầu năm đến nay.

Theo BCTC hợp nhất năm 2015 của TCM, doanh thu tăng 8.3% so với năm 2014 đạt mức 2,794.7 tỷ đồng, tuy nhiên, lợi nhuận lại sụt giảm 8.7% so với năm 2014 và chỉ hoàn thành 90% kế hoạch đề ra. Nguyên nhân chính khiến lợi nhuận giảm là do nhà máy mới Vĩnh Long chỉ mới đi vào hoạt động (từ tháng 07/2015) làm tăng các khoản chi phí khấu hao và lãi vay trong khi đó nâng suất lao động còn thấp do lực lượng quản lý và công nhân vẫn đang trong quá trình đào tạo. Bên cạnh đó, việc NHNN nới biên độ tỷ giá 5% trong năm 2015 cũng khiến cho công ty chịu lỗ tỷ giá 60 tỷ, trong khi đó con số này trong năm 2014 là 19.8 tỷ đồng.

Với kết quả kinh doanh thực tế thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của giới đầu tư, thì việc giá cổ phiếu sụt giảm từ đầu năm 2014 đến này không phải là một điều khó hiểu.Cụ thể, giá cổ phiếu của TCM đã sụt giảm từ 30,800 đồng/cp (05/01/2015) xuống 25,600 đồng/cp (19/04/2016), tương ứng với mức sụt giảm 16.8%. Ngoài ra, trong đại hội cổ đông gần đây, đại diện công ty cho biết kế hoạch nới room đang gặp vướng mắc khi TCM đang có kế hoạch phát triển mảng bán lẻ thời trang tại Việt Nam. Điều này cũng phần nào khiến giới đầu tư thất vọng và khiến cho giá cổ phiếu sụt giảm.

Diễn biến giá cổ phiếu TCM

(Nguồn: VietstockFinance)

Theo như kế hoạch đề ra cho năm 2016, lợi nhuận sẽ chỉ tăng trưởng nhẹ ở mức 4%, đạt 160 tỷ đồng. Theo đó, dự báo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm 2016 bởi các nguyên nhân như  chi phí nhân công, điện nước, chi phí cảng biển tăng; thị trường bông xơ và thị trường xuất khẩu chính như Nhật, Mỹ, Hàn biến động và khó dự báo. Như vậy, trong ngắn hạn thì triển vọng của TCM sẽ không khá mấy so với năm 2015.

Doanh thu được  kỳ vọng tăng hơn 30 triệu USD khi nhà máy mới ở Vĩnh Long hoạt động full công suất?

Theo thông tin từ TCM, từ năm 2012 đến nay tất cả các nhà máy trong chuỗi dây chuyền khép kín đã hoạt động ở mức công suất tối đa. Do đó, doanh thu chỉ tăng trưởng nhẹ ở mức 7% (CAGR) trong khoản thời gian 2012 đến 2015. Đáng chú ý là mặc dù doanh thu chỉ tăng trưởng thấp, nhưng mức lợi nhuận lại tăng mạnh một cách đáng kể. Cụ thể, trong năm 2012 TCM đã phải ghi nhận khoản lỗ 20.2 tỷ đồng, tuy nhiên các năm tiếp theo là 2013, 2014 và 2015 mức lợi nhuận lần lượt là 123.5 tỷ, 168.4 tỷ và 153.5 tỷ đồng.

Với công suất hoạt động tối đa như hiện nay, thì rõ ràng nhà máy mới ở Vĩnh Long được kỳ vọng sẽ giúp cho doanh thu tăng trưởng mạnh trong năm 2016 và những năm tiếp theo. Theo thông tin từ công ty, nhà máy mới ở Vĩnh Long giai đoạn 1 là nhà máy May (garment) với công suất ban đầu là 9.6 triệu cái/ năm, nâng tổng công suất của nhà máy May của công ty từ 15 triệu cái/năm lên 26 triệu cái/năm. Trong cơ cấu doanh thu hiện tại, các sản phẩm May hiện đang chiếm 50% tổng doanh thu (114 triệu USD), do đó có thể ước lượng rằng nhà máy mới sẽ được kỳ vọng mang lại thêm khoản doanh thu 30 triệu USD khi nhà máy Vĩnh Long hoạt động full công suất.

Hiệp định TPP đã được chính thức ký kết vào ngày 04/02/2016 và hiệp định này được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi thế cho ngành dệt may Việt Nam nói chung và TCM nói riêng. Cụ thể, hiện nay thuế nhập khẩu của USA đối với hàng dệt may là 19%, tuy nhiên sau khi ký kết TPP thì thuế suất này sẽ được giảm theo lộ trình về mức 0%. Rõ ràng, việc thuế suất giảm sẽ giúp cho TCM có cơ hội xuất khẩu sang thị trường Mỹ đầy tiềm năng và đảm bảo cho sự tăng trưởng doanh thu.

Để hưởng mức thuế 0%, các doanh nghiệp trong khối TPP phải đảm phải yêu cầu “Yarn Forward” hay nói cách khác là nguyên liệu đầu vào là Sợi phải được nhập từ các nước thành viên trong TPP. TCM là doanh nghiệp duy nhất trên sàn hiện nay có thể đáp ứng được yêu cầu này khi đang sở hữu một hệ thống sản xuất khép kín từ Sợi đến May.

Bài toán của mảng kinh doanh Sợi, liệu có thể được giải quyết bằng nhà máy May Vĩnh Long?

Trong cơ cấu doanh thu của TCM hiện nay, mảng May đang chiếm khoảng 50%, mảng Sợi chiếm khoảng 40% và mảng Vải chiếm khoảng 10%. Trong khi mảng May và mảng Vải vẫn giữ được kết quả kinh doanh ổn định thì hoạt động kinh doanh của mảng Sợi lại cho thấy nhiều biến động và rủi ro nhất. Cụ thể, trong năm 2012, TCM đã phải gánh khoản lỗ 20.2 tỷ đồng do giá bông sụt giảm mạnh, khiến mảng Sợi lỗ nặng và qua đó kéo kết quả kinh doanh của toàn công ty đi xuống. Theo lý giải từ phía công ty, TCM đã đẩy mạnh thực hiện chính sách mua bông giao sau (future market), tỷ lệ future market/spot market trong thời gian này là 80-20. Do đó, việc mua vào giá bông giao sau cao đã khiến cho công ty tích trữ một lượng hàng tồn kho giá cao và khiến lợi nhuận sụt giảm.

Với công suất sản xuất sợi là 21,000 tấn/năm, hiện chỉ 60-70% lượng sợi sản xuất được dùng nội bộ trong khi đó 30-40% còn lại phải xuất bán ra ngoài. Với tình hình giá bông biến động như hiện nay, chính sách Trung Quốc thay đổi, kết hợp với quy mô sản xuất không lớn, rõ ràng mảng kinh doanh Sợi của TCM đã và đang phải đối mặt với nhiều biến động. Tuy nhiên, điểm tích cực là việc nhà máy May Vĩnh Long đi vào hoạt động sẽ tăng nhu cầu sử dụng Sợi nội bộ và qua đó giảm bớt việc phụ thuộc vào thị trường. Thêm vào đó, biên lợi nhuận của công ty cũng sẽ được cải thiện đáng kể khi tỷ trọng doanh thu của mảng May được tăng lên.

Tài sản ngầm Bất động sản

Theo như công bố trên website của công ty, hiện tại TCM đang sở hữu 4 dự án bất động sản đó là TC1, TC2, TC3 và Phan Thiết. Trong đó, dự án TC1 có vị trí đối diện trụ sở chính của TCM hiện tại, diện tích của dự án này là 9,898 m2 và kế hoạch sẽ được xây dựng khu dân cư (căn hộ). Dự án tiếp theo là dự án TC2, dự án này chính là diện tích đất của nhà máy hiện tại. Theo chủ trương của nhà nước, các công ty có nhà máy tọa lạc trong khu nội thành sẽ phải di dời đến các vùng ngoại ô hoặc vùng ven. Do đó, nhà máy hiện tại của TCM cũng không phải là ngoại lệ, và sau khi di dời, diện tích đất này sẽ được chuyển đổi diện tích sử dụng thương mại thành khu phức hợp.Dự án TC3, dự án này có vị trí đắc địa ở quận 4 với tổng diện tích là 13,178 m2. Theo kế hoạch, dự án này sẽ được phát triển thành khu dân cư và thương mại.

Với tiềm năng bất động sản của Việt Nam nói chung và lợi thế vị trí tọa lạc của các dự án TCM nói riêng, rõ ràng giá trị tiềm năng mang lại từ các dự án bất động sản của TCM cho cổ đông trong dài hạn là khá lớn. 

Hiện tại TCM đang ở mức giá 25,600 đồng/cp, và giao dịch quanh mức P/E là 8.2 lần và P/B là 1.4 lần./.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vi phạm liên quan đến trái phiếu, 2 công ty liên quan Shark Thủy bị xử phạt

Ngày 25/04, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) có quyết định xử phạt hành chính đối với 2 công ty liên quan đến Shark Thủy là CTCP Phát triển Giáo dục iGARTEN và...

Theo dấu dòng tiền cá mập 26/04: Khối ngoại mua 274 tỷ đồng MWG

Phiên ngày 26/04, khối tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại chuyển động ngược chiều. Trong khi tự doanh bán ròng gần 150 tỷ đồng, khối ngoại mua ròng gần 135...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 26/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

26/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Vi phạm liên quan đến trái phiếu, chủ quản chuỗi The Coffee House bị xử phạt

Ngày 23/04/2024, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Seedcom (Địa chỉ trụ sở chính: L17-11...

Theo dấu dòng tiền cá mập 25/04: Tự doanh cùng khối ngoại bán ròng gần 940 tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 25/04, tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại lần lượt bán ròng gần 539 tỷ đồng và gần 397 tỷ đồng.

Vietstock LIVE: Đọc vị kết quả kinh doanh Q1/2024 và triển vọng kinh tế Việt Nam

Thị trường sẽ diễn biến ra sao trong bối cảnh kinh tế đầy biến động và đâu là chiến lược thích hợp cho nhà đầu tư trong thời gian tới?

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 25/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

25/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay. 

Theo dấu dòng tiền cá mập 24/04: Tự doanh và khối ngoại giao dịch ngược chiều

Phiên giao dịch ngày 24/04, trong khi tự doanh công ty chứng khoán mua ròng gần 996 tỷ đồng, thì khối ngoại lại xả gần 149 tỷ đồng. 


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98