Phạm Công Danh và thủ đoạn rút 5.500 tỉ đồng của VNCB

20/07/2016 13:25
20-07-2016 13:25:14+07:00

Phạm Công Danh và thủ đoạn rút 5.500 tỉ đồng của VNCB

Trong ngày thứ hai xét xử đại án thất thoát hơn 9.000 tỉ đồng tại Ngân hàng Xây dựng, đại diện Viện kiểm sát đã công bố bản cáo trạng truy tố Phạm Công Danh cùng đồng phạm.

Phạm Công Danh - nguyên chủ tịch HĐQT VNCB (thứ hai từ phải) và đồng phạm - Ảnh: Hữu Khoa

Cáo trạng liệt kê hàng loạt hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý kinh tế, vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động ngân hàng của Phạm Công Danh và đồng phạm.

Trong tổng số hơn 9.000 tỉ đồng thiệt hại đã gây ra cho Ngân hàng VNCB có khoản tiền là 5.490 tỉ đồng của khách hàng gửi vào ngân hàng nhưng Phạm Công Danh và các đồng phạm lại tự rút ra mà không có chữ ký của người gửi.

Vay trả, trả vay hàng chục ngàn tỉ đồng!

Cáo trạng của Viện KSND tối cao xác định trong thời gian từ tháng 12-2012 đến tháng 7-2013, Phạm Công Danh chỉ đạo Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Hoàng Đình Quyết (nguyên cán bộ của VNCB) lập hồ sơ cho Trần Ngọc Bích, ông Trần Quý Thanh và nhiều người thân quen khác vay tiền bằng hình thức cầm cố sổ tiết kiệm của nhóm này.

Sau khi hoàn thành thủ tục vay tiền, VNCB giải ngân và chuyển vào tài khoản của Trần Ngọc Bích mở tại VNCB Chi nhánh Sài Gòn.

Khi Phạm Công Danh muốn vay tiền của Bích thì thông qua Phạm Thị Trang (còn gọi là Trang "phố núi", đã xuất cảnh khỏi Việt Nam) thỏa thuận, thống nhất với Trần Ngọc Bích việc điều chuyển dòng tiền vào các tài khoản do Trang chỉ định và Bích thực hiện các thủ tục theo quy định để VNCB chuyển tiền vào các tài khoản đó hợp pháp, đúng quy định.

Khi nào đến hạn trả nợ thì Trần Ngọc Bích thống nhất với Trang chuyển trả tiền vào tài khoản do Bích chỉ định.

Trong khoảng thời gian này, hai bên đã đã có 16 lần với 122 khoản vay bằng hình thức cầm cố sổ tiết kiệm của nhóm Trần Ngọc Bích với tổng số tiền VNCB đã giải ngân hơn 17.761 tỉ đồng, trong đó có 16.260 tỉ được chuyển đến tài khoản của Phạm Công Danh.

Sau khi tiền đến tài khoản, Phạm Công Danh sử dụng để trả nợ cho chính các khoản vay trước đó của Trần Ngọc Bích, một phần dành để đảo nợ, chi chăm sóc khách hàng và sử dụng cá nhân.

Tuy nhiên, ngày 21-8 và ngày 26-8-2013 có 5.190 tỉ đồng rút ra từ VNCB (trong TK của Trần Ngọc Bích), nhưng chứng từ không có chữ ký của chủ tài khoản, và số tiền này được chuyển đến các tài khoản của Phạm Công Danh.

Các khoản tiền này, Phạm Công Danh chỉ đạo Hoàng Đình Quyết, Mai Hữu Khương tự ý chuyển sang tài khoản của Phạm Công Danh để Danh tất toán các khoản mà Danh đã vay trước đó của nhóm này và rút từ VNCB ra 300 tỉ đồng đứng tên trong sổ tiết kiệm ba cá nhân của nhóm Trần Ngọc Bích vay (Ngô Bích Thùy Trang, Nguyễn Thị Mỹ Dung và Trần Hoài Phục) nhưng không có hồ sơ, chứng từ vay.

Khoản tiền này đã bị Phạm Công Danh chỉ đạo rút ra chi tiêu nhưng không giải trình được sử dụng vào việc gì.

Trả ngoài lãi suất đến 4%?

Cáo trạng cũng cho thấy tại cơ quan điều tra, ông Danh khai rằng để huy động được tiền gửi của nhóm Trần Ngọc Bích, ông Danh đã phải chi lãi suất vượt trần ngoài hợp đồng từ 2- 4% theo từng thời điểm. Theo đó, ông Danh nói tổng số tiền đã trả lãi ngoài cho nhóm này khoảng 2.500 tỉ đồng.

Tuy nhiên, bà Trần Ngọc Bích lại khai không hề có quan hệ gì với Phạm Công Danh. Bà Bích nói chỉ quen với Phạm Thị Trang vào đầu năm 2012 khi Trang gọi điện thoại mời Bích gửi tiền vào Ngân hàng VNCB.

Sau đó, Bích gặp Hoàng Đình Quyết - giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn - và mọi giao dịch vay, gửi tiền đều thông qua Quyết.

Đến cuối năm 2012 do cần vốn kinh doanh nên Bích đề nghị được vay vốn thông qua việc thế chấp các sổ tiết kiệm. Trong quá trình sử dụng vốn kinh doanh, Trang đề nghị với Bích được vay lại số tiền mà Bích đã vay của VNCB và được Bích đồng ý.

Toàn bộ số tiền vay này được chuyển vào tài khoản của Phạm Công Danh, còn khi trả lại tiền cho Bích thì tiền được chuyển vào tài khoản của ông Trần Quý Thanh (cha ruột của Bích). Tất cả các cam kết giữa Bích và Trang đều không có giấy tờ tài liệu ghi nhận.

Riêng khoản tiền 5.490 tỉ đồng được nêu trên thì Bích nói rằng sau khi tiền được chuyển vào tài khoản của Bích thì nó đã được tự ý chuyển đi mà không nhận được sự đồng ý của Bích. Bích không thừa nhận cho Phạm Công Danh vay tiền, những số tiền trước đó cho vay đã thanh toán xong.

Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra chỉ thu thập được từ Tập đoàn Thiên Thanh một số chứng từ để trả tiền cho nhóm Trần Ngọc Bích khoảng 730,5 tỉ đồng. Các chứng từ này không thể hiện rõ ràng việc chi lãi suất mà chỉ là chứng từ viết tay hoặc chuyển tiền thông thường.

Phiên tòa vẫn đang tiếp tục.

Hoàng Điệp

Tuổi trẻ







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

174 nghìn tỷ đã giải ngân theo chương trình kết nối ngân hàng doanh nghiệp tại TPHCM

Sau 4 tháng triển khai kể từ đầu năm 2024 đến nay, chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp theo cụm, khu vực trên địa bàn TPHCM đã phát huy hiệu quả và có...

Shinhan Bank: Cắt giảm lãi suất có thể gây ra áp lực tăng giá cả và biến động tỷ giá hối đoái

Bước sang giai đoạn tiếp theo của năm 2024, nền kinh tế và tài chính toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng để sẵn sàng thích ứng với...

LPBank muốn đổi tên tiếng Anh thành "Fortune Vietnam Bank"

Ngân hàng muốn đổi tên đầy đủ tiếng Anh thành "Fortune Vietnam Joint Stock Commercial Bank". Tên viết tắt tiếng Anh vẫn giữ nguyên là LPBank.

Giảm vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ lũy kế tương ứng

Tại dự thảo thông tư thay thế Thông tư 11 năm 2019, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định ghi giảm toàn bộ vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt...

Mức định giá khác nhau trong các nhóm ngân hàng

Mức độ rủi ro khác nhau dẫn đến sự chênh lệch trong mức định giá cổ phiếu của các ngân hàng. Mỗi nhóm ngân hàng với chiến lược kinh doanh khác nhau dẫn đến sự phân...

Giá USD suy yếu

Tuần qua (02-03/05/2024), giá USD trên thị trường quốc tế giảm đáng kể sau quyết định giữ nguyên lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Đề xuất mức trích lập dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Nghị định quy định về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động...

Lãi suất cho vay mới nhất của các ngân hàng thương mại

Nhiều ngân hàng công bố lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay tháng 4. Tuy nhiên, một số nhà băng chỉ công bố lãi suất cho vay cơ...

NHNN đề xuất cấm tổ chức tín dụng khuyến mại trái quy định khi nhận tiền gửi

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đề xuất nghiêm cấm tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình...

SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh

Với hạn mức thấu chi hấp dẫn cùng nhiều ưu đãi thanh toán, gói giải pháp tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sẽ góp phần giúp các hộ kinh doanh tháo...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98