Dệt may – giày da 6 tháng đầu năm: TCM lao dốc, GIL trỗi dậy

12/08/2016 11:00
12-08-2016 11:00:00+07:00

Dệt may – giày da 6 tháng đầu năm: TCM lao dốc, GIL trỗi dậy

Kết quả kinh doanh ngành dệt may – giày da niêm yết 6 tháng đầu năm chứng kiến sự trỗi dậy đầy bất ngờ của GIL khi vươn lên vị trí đầu ngành về lợi nhuận tạo ra trong khi TCM lại lao dốc với tốc độ chóng mặt.

Đầu năm 2016, ngành dệt may – giày da đón nhận tin vui là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã chính thức được ký kết, kỳ vọng sớm được hưởng lợi. Tuy nhiên, để TPP chính thức có hiệu lực thì cần qua thủ tục phê chuẩn tại mỗi nước, đối với Việt Nam, tiến sỹ Ngô Đức Mạnh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc Hội tiết lộ với báo chí vào đầu tháng 7 là Quốc hội có thể sẽ phê chuẩn TPP vào cuối năm nay. Bên cạnh đó, ngành dệt may – giày da còn phải đối mặt với khó khăn trong việc xuất khẩu hàng hoá do biến động khôn lường tại thị trường Châu Âu và Trung Quốc. Đồng thời với đặc thù ngành sử dụng nhiều lao động nên việc tăng lương tối thiểu và các thay đổi trong chính sách bảo hiểm xã hội từ đầu năm 2016 khiến chi phí lương và bảo hiểm xã hội tăng, dẫn đến giá cả hàng hoá, nguyên vất liệu tăng theo, qua đó làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa.

Do vậy, đa phần các chuyên gia đánh giá năm 2016 các doanh nghiệp ngành dệt may – giày da vẫn tồn tại nhiều khó khăn hơn là thuận lợi. Theo thống kê của Vietstock, kết quả kinh doanh của 10 doanh nghiệp niêm yết ngành dệt may – giày da (không xét ADSMPT mới niêm yết và chưa có số liệu) trong 6 tháng đầu năm đã có sự sụt giảm nhẹ khi tổng lợi nhuận sau thuế ghi nhận 299 tỷ đồng, giảm gần 7% so với cùng kỳ năm trước.

Bất ngờ với cú nốc ao của TCM

Ngay tại ĐHĐCĐ thường niên 2016 diễn ra vào tháng 4, Ban lãnh đạo Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (HOSE: TCM) đã nhận định năm nay sẽ là một năm khó khăn bởi yếu tố chi phí tăng cao cũng như thị trường xuất khẩu biến động khó dự báo. Do đó, Công ty xác định tập trung kiểm soát chi phí và kết quả kinh doanh sẽ không có nhiều đột phá với mục tiêu doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng nhẹ. Tuy nhiên, những gì diễn ra trong 6 tháng đầu năm dường như bi đát hơn những gì Ban lãnh đạo tính toán. Cụ thể, doanh thu thuần nửa đầu năm 2016 ghi nhận 1,517 tỷ đồng, tăng trưởng 13% nhưng giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý đồng thời tăng đã khiến cho lãi ròng của Công ty chỉ còn vỏn vẹn gần 50 tỷ đồng, giảm đến 42% so với cùng kỳ năm trước. Đây là kết quả thấp nhất của Công ty trong vòng 3 năm qua, theo đó, TCM mới chỉ thực hiện 31% kế hoạch lợi nhuận sau thuế sau nửa chặng đường.

Trong nhiều năm qua, TCM luôn là doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận cao nhất ngành dệt may – giày da niêm yết, song với sự xuống dốc trầm trọng trong 6 tháng đầu năm 2016, ngôi vị dẫn đầu đã bị SXKD và XNK Bình Thạnh (HOSE: GIL) soán mất. Điều đặc biệt là trái ngược với sự xuống dốc của TCM, GIL lại trải qua 6 tháng đầu năm rất thành công. Chỉ mới nửa đầu năm mà GIL đã thực hiện được 63 tỷ đồng lãi ròng, tăng trưởng 123% và gần tương đương với mức thực hiện được trong cả năm 2015. Nguyên nhân được GIL cho biết là nhờ đơn hàng gia tăng. Quả thật, tuy các chi phí trong nửa đầu năm của Công ty đều gia tăng nhưng mức tăng trong doanh thu quá lớn, đến 41% đã đẩy lãi ròng tăng mạnh.

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2016 của các DNNY dệt may – giày da

Bên cạnh đó, cú lội ngược dòng của Mirae (HOSE: KMR) cũng đáng nhắc đến. Công ty ghi nhận khoản lãi ròng 12.5 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, cải thiện mạnh so với khoản lỗ 3.7 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Trong đó, đóng góp chủ yếu là thành quả của quý 2 khi đạt lãi ròng 9.4 tỷ đồng, tăng trưởng 126% so với quý 2/2015. KMR cho biết kết quả kinh doanh khả quan trong quý 2 là nhờ đẩy mạnh công tác marketing, tìm kiếm được khách hàng mới và thuế TNDN hoãn lại giảm 7.25 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.

Sợi, bông có dấu hiệu khởi sắc

Ngoài hai điểm nhấn TCM và GIL thì các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may – giày da nhưng chuyên sản xuất sợi, bông như Sợi Thế Kỷ (HOSE: STK), Damsan (HOSE: ADS) cũng gây chú ý, đặc biệt là trong quý 2 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

Kể từ quý 3/2015, lợi nhuận sau thuế của STK liên tục sụt giảm xuống dưới 10 tỷ đồng mỗi quý, giảm hơn 60% so với cùng kỳ. Riêng quý 1/2016, STK chỉ ghi nhận vỏn vẹn gần 3 tỷ đồng lãi ròng, giảm 89% so với quý 1/2015 do thị trường may mặc và ngành phụ trợ liên quan không thuận lợi trong tháng 1 và 2, phải đến tháng 3 tình hình mới khá hơn. Theo chia sẻ của ông Đặng Triệu Hòa, Chủ tịch kiêm TGĐ Công ty, đơn hàng tăng từ tháng 3 trở đi đến từ doanh nghiệp FDI nội địa và một phần đến từ thị trường Hàn Quốc sau khi hiệp định thương mại có hiệu lực. Trong đó, thị trường Hàn Quốc khá triển vọng, dự kiến đơn hàng tăng mạnh vào tháng 4 và 5 sau bước thăm dò ban đầu và tháng 6 Công ty sẽ sàng lọc để cung cấp chính.

Theo đó, kết quả kinh doanh quý 2/2016 của STK đã có tín hiệu khởi sắc khi doanh thu tăng trưởng 26% đạt 401 tỷ đồng và lãi ròng 29.2 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm trước. Kết quả quý 2 khởi sắc đã góp phần giúp lũy kế 6 tháng đầu năm doanh thu của STK đạt 663.5 tỷ, tăng trưởng 5%; song lãi ròng vẫn giảm 41% chỉ đạt 32.1 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh STK từ quý 1/2015 đến nay

Khá tương đồng, ông Vũ Huy Đông, Tổng giám đốc ADS, cũng cho biết Công ty đã gặp khó khăn vào quý 1, nhưng tháng 5 và 6 là thời điểm phát triển mạnh và tăng tốc cho mục tiêu lợi nhuận 6 tháng cuối năm. Do vậy, quý 2 Công ty ghi nhận 234.6 tỷ đồng doanh thu thuần và 8 tỷ đồng lãi ròng, tăng mạnh so với quý 1 và đóng góp đến hơn 80% lợi nhuận 6 tháng đầu năm.

Cả STK và ADS đều đặt kỳ vọng lớn vào 6 tháng cuối năm. Cụ thể, STK đưa ra mục tiêu thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2016 là 839.8 tỷ đồng doanh thu và lãi sau thuế 53 tỷ đồng. Còn ADS có kế hoạch thực hiện 900 tỷ đồng doanh số và 40 tỷ đồng lãi trước thuế trong nữa cuối năm 2016./.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (7)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán SSI đặt kế hoạch lãi trước thuế 2024 gần 3,400 tỷ 

HĐQT CTCP Chứng khoán SSI (HOSE: SSI) vừa thông qua kế hoạch kinh doanh trình ĐHĐCĐ thường niên 2024.

EVNGENCO3 làm việc với tập đoàn Wartsila Phần Lan về dự án Nhà máy điện linh hoạt

Sáng ngày 14/3/2024, Tổng Công ty Phát điện 3 – CTCP (EVNGENCO3) và Công ty cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình có buổi làm việc với Tập đoàn Wartsila (Phần Lan) về đề...

Doanh thu tháng 2 của VHC đạt 801 tỷ, tăng 6%

CTCP Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 2/2024 với tổng doanh thu đạt 801 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.

Chủ dự án Cát Bà Amatina kỳ vọng lãi 100 tỷ đồng trong năm 2024

Vinaconex-ITC, chủ dự án Cát Bà Amatina, lên kế hoạch 526 tỷ đồng doanh thu cùng mức lãi sau thuế 96 tỷ đồng trong năm 2024 dù dự báo thị trường bất động sản nghỉ...

Sonadezi Châu Đức đặt kế hoạch lãi 228 tỷ, tỷ lệ cổ tức 10%

CTCP Sonadezi Châu Đức (HOSE: SZC) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2024, với chỉ tiêu doanh thu hơn 881 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 228 tỷ đồng, lần lượt...

Bị đồn đóng cửa vì doanh số liên tục giảm, nhà sách Fahasa đang kinh doanh ra sao?

Bị tung tin thất thiệt về việc đóng cửa vì doanh số giảm, lãnh đạo nhà sách Fahasa cho rằng hành động này nhằm câu view của một số tài khoản mạng xã hội. Vậy thực...

Chứng khoán KAFI đặt mục tiêu tổng tài sản 10,000 tỷ đồng năm 2024, lãi trước thuế 300 tỷ 

CTCP Chứng khoán KAFI (KAFI) công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024 với nhiều nội dung.

CEO đặt kế hoạch lãi sau thuế tăng 24%

Dù kết quả kinh doanh năm 2023 không mấy khả quan, Tập đoàn C.E.O vẫn đặt kế hoạch 2024 lạc quan với lãi sau thuế 150 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2023.

Chính thức khai trương tổ hợp khoáng nóng Nhật Bản giữa lòng Ecopark, cách hồ Hoàn Kiếm 14km

Tổ hợp khoáng nóng Mori Onsen nằm giữa lòng thành phố xanh Ecopark, rộng 2,000m2, gồm 15 bể tắm khoáng, spa, xông hơi, nhà hàng, bể bơi chính thức khai trương giúp...

ICON4 đã sử dụng hết 320 tỷ đồng của đợt chào bán năm 2022

ICON4 cho hay đã sử dụng hết số tiền 320 tỷ đồng huy động được từ đợt chào bán cách đây hơn 1 năm, trong đó dành 170 tỷ đồng bổ sung vốn lưu động thực hiện các gói...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98