Vì sao Trung Quốc muốn “có chân” trong nhóm tiền tệ đặc biệt của IMF?

29/09/2016 15:22
29-09-2016 15:22:52+07:00

Vì sao Trung Quốc muốn “có chân” trong nhóm tiền tệ đặc biệt của IMF?

Kể từ ngày 1/10 tới, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ có một vị thế mới: thành viên trong giỏ Quyền Rút vốn Đặc biệt (SDR) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Điều đó sẽ khiến cho đồng tiền này trở thành một phần của một trong những câu lạc bộ độc quyền, nếu không muốn nói là đặc biệt, nhất trong nền kinh tế toàn cầu, Bloomberg vừa cho biết.

SDR là gì?

SDR được IMF tạo ra vào năm 1969, khi các Chính phủ trên toàn thế giới cần tài sản cho nguồn dự trữ quốc tế của họ, nhưng thời điểm ấy lại không có đủ vàng hay USD. Dù bản thân SDR không phải là một loại tiền tệ nhưng người nắm giữ nó có quyền đổi lấy các loại tiền tệ trong giỏ SDR. Sự có mặt của đồng Nhân dân tệ sẽ là thay đổi đầu tiên trong giỏ SDR kể từ năm 1999, khi đồng Euro thay thế đồng mark Đức và đồng franc Pháp. Tỷ trọng của 5 đồng tiền trong giỏ SDR sắp tới sẽ như sau:

Các SDR quan trọng như thế nào?

Nếu tính theo giá trị thì không quan trọng lắm. Tính đến tháng 3 vừa qua, đã có 204.1 tỷ SDR được cấp cho các thành viên của IMF, tương đương khoảng 285 tỷ USD, một con số “chẳng thấm vào đâu” so với khoảng 11 ngàn tỷ USD dự trữ toàn cầu.

Vậy tại sao Trung Quốc muốn “có chân”?

Sự có mặt của đồng Nhân dân tệ là một sự công nhận về tầm quan trọng của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu và đây là bước đi mà họ thực hiện nhằm làm cho đồng tiền của mình được giao dịch tự do hơn. Ngoài ra, giỏ SDR, dù việc sử dụng của nó có thể là nhỏ, nhưng lại mang đến sự cạnh tranh với đồng USD. Trong một nỗ lực vào năm 2009, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) Chu Tiểu Xuyên tranh luận rằng một hệ thống toàn cầu quá phụ thuộc vào một đồng tiền duy nhất (ý ông muốn nhắc đến đồng USD) về bản chất có nguy cơ dẫn đến những cú sốc. Sự “kết tội” ấy khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có cả Chủ tịch Tập Cận Bình, đã khởi xướng một chương trình có quy mô toàn cầu nhằm đẩy nhanh tiến độ đưa đồng Nhân dân tệ vào giỏ SDR.

Trung Quốc đã làm gì để được chấp thuận?

Sau đợt xét duyệt năm 2010, khi IMF cho rằng đồng Nhân dân tệ không đáp ứng được các tiêu chí để có mặt trong giỏ SDR, Trung Quốc đã làm nhiều việc để đạt được mục tiêu của mình. Các nhà làm chính sách đã để việc định giá đồng Nhân dân tệ cho thị trường quyết định nhiều hơn, cho nhiều cá nhân và công ty nước ngoài được tiếp cận thị trường trái phiếu hơn, bán nợ ở Luân Đôn và có những can thiệp mạnh mẽ để thu hẹp khoảng cách tỷ giá hối đoái ở nước ngoài với tỷ giá trong nước.

Trung Quốc vẫn cần phải làm những gì?

Giới phân tích cho rằng để đồng Nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ toàn cầu chính thì Trung Quốc cần “mở cửa” hơn nữa đối với đầu tư nước ngoài và phải cam kết duy trì tình trạng đó ngay cả khi các thị trường có chuyển biến theo hướng mà giới quản lý Nhà nước không thích. Sự can thiệp mạnh tay từ Nhà nước do hậu quả của vụ phá giá đồng Nhân dân tệ gây ngạc nhiên hồi năm ngoái đã khiến một số người nghi ngờ về cam kết “sẽ dành cho các nguồn lực thị trường nhiều ‘quyền hạn’ hơn nữa” của quốc gia này./.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Mặt tối của các tổ chức quản lý tài sản gia đình (kỳ 2): Cách thức để được hưởng ưu đãi thuế

JD Rockefeller được cho là người đã khởi xướng mô hình văn phòng gia đình toàn diện đầu tiên vào năm 1882, nơi ông vừa điều hành doanh nghiệp vừa quản lý các khoản...

Đồng won Hàn Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong 16 năm

Đồng won giảm xuống còn 1.474,2 won/USD đánh dấu mức thấp nhất kể từ ngày 13/3/2009 khi Hàn Quốc đang vật lộn với hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Bắc Kinh bơm 72 tỷ USD mua cổ phần các ngân hàng lớn nhất

Việc bán cổ phiếu của các nhà băng lớn nhất Trung Quốc nằm trong nỗ lực của Chính phủ để thúc đẩy cho vay trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm lại

Lý Gia Thành hoãn ký kết thương vụ bán cảng Panama

Theo thông tin từ tờ South China Morning Post (SCMP), tỷ phú Lý Gia Thành, doanh nhân nổi tiếng nhất Hồng Kông, sẽ không tiến hành ký kết thương vụ bán các cảng...

Bloomberg: Trung Quốc yêu cầu dừng hợp tác mới với Lý Gia Thành sau thương vụ cảng Panama

Theo nguồn tin thân cận, Trung Quốc đã chỉ đạo các công ty quốc doanh tạm dừng mọi hợp tác mới với doanh nghiệp liên quan đến gia tộc Lý Gia Thành, ngay sau thương...

Đồng bảng Anh bị bán tháo giữa bối cảnh kinh tế ảm đạm

Theo ngân hàng Bank of America, doanh số bán ròng bảng Anh của các nhà đầu tư tổ chức như các công ty quản lý tài sản và quỹ tương hỗ, đã cao gấp bốn lần mức trung...

Bloomberg: Lý Gia Thành vẫn quyết bán cảng Panama cho Mỹ bất chấp áp lực từ Trung Quốc

Bất chấp làn sóng chỉ trích gay gắt từ Trung Quốc, thương vụ bán cảng trị giá 19 tỷ USD của tập đoàn CK Hutchison vẫn đang tiến triển theo kế hoạch, theo nguồn tin...

Nguy cơ bong bóng trong lĩnh vực trung tâm dữ liệu AI

Chủ tịch Alibaba Group Holding Joe Tsai vừa đưa ra lời cảnh báo về nguy cơ hình thành bong bóng trong việc xây dựng trung tâm dữ liệu AI, với lập luận rằng tốc độ...

Xiaomi huy động thêm 5.5 tỷ USD, tăng tốc cuộc đua xe điện

Xiaomi vừa thực hiện thành công đợt huy động vốn khổng lồ trị giá 5.5 tỷ USD thông qua việc phát hành cổ phiếu mở rộng tại Hồng Kông, tận dụng đà tăng trưởng ấn...

Trái phiếu xã hội trở thành nơi nương náu cho nhà đầu tư ESG

Thị trường trái phiếu xã hội (social bonds) trị giá 1.800 tỉ đô la Mỹ trên toàn cầu vẫn tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp xu hướng suy giảm nói chung của hoạt động đầu...


TIN CHÍNH

Nhóm không thuộc thuế đối ứng: Thép, nhôm và vàng

Nhóm không thuộc thuế đối ứng: Thép, nhôm và vàng

Nhà Trắng vừa xác nhận rằng hàng nhập khẩu thép và nhôm sẽ không nằm trong danh sách chịu thuế đối ứng mới. Quyết định này mang lại phần nào niềm an ủi cho các đơn vị mua hàng trong nước, vốn đã đang phải gánh chịu mức thuế 25% đối với tất cả các sản phẩm kim loại thiết yếu được sử dụng rộng rãi từ ô tô đến các thiết bị gia dụng.




Hotline: 0908 16 98 98