7 điều cần biết về cuộc họp của OPEC

30/11/2016 17:14
30-11-2016 17:14:50+07:00

7 điều cần biết về cuộc họp của OPEC

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sắp đối mặt với một thử thách rất khó khăn vào ngày thứ Tư (30/11), khi 14 thành viên của tổ chức này họp mặt để hoàn tất các điều khoản chi tiết của thỏa thuận sơ bộ, CNNMoney cho biết.


Vào cuối tháng 9 vừa qua, OPEC đã phác thảo một thỏa thuận sơ bộ nhằm cắt giảm sản lượng xuống mức 32.5-33 triệu thùng/ngày, và dự định sẽ hoàn tất các điều khoản chi tiết của thỏa thuận vào cuối tháng 11. Kể từ đó, giá dầu đã liên tục trồi sụt trước sự bất ổn của kỳ vọng về khả năng tiến tới thỏa thuận cuối cùng của OPEC. Theo đó, diễn biến của giá dầu bị chi phối mạnh mẽ bởi những tuyên bố từ các nhà sản xuất dầu chủ chốt như Nga và Ả-rập Xê-út.

Cụ thể, các hợp đồng dầu thô tương lai đã trồi sụt trong ngày thứ Hai và sau đó khép lại phiên với mức tăng mạnh hơn 2%.

Trên thực tế, những khó khăn của việc thực hiện thỏa thuận đã được thể hiện khá rõ ràng trong những tuần sau khi ký kết thỏa thuận sơ bộ. Cụ thể, nhiều nhà sản xuất đã lên tiếng ủng hộ thỏa thuận và rồi sau đó lại không sẵn lòng hợp tác vào thời điểm khác. Ước tính sản lượng chung của cả OPEC cũng cho thấy tổ chức này đã nâng sản lượng lên mức kỷ lục 33.83 triệu thùng/ngày trong tháng 10/2016.

Hôm thứ Sáu, The Wall Street Journal cho biết Ả-rập Xê-út đã lên tiếng ủng hộ nỗ lực cắt giảm sản lượng dầu tại cuộc họp vào cuối tháng 11, và hy vọng sẽ thuyết phục các nhà sản xuất ngoài OPEC chung tay xóa bớt gần 2% nguồn cung dầu toàn cầu.

Tuy nhiên, hãng tin này cũng cho hay Ả-rập Xê-út sẽ không tham dự cuộc họp này với Nga, nhà sản xuất ngoài OPEC. Điều này đã gia tăng kỳ vọng rằng OPEC sẽ không tiến tới thỏa thuận sản lượng, các nhà phân tích cho hay.

5 vấn đề quan trọng

Sau đây, MarketWatch sẽ điểm qua 5 vấn đề quan trọng mà OPEC cần phải giải quyết để tiến tới thỏa thuận cuối cùng:

1) Thiết lập mức hạn ngạch chung

Tại cuộc họp tháng 9, OPEC đã thiết lập phạm vi sản lượng mục tiêu nhưng Ả-rập Xê-út đã đề nghị hạ mục tiêu xuống mức 32.5 triệu thùng.

2) Chỉ định hạn ngạch đối với từng thành viên

Hai nhà sản xuất lớn thứ 2 và thứ 3 trong OPEC là Iran và Iraq đã tỏ ý không muốn cắt giảm sản lượng cùng với các thành viên khác. Trước đó, Iran cho biết quốc gia này muốn gia tăng sản lượng trở về mức trước lệnh trừng phạt trước khi xem xét tham gia vào bất kỳ thỏa thuận sản lượng nào. Bên cạnh đó, Iraq nhấn mạnh quốc gia này cần doanh thu dầu để xây dựng lại nền kinh tế, và chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (ISIS).

3) Nhất trí về nguồn cung cấp dữ liệu sản lượng nhằm mục tiêu giám sát

Ông Williams cho hay Iran được cho là sản xuất nhiều hơn khoảng 600,000 thùng/ngày so với các ước tính từ nguồn dữ liệu thứ cấp của OPEC, bao gồm dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và các báo cáo truyền thông. Nếu Iran tham gia vào thỏa thuận của OPEC, quốc gia này muốn hạn ngạch sản lượng của mình sẽ ở mức 4.1-4.2 triệu thùng/ngày, trùng khớp với mức sản lượng trước lệnh trừng phạt.

Ông Williams cho hay: “Nếu OPEC làm vậy và sử dụng các nguồn thứ cấp để giám sát sản lượng, thì điều này sẽ cho phép Iran gia tăng sản lượng thêm 500,000 thùng/ngày so với mức sản lượng hiện tại”.

4) Xác định cách điều chỉnh hạn ngạch dựa trên sản lượng của Libya và Nigeria

Libya và Nigeria đã tỏ ý không muốn tham gia vào bất kỳ thỏa thuận sản lượng nào khi họ tiếp tục gia tăng sản lượng bất chấp sự gián đoạn liên quan đến dầu do mâu thuẫn nội bộ.

Trong tháng 10, sản lượng Libya tăng 150,000 thùng/ngày lên 510,000 thùng/ngày, và Nigeria cộng thêm 180,000 thùng/ngày lên 1.57 triệu thùng/ngày, dữ liệu của IEA cho thấy.

5) Đo lường mức độ phản ứng của các nhà sản xuất dầu tại Mỹ

Khả năng đánh mất thị phần được xem như một mối lo ngại đối với OPEC, đặc biệt với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các nhà sản xuất dầu từ nguồn đá phiến tại Mỹ trong những năm gần đây. Các biện pháp chính sách của Tổng thống vừa đắc cử Donald Trump với mục đích loại bỏ các quy định và gia tăng sản lượng tiềm năng đã trở thành rắc rối lớn đối với OPEC.

Tiến tới thỏa thuận hay không?

Với những vấn đề nêu trên, các nhà phân tích đã nêu bật ra 2 kịch bản có thể xảy ra nhất sau cuộc họp:

1) OPEC sẽ tiến tới thỏa thuận cắt giảm sản lượng

Fawad Razaqzada, Chuyên gia Phân tích kỹ thuật tại Forex.com, nhận định: “Một đợt cắt giảm hoặc “đóng băng” sản lượng sẽ là thông tin tốt đối với thị trường dầu trong ngắn hạn”.

Ông nói thêm: “Ít nhất, điều này có thể nhấc bổng giá dầu Brent lên 53.70 USD/thùng, và nâng giá dầu WTI lên 51.90 USD/thùng. Tuy nhiên, các ảnh hưởng tích cực sẽ không kéo dài”.

Ông Razaqzada cho biết: “Tình trạng dư cung dầu sẽ tiếp tục xảy ra vì cả OPEC lẫn Nga đều không muốn giảm mạnh sản lượng so với các mức kỷ lục hiện tại”. Bên cạnh đó, đà tăng giá trong ngắn hạn có khả năng bị kìm hãm trong trung hạn vì kỳ vọng của nhà đầu tư cũng như sự gia tăng sản lượng dầu tại Mỹ.

Dù vậy, Ann-Louise Hittle, Chuyên gia Phân tích cơ bản tại  Wood Mackenzie, vẫn tin rằng nếu OPEC thực sự cắt giảm sản lượng, nguồn cung trên thị trường dầu sẽ bị thu hẹp trong 6 tháng đầu năm 2017.

Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu OPEC tiến tới thỏa thuận nhưng không tuân thủ theo các hạn ngạch đã đề ra. Do đó, bà Hittle cho rằng: “Vẫn có khả năng tồn tại một giai đoạn biến động rất mạnh trên thị trường dầu”.

2) OPEC không tiến tới thỏa thuận sản lượng

Trong một lưu ý gửi tới nhà đầu tư gần đây, Michael Wittner, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu thị trường dầu tại Société Générale, cho biết nếu xảy ra kịch bản này, ông dự báo giá dầu sẽ giảm mạnh trong năm 2017.

Société Générale cho hay: “Thiếu đi đợt cắt giảm sản lượng của OPEC, quá trình tái cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường dầu sẽ tiến triển chậm hơn dự báo trước đó”. Hiện, tổ chức này dự báo giá dầu WTI sẽ dao động tại mức 54.75 USD/thùng và dầu Brent sẽ ở mức 56.25 USD/thùng trong năm 2017.

Khi nói về khả năng OPEC tiến tới thỏa thuận sản lượng, thì ông Wittner cho biết quyết định này cũng giống với việc tung đồng xu với khả năng 50-50./.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Dầu tăng hơn 1% sau dữ liệu kinh tế gây thất vọng của Mỹ

Các hợp đồng dầu thô tương lai tăng vào ngày thứ Năm (25/04), khi thị trường cân nhắc giữa tăng trưởng kinh tế Mỹ gây thất vọng và nguy cơ địa chính trị từ cuộc xâm...

Giá xăng, dầu đồng loạt giảm từ 15h chiều ngày 25/4

Từ 15h ngày 25/4, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh giảm 310 đồng, còn xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít. Từ đầu năm đến nay, giá xăng RON 95 đã có 10 lần tăng và 7...

Dầu WTI rớt mốc 83 USD/thùng

Giá dầu WTI dao động dưới mức 83 USD/thùng vào ngày thứ Tư (24/04), giảm nhẹ sau khi tăng gần 2% trong phiên trước đó.

Dầu WTI tăng gần 2%, vượt mức 83 USD/thùng

Giá dầu WTI tăng gần 2% vào ngày thứ Ba (23/04) lên trên mức 83 USD/thùng, nhờ sự lạc quan rằng dữ liệu sản xuất yếu có thể đẩy nhanh việc hạ lãi suất.

Dầu giảm nhẹ khi căng thẳng ở Trung Đông dịu bớt

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm nhẹ vào ngày thứ Hai (22/04), sau khi Iran cho biết sẽ không leo thang xung đột với Israel.

Đề xuất cơ chế chuyển ngang giá khí sang giá điện dự án sử dụng LNG nhập khẩu

Theo dự thảo Nghị định, đến năm 2030, Chính phủ quy định tỷ lệ điện năng qua hợp đồng mua bán điện dài hạn ở mức tối thiểu bằng 70% trong thời gian trả nợ của dự án...

Dầu giảm mạnh trong tuần qua

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm mạnh trong tuần qua khi nhà đầu tư nhận thấy rủi ro hạn chế rằng cuộc tấn công trả đũa của Israel vào Iran sẽ gây ra một cuộc...

Dầu tăng 4%, vàng thế giới lập đỉnh mới sau thông tin về vụ nổ ở Iran

Giá dầu và vàng tăng vọt sau khi xuất hiện thông tin xảy ra vụ nổ ở gần thành phố Isfahan của Iran.

Điện khí LNG có giá tới 2.800 đồng/kWh, nhiều đề xuất khó cho đàm phán mua điện

Điện khí LNG góp phần giảm phát thải, song giá thành điện khí LNG sẽ ở mức 2.400 - 2.800 đồng/kWh. Trong khi đó tỷ trọng điện khí ngày càng tăng khiến việc đàm phán...

Dầu diễn biến trái chiều khi lo ngại về xung đột giảm bớt

Các hợp đồng dầu thô tương lai diễn biến trái chiều vào ngày thứ Năm (18/04) khi nhà đầu tư giảm bớt lo ngại về một cuộc chiến giữa Israel và Iran có thể làm gián...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98