EU siết nhập khẩu sau căng thẳng thương mại với Trung Quốc

14/12/2016 10:34
14-12-2016 10:34:50+07:00

EU siết nhập khẩu sau căng thẳng thương mại với Trung Quốc

Trong bối cảnh quan hệ thương mại giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc căng thẳng liên quan đến quy định về chống bán phá giá, ngày 13/12, các nước thành viên của khối này đã nhất trí siết chặt các quy định thương mại đối với các mặt hàng nhập khẩu, trong đó có các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc.

Kho hàng thép cuộn tại nhà máy thép Han ở Handan, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Sau 3 năm thương lượng, các nước EU đã bỏ phiếu cho phép châu Âu có quyền hạn lớn hơn trong việc chống lại nguyên liệu nhập khẩu giá rẻ. Động thái này được nhìn nhận sẽ làm sâu sắc thêm căng thẳng thương mại với Trung Quốc.

Bộ trưởng Thương mại Slovakia, nước đang là Chủ tịch luân phiên EU, ông Peter Ziga nhận định đây là một sự đột phá quan trọng, cho thấy EU không thể "ngờ nghệch" và phải bảo vệ lợi ích của mình, đặc biệt trong trường hợp bán phá giá.

Trước đó, Anh và Thụy Điển từng phản đối việc siết chặt quy định thương mại đối với hàng nhập khẩu giá rẻ, cho rằng quyết định này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường sản xuất ô tô tại châu Âu và khơi mào cho chủ nghĩa bảo hộ thương mại, một xu hướng vốn được Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chủ trương thực hiện.

Quyết định siết chặt quy định về thuế của EU được nhìn nhận là tín hiệu mừng đối với các nhà sản xuất thép châu Âu sau khi nền công nghiệp thép tại Lục địa già lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ qua xuất phát từ sản lượng dư thừa lớn của Trung Quốc.

Căng thẳng giữa EU và Trung Quốc bùng phát sau khi Ủy ban châu Âu (EC) và Mỹ tuyên bố từ chối công nhận Bắc Kinh là "nền kinh tế thị trường" đồng thời khẳng định tiếp tục duy trì các biện pháp chống bán phá giá đối với các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc.

Đáp lại, Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 12/12 đã quyết định khiếu nại EU và Mỹ tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) liên quan đến các quy định siết chặt thuế chống bán phá giá trên.

Bộ Thương mại Trung Quốc cho rằng động thái trên của Mỹ và EU gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu và việc làm của một số ngành công nghiệp ở Trung Quốc cũng như thể hiện "chủ nghĩa bảo hộ ngầm" và "thiên vị" của phương Tây./.

http://www.vietnamplus.vn/eu-siet-nhap-khau-sau-cang-thang-thuong-mai-voi-trung-quoc/420681.vnp





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Hậu COVID-19, 3 đại gia vắc-xin làm ăn ra sao?

AstraZeneca báo cáo lợi nhuận sau thuế 2.18 tỷ USD trong quý đầu tiên năm 2024, tăng đáng kể so với mức 1.8 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái. Đà tăng trưởng này có được...

Châu Âu và "ván cược" ngành chip lần hai

Từng là trung tâm của ngành chip toàn cầu những năm 90, châu Âu giờ đã tụt hậu đáng kể trong ngành so với Mỹ hay các nền kinh tế châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Warren Buffett: Thuế doanh nghiệp có thể tăng để giải quyết thâm hụt ngân sách

Tỷ phú Warren Buffett cho biết thuế doanh nghiệp tại Mỹ có thể sẽ tăng khi các nhà lập pháp tìm cách giảm thâm hụt liên bang.

Mỹ tạo ít việc làm hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3.9%

Nền kinh tế Mỹ có thêm ít việc làm hơn dự báo trong tháng 4/2024, chấm dứt chuỗi tăng trưởng việc làm mạnh mẽ trước đó - một yếu tố đã khiến Fed phải tỏ ra cẩn...

OECD nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới

OECD đã nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới, nhờ sự phục hồi mạnh của kinh tế Mỹ, trong lúc Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tụt lại...

Sàn giao dịch điện nở rộ, thu hút nhà đầu tư

Thị trường điện châu Âu có những bước tiến tự do hóa xa hơn. Hợp đồng điện tương lai được giao dịch rộng rãi, ước tính có quy mô gấp bảy lần quy mô thị trường giao...

"Ông lớn" dược phẩm Pfizer với cái kết hậu COVID-19

Giám đốc tài chính của Pfizer bày tỏ hài lòng về mức tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ 11% của các sản phẩm không liên quan tới COVID-19 trong quý vừa qua của công ty...

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ lên 6,8%

IMF đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong năm tài chính hiện tại từ 6,5% (được đưa ra hồi tháng Một) lên mức 6,8%, chủ yếu nhờ đầu tư công.

Chủ tịch Jerome Powell: Fed khó nâng lãi suất trở lại

Chủ tịch Fed Jerome Powell cho rằng lạm phát vẫn còn quá cao và Fed không cảm thấy tự tin về tiến triển lạm phát.

Fed giữ nguyên lãi suất, giảm nhịp độ thắt chặt định lượng

Fed giữ nguyên lãi suất khi cuộc chiến chống lạm phát dần trở nên khó khăn hơn trong thời gian gần đây.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98