Mexico chưa bao giờ giành được chiến thắng trọn vẹn khi xét về NAFTA

31/03/2017 14:51
31-03-2017 14:51:41+07:00

Mexico chưa bao giờ giành được chiến thắng trọn vẹn khi xét về NAFTA

Tổng Thống Mỹ Donald Trump thường nói rằng Mexico là quốc gia thắng lớn trong hoạt động thương mại tự do với Mỹ, CNNMoney cho hay.

Đề cập tới thỏa thuận thương mại tự do giữa Mỹ, Mexico và Canada, ông Trump viết trên mạng xã hội Twitter trong ngày 26/01/2017 rằng: “NAFTA đã là thỏa thuận một chiều ngay từ thời điểm bắt đầu”.

Tuy nhiên, đối với Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Mexico chưa bao giờ là quốc gia giành được thắng lợi trọn vẹn.

Cụ thể, tình trạng nghèo đói ở Mexico ngày một tăng kể từ khi NAFTA chính thức có hiệu lực trong năm 1994, và nền kinh tế cũng có thành quả tồi tệ hơn so với nhiều quốc gia khác ở khu vực Mỹ Latin, nghiên cứu mới từ Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Kinh tế (CEPR) cho thấy.

“Nhiều người nghĩ rằng vì người lao động Mỹ đã đánh mất khá nhiều thứ bởi NAFTA cho nên người Mexico chắc chắn sẽ hưởng lợi”, Mark Weisbrot, Giám đốc của CEPR, cho hay. “Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy điều này là không đúng”.

Số phận của NAFTA đang trở thành một chủ đề được bàn tán xôn xao trên thị trường khi chính quyền Donald Trump chuẩn bị bước vào giai đoạn 90 ngày tham vấn và sau đó sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán với cả Mexico và Canada.

Nhiều nghiên cứu cho thấy đối với NAFTA, việc Mexico thắng hay không còn tùy thuộc vào từng lĩnh vực của nền kinh tế. Điều này đã được thể hiện rõ ở Mỹ, cụ thể một số người sản xuất bị tác động tiêu cực trong khi các nông dân lại được hưởng lợi.

Phân tích mới nhất trích ra từ các số liệu thống kê của Chính phủ Mexico cho thấy rằng 55% người dân Mexico không thể thanh toán các chi phí cơ bản, như thực phẩm, nhà ở, chăm sóc y tế, giáo dục, đi lại và quần áo. Con số này cao hơn cả mức 52% trong năm 1994. Xét về phương diện phần trăm thì đây chỉ là mức tăng nhỏ, nhưng xét về giá trị tuyệt đối thì số lượng người Mexico phải chịu tình cảnh như vậy đã tăng thêm khoảng 20 triệu người.

Bên cạnh đó, Mexico có chỉ số GDP trên đầu người đứng thứ 15 trong 20 quốc gia thuộc khu vực Mỹ La tin. Trong giai đoạn 1994-2016, tốc độ tăng trưởng GDP trên đầu người bình quân của Mexico đạt 1.2%, thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia khác như Colombia, Peru và Chile, dữ liệu từ CEPR cho thấy.

Bên cạnh đó, Mexico còn bị tác động tiêu cực khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong năm 2001. Sau đó, Trung Quốc nhanh chóng trở thành đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Mexico về hoạt động thương mại với Mỹ.

Tỷ trọng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đã tăng mạnh sau khi quốc gia này gia nhập vào WTO, qua đó tác động tiêu cực đến triển vọng của Mexico và tỷ trọng thương mại giữa quốc gia này với Mỹ.

Ngoài ra, NAFTA cũng tác động tiêu cực đến vùng nông thôn của Mexico. Theo nghiên cứu này, Mexico mất khoảng 2 triệu việc làm nông nghiệp trong giai đoạn 1991-2007.

Các chủ trang trại quy mô lớn ở Mỹ, đặc biệt là chủ trang trại trồng ngô, đã sản xuất vượt trội hơn so với Mexico. Điều này là do đa số các chủ trang trại ở Mexico thiếu các công nghệ tiên tiến.

Hiện nay, Mexico là một trong những quốc gia mua bắp ngô và đậu nành từ Mỹ nhiều nhất trên thế giới.

Nhìn chung, Mexico được hưởng lợi khi xét về lĩnh vực sản xuất. Tính đến ngày hôm nay, hơn 80% kim ngạch xuất khẩu của Mexico xuất phát từ Mỹ. Bên cạnh đó, nhiều công ty Mỹ đã chuyển hoạt động sản xuất tới Mexico kể từ khi NAFTA bắt đầu.

Bên cạnh đó, một dữ liệu khác còn cho thấy tỷ lệ nghèo đói của Mexico có giảm sút trong một số lĩnh vực. Theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB), trong năm 1994 có 9.2 triệu người Mexico sống trong nghèo đói với chỉ 1.9 USD/ngày. Tuy nhiên, tại thời điểm này, số lượng người Mexico sống trong nghèo đói chỉ còn 3.8 triệu người./.







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhật Bản: Đồng yen có thể suy yếu xuống mức kỷ lục của 38 năm trước

Đồng yen của Nhật Bản là “nạn nhân” rõ ràng nhất của sự chênh lệch lãi suất ngày càng lớn giữa Nhật Bản với Mỹ, và thậm chí cả hoạt động đầu cơ.

Các đồng tiền châu Á sắp có tuần tăng giá mạnh nhất trong 2 tháng

Các đồng tiền châu Á sắp ghi nhận tuần tăng tốt nhất trong 2 tháng, khi các nhà hoạch định chính sách ở các nước đẩy mạnh can thiệp để hỗ trợ tỷ giá.

Nikkei: Báo động đỏ về biên lãi ròng của các ngân hàng Trung Quốc

Theo kết quả khảo sát 58 ngân hàng thương mại được niêm yết tại Trung Quốc đại lục và Khu hành chính đặc biệt Hong Kong của tờ Nikkei, biên lãi ròng của 39 ngân...

Microsoft cam kết đầu tư 1,7 tỷ USD phát triển hạ tầng AI cho Indonesia

Giám đốc Điều hành Microsoft cho biết hãng sẽ sớm xây dựng các trung tâm dữ liệu ở Indonesia, cũng như giúp quốc gia này đào tạo hàng trăm nghìn lao động trong lĩnh...

Hơn 100 cửa hàng KFC tại Malaysia phải đóng cửa

QSR đã thay đổi chiến lược xây dựng thương hiệu theo hướng mang tính Hồi giáo hơn trên trang web của mình, nhưng nhiều người Malaysia vẫn tiếp tục quay lưng với...

Bất động sản Trung Quốc vẫn gặp khó dù tăng cho vay, nới lỏng hạn chế

Các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đã phải cắt giảm mạnh mẽ lực lượng lao động khi họ phải gánh chịu các nghĩa vụ nợ ngày càng tăng và doanh số bán hàng sụt...

Nhật Bản: Đồng yen tiếp tục trượt dốc, giảm xuống mức thấp kỷ lục mới

Đồng yen tiếp tục trượt dốc xuống mức thấp kỷ lục khi Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) ngày 26/4 duy trì lãi suất hiện nay sau cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài hai ngày.

Thêm một ngân hàng Mỹ phá sản

Trong ngày 26/04, Quỹ Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đã thông báo về việc đóng cửa ngân hàng Republic First Bank, đánh dấu vụ sụp đổ ngân hàng đầu tiên tại...

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98