Myanmar: Các SME có thật sự được chú trọng?

09/04/2017 20:00
09-04-2017 20:00:00+07:00

Myanmar: Các SME có thật sự được chú trọng?

Sau khi Chính phủ Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) lên nắm quyền, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Myanmar (SME) cũng đã được lồng ghép trong chính sách kinh tế 12 điểm do tân Chính phủ ban hành hồi năm rồi. Tuy nhiên, một năm đã trôi qua nhưng đến nay vẫn chưa có những biến chuyển gì đối với những doanh nghiệp này, the Myanmar Times đưa tin.

 

Trong chính sách kinh tế được công bố hồi tháng 07/2016, Chính phủ Myanmar đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc phát triển một hệ thống định hướng theo thị trường đối với tất cả mọi lĩnh vực, việc thành lập một khuôn khổ kinh tế nhằm củng cố cho sự thống nhất quốc gia cũng như việc hỗ trợ cho các SME nhằm tạo ra nhiều cơ hội việc làm và phát triển kinh tế quốc gia.

Các SME đóng một vai trò quan trọng cho việc phát triển của một quốc gia và đối với các doanh nghiệp này tại Myanmar, dù Chính phủ thừa nhận rằng họ đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo ra công ăn việc làm cũng như phát triển kinh tế, nhưng đến nay họ vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ hiệu quả nào từ phía Chính phủ trong suốt năm đầu tiên lên nắm quyền. Các doanh nghiệp này đã phải cố gắng chống chọi để tồn tại suốt từ các thời Chính phủ trước và vẫn tiếp tục đối mặt với tình trạng như thế cho đến hôm nay. Một doanh nhân thuộc các SME đã cho rằng, vấn đề nan giải này vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Doanh nhân U Soe Myint chia sẻ: “Những gì chúng tôi chứng kiến đó là các SME đối mặt với rất nhiều khó khăn... Chúng tôi đã gặp khó khăn suốt từ thời Tổng thống U Thein Sein và cho đến nay, mọi thứ vẫn không thay đổi… Chính phủ không có những chính sách cụ thể, thậm chí vấn đề nan giải này đã không thể khắc phục được từ thời Chính phủ cũ. Lĩnh vực SME đối mặt với khó khăn nhiều nhất”.

Theo các doanh nghiệp này, họ phải thông qua sự phê duyệt của một số cơ quan mới được cấp phép và những hạn chế đối với hoạt động kinh doanh của họ hiện còn tồi tệ hơn trước. Chính phủ không quan tâm đến việc triển khai những gì cần thiết thực hiện.

Chi phí sản xuất – bao gồm cả chi phí vận chuyển - tại Myanmar cao hơn nhiều so với các nước láng giềng vì xe tải và taxi tại quốc gia này vẫn sử dụng xăng và dầu diesel đắt đỏ  trong khi ở các nước láng giềng họ sử dụng khí thiên nhiên là chủ yếu. Nếu khả năng cạnh tranh của các SME Myanmar được thúc đẩy, họ có thể cạnh  tranh với các đối thủ nước ngoài. Các doanh nghiệp này cho biết thêm, chi phí sản xuất trong nước cao như thế là vấn đề đã tồn tại từ thời Chính phủ trước.

Theo ông Dr Maung Maung Lay, Phó chủ tịch Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Myanmar (UMFCCI), trong suốt thời kỳ chuyển đổi Chính phủ - giai đoạn bộ máy nhà nước chưa đủ mạnh và Chính phủ phải ưu tiên các lĩnh vực quan trọng khác – lĩnh vực SME không được chú trọng.

Ông Dr Maung Maung Lay giải thích: “Không có nhiều ngân hàng dành cho các SME trong khi các SME lại cần hỗ trợ tài chính nhiều. Các khoản vay không có tài sản đảm bảo sẽ không được gia hạn. Những người không có nhà hay đất đai cần có vốn nên họ cần đến dịch vụ hỗ trợ tài chính nhưng Myanmar lại không cung cấp hỗ trợ đầy đủ cho họ. Chúng tôi phải gắng gượng và xu hướng phát triển không đạt được như kỳ vọng. Chúng tôi cần sự hỗ trợ toàn diện để phát triển. Mạch sống của các SME chính là sự hỗ trợ về tài chính. Không có kinh phí, sẽ không có công nghệ và các SME vẫn tụt xa so với kỳ vọng”. 

Trong suốt năm đầu tiên của thời Chính phủ mới, đầu tư và thương mại của Myanmar không tăng nhiều như kỳ vọng và tăng trưởng kinh tế cũng chậm hơn. Kinh tế Myanmar sẽ mạnh mẽ nếu như các SME - chiếm 97% của toàn ngành - có thể phát triển và hưng thịnh.

Bên cạnh đó, trong khi các khoản cho vay và hỗ trợ vốn từ Nhật Bản được trao cho các ngân hàng trong nước để cung cấp các khoản vay cho lĩnh vực SME thì phân bổ ngân sách nhà nước lại hầu như  không có khoản nào dành cho các SME cả.

Tổng giám đốc Daw Aye Aye Win của Phòng Phát triển SME trực thuộc Bộ Công nghiệp Myanmar nói: “Việc hỗ trợ vốn được thực hiện theo chủ trương và quy định của pháp luật về hợp tác với các cơ quan quốc tế, hiếm khi thấy việc sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện điều này. Một số hoạt động hợp tác với các tổ chức quốc tế đã từng bị hủy sau khi chủ trương có sự thay đổi. Chúng tôi phải dựa vào nguồn vốn từ những nơi khác và các chính sách của các tổ chức hay quốc gia khác, bởi vì chúng tôi không thể tự mình đứng vững được”.

Theo số liệu thống kê của một số quốc gia khác, các SME chiếm 33% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và là các doanh nghiệp đóng vai trò tạo ra công ăn việc làm. Tại các nước đang phát triển, lĩnh vực SME tạo ra từ 50 – 70% việc làm. Đối với các SME tại Myanmar, họ thật sự cần phải có kinh phí, trình độ kỹ thuật công nghệ và môi trường kinh doanh hiệu quả.

Ông Dr Maung Maung Thein, ủy viên Trung tâm Phát triển SME chia sẻ: “Lĩnh vực SME tại Myanmar hoàn toàn không được đáp ứng. Vay vốn yêu cầu phải có tài sản đảm bảo luôn gây khó khăn cho các chủ SME trong việc tiếp cận nguồn tài chính. Các khoản vay ngân hàng cần được mở rộng hơn cho các doanh nghiệp này”./.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Campuchia: Các doanh nghiệp SME cung cấp 70% việc làm

Chủ trì một sự kiện diễn ra tại Phnom Penh hôm 05/04, Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp, Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Campuchia (MISTI) nhấn mạnh rằng Chính phủ...

Campuchia có thể tăng trưởng mạnh nhất ASEAN trong năm 2024

Tăng trưởng kinh tế Campuchia được dự báo sẽ đứng đầu khu vực ASEAN và đứng thứ 3 trong 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á. Tốc độ tăng trưởng được dự báo...

Campuchia kỳ vọng thoát mác "quốc gia kém phát triển" vào năm 2029

Campuchia kỳ vọng sẽ thoát mác “quốc gia kém phát triển” (LDC) vào năm 2029, chậm hơn 2 năm so với kế hoạch trước đây là vào năm 2027, Khmer Times đưa tin.

Campuchia thu hút 1.3 tỷ USD vốn FDI trong 2 tháng đầu năm

Trong 2 tháng đầu năm nay, Campuchia đã thu hút  được  1.3 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI),  Hội đồng Phát triển Cambodia (CDC) cho biết, Khmer Times...

Campuchia kỳ vọng tăng trưởng kinh tế đạt 6.4% trong năm 2024

Nền kinh tế Campuchia được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6.4% trong năm 2024, tăng so với mức 5.5% ghi nhận trong năm 2023, chủ yếu được thúc đẩy bởi ngành du lịch và...

Campuchia xác định năm 2024 là năm phục hồi kinh tế

Thủ tướng Hun Manet khẳng định Preah Sihanouk là trục kinh tế quan trọng, việc khôi phục và vận hành trở lại công trình tòa nhà cũ, xây dựng dở dang ở đây sẽ thúc...

Dự trữ ngoại hối của Campuchia tăng lên 20 tỷ USD trong năm 2023

Ngân hàng Trung ương Campchia (NBC) gần đây cho biết, dự trữ ngoại hối của nước này trong năm 2023 đạt 20 tỷ USD, tăng 12.3% so với năm 2022, Khmer Times đưa tin.

Du khách quốc tế đến Campuchia tăng 140% trong năm 2023

Cambodia thu hút khoảng 5.43 triệu du khách quốc tế trong năm 2023, tăng mạnh 139.5% so với mức 2.27 triệu du khách vào năm 2022, theo báo cáo của Bộ Du lịch hôm...

Xuất khẩu hàng hóa ngoài ngành may mặc của Campuchia tăng 56% trong năm 2023

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan và Thuế quan Campuchia (GDCE), trong năm 2023, Vương quốc đã xuất khẩu 3,129 triệu USD hàng sản xuất ngoài ngành may mặc, tăng...

Campuchia: Xuất khẩu hàng may mặc, giày dép và sản phẩm du lịch giảm 12%

Nhu cầu toàn cầu yếu đã khiến xuất khẩu hàng may mặc, giày dép và sản phẩm du lịch (GFT) của Campuchia ghi nhận xu hướng giảm trong năm vừa qua, Khmer Times đưa tin.

Chứng khoán thế giới


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98