Sacom (SAM): Vươn vai cùng cơ hội mới

24/04/2017 09:00
24-04-2017 09:00:00+07:00

Sacom (SAM): Vươn vai cùng cơ hội mới

Sau năm 2016, CTCP Đầu tư & Phát triển Sacom (HOSE: SAM) đã đưa ra các chỉ tiêu kinh doanh năm 2017 tăng trưởng đáng kể. Vậy đâu là cơ sở để SAM có thể hiện thực hóa điều này? Và kết quả khi đó liệu có đánh thức “người khổng lồ” đã ngủ quên bấy lâu nay?

Đi đầu trong ngành dây và cáp viễn thông

SAM tiền thân là Nhà máy Cáp và Vật liệu Viễn thông (Sacom), một doanh nghiệp Nhà nước thành lập vào năm 1986. Năm 1997, Công ty chính thức cổ phần hóa và niêm yết lên sàn chứng khoán vào năm 2000 (là 1 trong 2 đơn vị đầu tiên niêm yết cổ phiếu cùng với CTCP Cơ điện lạnh – REE).

Hoạt động chính của SAM khi đó là kinh doanh sản phẩm cáp và dây thông tin, các sản phẩm vật liệu viễn thông… Đến năm 2007, SAM chiếm lĩnh thị phần lớn nhất (50%) trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các loại cáp viễn thông tại thị trường nội địa. Nhờ đó mà trong suốt giai đoạn 1998-2006, SAM tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận liên tục, đạt tốc độ bình quân lần lượt 51% và gần 40%.

Kết quả kinh doanh của SAM giai đoạn 1998-2006 (Đvt: Tỷ đồng)

Tuy nhiên, sự phát triển sôi động trong thị trường cáp viễn thông tại thị trường Việt Nam đã kéo theo sự ra đời của một số công ty sản xuất cùng ngành với SAM như: Cáp Sài Gòn, Taihan-Sacom, Thăng Long, Thiên Thành, Vĩnh Khánh… khiến thị trường ngày càng cạnh tranh.

Giai đoạn 2008 - 2012 hoạt động kinh doanh của SAM khá bấp bênh, lúc lãi 232 tỷ đồng (năm 2009) lúc lỗ 183 tỷ (năm 2011). Giai đoạn 4 năm gần đây nhất, SAM vẫn đạt mức tăng trưởng qua hàng năm, từ 994 tỷ đồng năm 2013 lên 1,826 tỷ đồng năm 2016, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế lại giảm từ con số 120 tỷ xuống chỉ còn khoảng 25 tỷ đồng năm 2016. Có vẻ người tiên phong khổng lồ năm xưa đang ngủ quên?

Đã đến lúc vươn vai đứng dậy

Có lẽ hơn ai hết, SAM đã ý thức được câu chuyện kinh doanh của mình và đã đến lúc cần phải đổi mới. Thực tế thì việc tái cấu trúc đã được Công ty manh nha thực hiện từ những năm gần đây nhưng trọng tâm nhất có lẽ là năm 2016.

Không chỉ thay đổi hệ thống quản trị, hoạt động kinh doanh của SAM cũng dịch chuyển, từ việc chỉ chuyên sản xuất và phân phối các loại dây và cáp, nay mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như đầu tư tài chính, kinh doanh bất động sản nhà ở, bất động sản nghỉ dưỡng và nông nghiệp công nghệ cao.

Việc mở rộng này được đánh giá khá hợp lý bởi mảng dây và cáp đang có sự cạnh tranh rất lớn. Dù rằng SAM vẫn đang giữ thị phần khá cao và triển vọng ngành cáp viễn thông Việt Nam khá tích cực (mục tiêu đến năm 2020, tốc độ ngành viễn thông được Nhà nước đề ra đạt 1.2-1.5 lần GDP, chiếm khoảng 6-7% GDP) thế nhưng nếu SAM cần nhiều hơn để vực dậy thời kỳ huy hoàng.

Hiện nay, 3 mũi giáp công mà SAM đẩy mạnh bên cạnh mảng truyền thống (dây và cáp) đó là bất động sản (gồm bất động sản cho thuê, nghỉ dưỡng và nhà ở), đầu tư tài chính và nông nghiệp công nghệ sao.

Cụ thể, mảng bất động sản chia ra thành hai phân khúc là phát triển căn hộ (Samland Airport, SamLand River View, Samland Riverside, Tân Vạn, Khu dân cư Nhơn Trạch…), bất động sản cho thuê và nghỉ dưỡng (Sacom Chíp Sáng và SAM Tuyền Lâm).

Dự án Samland Riverside - điểm nhấn nổi bật tại khu Đông TP.HCM của SAM

Lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao của SAM là nơi tạo nên sản phẩm sạch cho người tiêu dùng nhờ công nghệ khoa học và cái tâm trách nhiệm xã hội. Hiện SAM đang nghiên cứu đầu tư vùng nguyên liệu cho sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu trên Tây Nguyên – một địa bàn mà ít nhiều SAM đã được biết đến như một nhà đầu tư lớn tại Đà Lạt - Lâm Đồng.

Từ năm 2017 sẽ khác?

Trước khi đi vào năm 2017, cần trở lại và nói thêm về kết quả kinh doanh năm 2016 của SAM. Theo đó, các mảng kinh doanh của SAM hầu hết đều tăng trưởng đáng kể, song kết quả vẫn không đạt kế hoạch là do mảng bất động sản nghỉ dưỡng. Nguyên nhân là bởi phân khúc cho thuê và nghỉ dưỡng mới bắt đầu đi vào vận hành nên phải chịu chi phí khấu hao ban đầu dù doanh thu đều tăng trưởng so với năm 2015. Thêm vào đó, các dự án căn hộ dù bán hàng tích cực nhưng do độ trễ ghi nhận doanh thu cũng ảnh hưởng lên kết quả chung. Như vậy, nếu nhìn khách quan thì năm 2016 cũng là một năm tích cực của SAM trong chiến lược đa ngành.

Đối với SAM, năm 2017 sẽ là một năm có tính chất bản lề quan trọng. Đây cũng là năm mà SAM xác định sẽ là năm đẩy mạnh “chất lượng” và “hiệu quả” sau quá trình tái cơ cấu của năm trước. Cụ thể qua các con số, SAM lên kế hoạch doanh thu 2,531 tỷ đồng, tăng 34% so với kết quả năm 2016; kế hoạch lãi trước thuế 106 tỷ đồng, gấp gần 3.

Câu hỏi đặt ra là cơ sở nào để SAM thực hiện hóa kế hoạch này, qua đó lấy lại niềm tin của cổ đông?

Đối với mảng cáp quang, SAM đang chiếm 30% thị phần, các khách hàng chính như Viettel, FPT, VNPT, SCTV, EVN… , xuất khẩu khoảng 11 nước. Dây thuê bao chiếm 5% thị phần, các khách hàng mảng dây và cáp gồm có Cadavi, Tacaco, Toshiba, Bonfiglioli, Vietstar. Theo đó, mảng dây và cáp của SAM đặt mục tiêu doanh thu 1,800 tỷ, tăng 23% so với năm 2016, trong đó lợi nhuận trước thuế là 50 tỷ, tăng 49%.

Mảng bất động sản, SAM đặt kế hoạch doanh thu 606 tỷ đồng và lãi trước thuế 7 tỷ đồng. Công ty dự kiến sẽ hoàn thành bán toàn bộ căn hộ dự án HAGL Riverview và Giai Việt trong 2017. Hoàn tất kinh doanh và bàn giao nhà tại dự án Samland Airport, bàn giao thô 100 căn hộ dự án Samland Riverside. Khởi công dự án Sakura Riverprak Tân Vạn (Bình Dương).

Đối với dự án SAM Tuyền Lâm (Đà Lạt), SAM cho rằng tiềm năng phát triển của dự án rất tốt bởi ngoài yếu tố lượng khách du lịch đến Đà Lạt dự báo gia tăng (số lượng khách đi và đến sân bay Liên Khương năm 2016 là 506,434 lượt và dự kiến sẽ tăng lên 796,883 lượt vào năm 2020) thì mới đây Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định công nhận Hồ Tuyền Lâm là khu du lịch quốc gia.

Trước năm 2004, việc khai thác du lịch nghỉ dưỡng và dịch vụ lưu trú tại khu vực hồ Tuyền Lâm hầu như không có. Từ 1/1/2004, Khu du lịch hồ Tuyền Lâm bắt đầu hoạt động. Trong số đó, Sacom - Tuyền Lâm sở hữu vị trí đắc địa và nhiều lợi thế nhất, bao gồm cả thung lũng và ven hồ. Quy mô dự án dự kiến cũng lớn nhất khu vực. Năm 2015, doanh nghiệp này mới hoàn thành và đưa vào hoạt động khách sạn 5 sao 151 phòng, sân golf tiêu chuẩn quốc tế 18 lỗ và 8 villa nghỉ dưỡng ven hồ.

Đối với mảng đầu tư tài chính, các khoản đầu tư mới phát sinh trong năm bao gồm đầu tư ngắn hạn 200 tỷ đồng vào VGC, đầu tư vào CTCP Du lịch Phú Thọ 424 tỷ đồng (28.9% vốn), CTCP An Việt 155.5 tỷ đồng và Công ty Cấp nước Thừa Thiên Huế thông qua Nhựa Đồng Nai là 70 tỷ đồng. Năm 2017, SAM dự kiến mảng này mang về doanh thu 125 tỷ và lãi trước thuế 49 tỷ đồng.

Trong mảng nông nghiệp công nghệ cao, năm 2017 SAM sẽ bắt đầu đầu tư và dự kiến sẽ có doanh thu và lợi nhuận vào niên độ 2018. Trong tương lai, SAM sẽ triển khai trồng rừng và trồng cây lấy gỗ (cao su & keo), trồng cây ăn quả (bơ & chanh leo), hạt xuất khẩu (tiêu)./.



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (4)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quý 1, lãi ròng TMS giảm 28% trước nhiều áp lực chi phí và hụt lãi từ công ty liên doanh, liên kết

CTCP Transimex (HOSE: TMS) công bố BCTC quý 1/2024 với doanh thu thuần tăng trưởng 49% so với cùng kỳ, toàn bộ mảng kinh doanh cốt lõi đều tăng trưởng. Nhưng sau...

Hàng bán bị trả lại gần hết, DIG báo lỗ kỷ lục trong quý 1/2024

Với việc giá trị hàng bán bị trả lại chiếm gần hết doanh thu, Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (HOSE: DIG) báo lỗ kỷ lục ngay trong quý đầu tiên của năm 2024.

Vietnam Airlines lãi kỷ lục hơn 4,300 tỷ đồng trong quý 1

Sau chuỗi ngày đen tối, Vietnam Airlines (HOSE: HVN) cuối cùng đã tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm. Tuy vậy, khoản lãi khủng không chỉ tới từ hoạt động kinh doanh...

Do đâu IDICO lãi gấp 4.7 lần cùng kỳ trong quý đầu năm?

Nhờ ghi nhận doanh thu một lần từ các hợp đồng cho thuê hạ tầng khu công nghiệp giúp IDICO lãi ròng hơn 695 tỷ đồng trong quý 1/2024, gấp 4.7 lần cùng kỳ, thực hiện...

Lãi ròng Cảng Quy Nhơn tăng 64% trong quý 1

CTCP Cảng Quy Nhơn (HOSE: QNP) công bố doanh thu thuần quý 1/2024 tăng 40% so với cùng kỳ, nhờ tăng sản lượng hàng hóa thông qua cảng. Sau cùng, QNP lãi ròng gần 32...

ĐHĐCĐ Hodeco: Muốn huy động ngàn tỷ từ trái phiếu, trọng điểm dự án The Light City

Tổng Giám đốc Lê Viết Liên cho biết sắp tới có thể sẽ chuyển nhượng bớt các dự án nhỏ để tập trung nguồn lực cho các dự án lớn. The Light City tiếp tục được xem là...

Tập đoàn Mai Linh: Kế hoạch lãi 60 tỷ, đầu tư hơn 2,200 xe năm 2024

Ngày 29/04, CTCP Tập đoàn Mai Linh (MLG) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 để thông qua kế hoạch lợi nhuận sau thuế 60 tỷ đồng.

EVNGENCO3 sẵn sàng sản xuất điện cao điểm mùa khô 2024

Trước tình hình nắng nóng gay gắt, kéo dài trên diện rộng, dự báo nhu cầu tiêu thụ điện trong thời gian mùa khô (tháng 5 đến tháng 7) được dự báo tăng trưởng rất...

Không có doanh thu từ mảng cho thuê đất KCN, KBC lỗ 86 tỷ trong quý 1

Không ghi nhận doanh thu từ mảng cho thuê đất và cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (HOSE: KBC) lỗ ròng gần 86 tỷ đồng...

Trùm chăn nuôi Dabaco lãi lớn so với cùng kỳ lỗ nặng

Hưởng lợi từ giá nguyên liệu đầu vào giảm trong khi giá heo hơi phục hồi, CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HOSE: DBC) trải qua quý 1/2024 với bức tranh kinh doanh...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98