Khó có thể có một thỏa thuận thương mại chớp nhoáng giữa Mỹ và Anh?

11/07/2017 13:30
11-07-2017 13:30:00+07:00

Khó có thể có một thỏa thuận thương mại chớp nhoáng giữa Mỹ và Anh?

Ở một mức độ nào đó, Mỹ và Anh đều là những quốc gia bị “ruồng bỏ” tại các cuộc họp G20 gần đây ở Hamburg, khi trước đó Mỹ đã tỏ ra lưỡng lự trong các cam kết với NATO và rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris, còn Anh bị “mất điểm” với nhiều đồng minh truyền thống khi quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), Forbes cho hay.

Vì thế chuyện gì sẽ xảy ra nếu hai “ông lớn” này tìm thấy sự an ủi ở nhau? Và cách nào để “kết duyên” cặp đôi này tốt hơn thông qua một thỏa thuận thương mại? Thật vậy, đó là những gì Tổng thống Trump đã cam kết. Nhắc đến nước Anh, ông nói: “Chúng tôi đang làm việc với nhau về một thỏa thuận thương mại rất, rất lớn. Đó sẽ là một thỏa thuận rất mạnh mẽ, tuyệt vời cho cả hai quốc gia và tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ hoàn tất điều đó rất, rất nhanh chóng”.

Tuy nhiên, điều này rất không thể xảy ra, vì 4 lý do sau đây:

1. Anh chưa “li dị” EU

Có thể đây chỉ là một “vấn đề kỹ thuật”, nhưng nó lại quan trọng. Vào thời điểm này, chính sách thương mại của Anh được ấn định bởi Brussels. Để xem tại sao điều này là quan trọng, hãy nhìn vào xe hơi. Hiện tại, EU áp thuế 10% lên xe hơi được nhập khẩu vào châu Âu từ Mỹ. Giả sử rằng Mỹ và Anh đạt được một thỏa thuận ngay lập tức để giảm thuế xe hơi giữa hai quốc gia. Với thỏa thuận thương mại chớp nhoáng mới này, những chiếc Chevrolet có thể đổ vào các cảng của Anh mà không bị đánh thuế. Tuy nhiên, thế thì điều gì sẽ ngăn chúng đổ bộ vào Pháp hay các địa điểm khác ở châu Âu? Vào lúc này, vì Anh là một phần của thị trường chung EU nên sẽ không có gì ngăn cản được điều này. Không có kiểm tra hải quan khi hàng hóa di chuyển từ nơi này đến nơi khác trong EU. Đó là lý do vì sao tất cả các quốc gia trong thị trường chung này (liên minh hải quan) cần phải có chính sách thương mại giống nhau.

Dĩ nhiên, Anh đang trong quá trình thay đổi các mối quan hệ thương mại của mình với phần còn lại của châu Âu cho phù hợp, nhưng điều đó sẽ mất ít nhất 1 hoặc 2 năm và kết quả cuối cùng vẫn chưa rõ ràng gì. Trong khi đó, họ không thể có những thỏa thuận riêng lẻ.

2. Những sự kết hợp song phương hiện “có vấn đề” trong thế giới thương mại hiện đại

Mặc dù rõ ràng rằng tình cảm của Tổng thống Trump dành cho các thỏa thuận song phương là nhiều hơn đa phương, nhưng ông không thể hiểu được đầy đủ mức độ mà thương mại hiện đại phải xử lý trong những vấn đề về tiêu chuẩn và quy định. Chẳng hạn như, liệu loại bắp biến đổi gen có an toàn cho con người không? Đây không phải là một vấn đề về thuế mà là về quản lý sự an toàn. Mỹ hiện nói rằng thực phẩm biến đổi gen là an toàn, nhưng EU lại cho rằng không. Thế thỏa thuận Mỹ-Anh sẽ cho thấy điều gì?

Lưu ý rằng mặc dù Anh đang tìm kiếm sự ra đi khỏi EU, nhưng phần còn lại của châu lục này sẽ vẫn là một phần quan trong trong thương mại của Anh. Trong năm 2016, Anh đã xuất khẩu 44% trong tổng số hàng hóa và dịch vụ của mình sang các thành viên khác trong EU. Ngay cả sau khi “li dị”, EU sẽ là thị trường không thể “ngó lơ” được.

3. Những tiền lệ là quan trọng trong chính sách thương mại của Mỹ

Khi Mỹ bắt đầu đàm phán một thỏa thuận thương mại với EU hồi năm 2013 (Hiệp ước Đối tác Đầu tư và Thương mại xuyên Thái Bình Dương, TTIP), có một số hy vọng rằng các cuộc đàm phán đó sẽ tương đối nhanh chóng và dễ dàng. Người ta hy vọng rằng các cuộc đàm phán đó có thể dễ dàng xử lý những vấn đề rắc rối khác về lao động và quy định liên quan đến môi trường. Những vấn đề đó từng gây rắc rối cho các cuộc đàm phán khác của Mỹ, nhưng chắc chắn là Mỹ sẽ không than phiền về chất lượng điều hành của EU trong những lĩnh vực này.

Kết quả là, các cuộc đàm phán đó đã thất bại trong nhiều vấn đề, và lao động và môi trường cũng không phải không có vấn đề. Lý do là Mỹ không đưa ra được những nét mới về thỏa thuận thương mại mỗi khi họ ngồi xuống đàm phán với một đối tác. Mỗi thỏa thuận đều được xây dựng trên những thỏa thuận trước đó. Vì thế, ngay cả với một đối tác cao cấp như EU, dù vấn đề lao động đã được chấp nhận nhưng môi trường sẽ là một ứng viên “nặng ký” cho một tiêu chuẩn thương mại mới, ngay cả khi được áp dụng vào những quốc gia có sự bảo hộ yếu hơn. Vì thế đã còn nhiều vấn đề để hai bên tranh cãi.

Điều tương tự sẽ áp dụng cho một thỏa thuận Mỹ-Anh. Liệu nó sẽ bao gồm việc giải quyết tranh chấp giữa giới đầu tư và nhà nước hay không? Những người chống đối ý tưởng chung này sẽ phản đối nếu có. Những người ủng hộ sẽ phản đối nếu không có.

4. Thỏa thuận thương mại không phải là thỏa thuận bất động sản

Tổng thống Trump xuất thân từ một thế giới trong đó các bên thỏa thuận có thể ngồi lại với nhau, trải qua một ngày cuối tuần đàm phán căng thẳng, và đồng ý về mọi điều khoản. Thỏa thuận thương mại không diễn ra theo cách đó. Chúng thường phải mất một thời gian dài. Nước Mỹ hiện đang ở giữa giai đoạn 90 ngày để ông Trump chính thức thông báo cho Quốc hội về việc đàm phán lại Thỏa thuận Thương mại Tự do khu vực Bắc Mỹ (NAFTA) và không chắc rằng việc đó có thể được hoàn tất trong suốt nhiệm kỳ của Quốc hội hiện thời hay không. Thậm chí đã không có sự thông báo chính thức ban đầu như thế dành cho một thỏa thuận Mỹ-Anh.

Mỹ và Anh đã có một mối quan hệ thân thiết lâu đời. Thật đáng khen khi Tổng thống Trump đang cố gắng tôn trọng điều đó vào khoảnh khắc mà nước Anh đang cần. Tuy nhiên, ông chỉ mới hứa với nước Anh thôi, chứ không rõ là có thể thực hiện được điều đó hay không./.





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Mỹ tạo ít việc làm hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3.9%

Nền kinh tế Mỹ có thêm ít việc làm hơn dự báo trong tháng 4/2024, chấm dứt chuỗi tăng trưởng việc làm mạnh mẽ trước đó - một yếu tố đã khiến Fed phải tỏ ra cẩn...

OECD nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới

OECD đã nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới, nhờ sự phục hồi mạnh của kinh tế Mỹ, trong lúc Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tụt lại...

Sàn giao dịch điện nở rộ, thu hút nhà đầu tư

Thị trường điện châu Âu có những bước tiến tự do hóa xa hơn. Hợp đồng điện tương lai được giao dịch rộng rãi, ước tính có quy mô gấp bảy lần quy mô thị trường giao...

"Ông lớn" dược phẩm Pfizer với cái kết hậu COVID-19

Giám đốc tài chính của Pfizer bày tỏ hài lòng về mức tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ 11% của các sản phẩm không liên quan tới COVID-19 trong quý vừa qua của công ty...

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ lên 6,8%

IMF đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong năm tài chính hiện tại từ 6,5% (được đưa ra hồi tháng Một) lên mức 6,8%, chủ yếu nhờ đầu tư công.

Chủ tịch Jerome Powell: Fed khó nâng lãi suất trở lại

Chủ tịch Fed Jerome Powell cho rằng lạm phát vẫn còn quá cao và Fed không cảm thấy tự tin về tiến triển lạm phát.

Fed giữ nguyên lãi suất, giảm nhịp độ thắt chặt định lượng

Fed giữ nguyên lãi suất khi cuộc chiến chống lạm phát dần trở nên khó khăn hơn trong thời gian gần đây.

Kinh tế toàn cầu hồi phục "đáng kinh ngạc" bất chấp các cú sốc lớn

IMF nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm nay lên 3,2%, tuy nhiên các nhà hoạch định chính sách vẫn cần phải có những hành động quyết đoán để bảo vệ những...

Quỹ đầu tư Mỹ sắp đạt thoả thuận mua lại cổ phần tại chuỗi gà rán KFC Nhật Bản

Nikkei Asia cho biết quản lý quỹ tài sản Carlyle Group của Mỹ sắp mua lại KFC Holdings Japan, nhà điều hành chuỗi cửa hàng gà rán KFC tại nước này.

Nhiều nước châu Á đẩy lùi thời điểm giảm lãi suất

Với triển vọng ngày càng mờ mịt về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nới lỏng tiền tệ trong năm, nhiều ngân hàng trung ương ở châu Á buộc phải đẩy lùi thời điểm...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98