Luật tổ chức tín dụng sửa đổi: Hệ thống ngân hàng kỳ vọng sẽ “thay da đổi thịt”

19/01/2018 15:02
19-01-2018 15:02:07+07:00

Dịch vụ

Luật tổ chức tín dụng sửa đổi: Hệ thống ngân hàng kỳ vọng sẽ “thay da đổi thịt”

Luật TCTD sửa đổi có hiệu lực từ 15/1/2018, đưa ra nhiều quy định hỗ trợ cho các ngân hàng yếu kém, hứa hẹn sự thay da đổi thịt ngoạn mục hơn của các ngân hàng trong thời gian tới.

Từ ngày 15/01/2018, Luật các Tổ chức Tín dụng (TCTD) sửa đổi chính thức có hiệu lực thi hành. Nhân dịp này, phóng viên (PV) đã có cuộc trao đổi với chuyên gia Tài chính – Ngân hàng, TS Nguyễn Trí Hiếu, xung quanh các quy định mới của luật này.

Với Luật TCTD (sửa đổi), nhiều ý kiến dự báo các ngân hàng yếu có thể kỳ vọng được thay da đổi thịt và hệ thống ngân hàng sẽ phát triển theo hướng dễ dàng tái cấu trúc hơn. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Luật sửa đổi đưa ra một trình tự để kiểm soát và xử lý một ngân hàng yếu kém. Một ngân hàng trở nên yếu kém (chẳng hạn vốn chủ sở hữu suy giảm nghiêm trọng, quản lý tài sản yếu kém, quản trị yếu kém, kinh doanh lỗ, yếu thanh khoản, gặp nhiều rủi ro thị trường) sẽ được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) can thiệp sớm để giúp ngân hàng này vượt qua khó khăn và trở lại hoạt động lành mạnh. Tuy nhiên, ngân hàng này có thể bị NHNN đặt vào kiểm soát đặc biệt nếu ngân hàng có nguy cơ mất khả năng thanh toán, lỗ lũy kế lớn hơn 50% giá trị vốn điều lệ và các quỹ dự trữ, không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hay tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn 4% trong thời gian 6 tháng liên tục, và xếp hạng yếu kém trong 2 năm liên tục. Trong thời gian kiểm soát đặc biệt NHNN sẽ áp dụng 6 phương án cơ cấu lại, bao gồm: phục hồi, sáp nhập hay hợp nhất, chuyển nhượng từng phần hoặc toàn phần, giải thể, chuyển giao bắt buộc và phá sản. Phương án cuối cùng là cho ngân hàng phá sản nếu tất cả những phương án trước đó không cứu được ngân hàng, chấm dứt sự tồn tại của ngân hàng.

Khởi đầu của tiến trình cơ cấu lại là phương án phục hồi được quy định tại điều 148 Luật sửa đổi. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được quyết định chủ trương cơ cấu lại của NHNN, TCTD phải trình Ban kiểm soát đặc biệt của NHNN phương án phục hồi. Nếu được phê duyệt, TCTD sẽ được NHNN hỗ trợ với những biện pháp đặc biệt bao gồm vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0%, và được nhận tiền gửi hoặc vay của TCTD hỗ trợ với mức lãi suất ưu đãi...

Như vậy có thể thấy, trong thời gian kiểm soát đặc biệt, NHNN có nhiều công cụ giúp ngân hàng cải thiện thanh khoản, đảm bảo cho ngân hàng đó đủ “máu” để hoạt động. Vấn đề bơm thanh khoản là vấn đề cực kỳ quan trọng để ngân hàng có cơ hội phục hồi trước khi NHNN đưa ra phương án xử lý đặc biệt khác.

Với những giải pháp hỗ trợ sớm của NHNN, liệu có kỳ vọng ngân hàng vào diện yếu kém sẽ có khả năng phục hồi?

Với cơ chế, biện pháp, kế hoạch của Chính phủ và NHNN thì tôi tin rằng TCTD sau khi vào vòng kiểm soát đặc biệt có thể thoát ra được và hoạt động bình thường như các TCTD khác. Một điều rất đáng quan tâm là Luật sửa đổi nhằm vào việc xử lý ngân hàng yếu kém nhưng đồng thời cũng đưa ra phương án hỗ trợ ngân hàng phục hồi và thoát ra khỏi vòng yếu kém.

Ba Ngân hàng đã bị mua lại với giá 0 đồng trước khi Luật sửa đổi ban hành (tháng 11/2017) hiện đang cố gắng phục hồi và khắc phục những hậu quả của quá khứ. Một trong số những ngân hàng tái tổ chức thành công trong thời gian qua phải kể đến Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB, HNX: NVB). Ngân hàng này dù trước đây quy mô hoạt động nhỏ nhưng thời gian qua, do tái cơ cấu mạnh mẽ, NCB đã tăng được vốn chủ sở hữu, tái cơ cấu Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành, tăng cường sản phẩm, dịch vụ. Với nỗ lực đó, NCB đã có kết quả kinh doanh rất tốt cho năm 2017, thậm chí còn có phương án tăng cường vốn để tiến vào hàng ngũ những ngân hàng hàng đầu.

Với những quy định mới, những ngân hàng đã tái cơ cấu thành công và hiện tại hoạt động hiệu quả như NCB chắc chắn sẽ càng có thêm cơ hội, sự hỗ trợ để tiến vào hàng ngũ ngân hàng mạnh mang tính biểu tượng của Việt Nam, thâm nhập vào những thị trường lớn trên quốc tế như vẫn kỳ vọng.

Ông có nói một điểm rất hay là luật liên quan tới xử lý ngân hàng yếu kém nhưng cũng đưa ra phương án hỗ trợ ngân hàng phát triển và thoát ra khỏi vòng yếu kém. Xin ông chia sẻ thêm về vấn đề này?

Tôi muốn nhấn mạnh một điểm rằng, quy định trong Luật sửa đổi bao trùm tất cả các bước mà một ngân hàng yếu kém sẽ phải trải qua từ việc phải khắc phục yếu kém như thế nào, NHNN can thiệp ra sao trước khi phá sản. Điều này có nghĩa là, bên cạnh quyết định mang tính kiểm soát những ngân hàng trong diện yếu kém thì văn bản này cũng mở ra cánh cửa cho thấy, trong tình trạng yếu kém thì ngân hàng sẽ được hỗ trợ như thế nào để thoát khỏi tình trạng đó.

Cụ thể, một ngân hàng được xác định đang trong tình trạng yếu kém thì bắt đầu bị NHNN “để ý” và sẽ có can thiệp sớm vào hoạt động của những ngân hàng đó bằng chính sách thanh tra, giám sát, đưa ra yêu cầu khắc phục.

Sau khi can thiệp sớm nếu tình hình không khả quan thì sẽ can thiệp đặc biệt, có nghĩa là gửi đội thanh tra tới “kiểm soát đặc biệt” tất cả các giao dịch của ngân hàng. Trong thời gian qua tôi đã có dịp chứng kiến bộ phận thanh tra của NHNN làm việc suốt đêm ngày tại một ngân hàng yếu kém khi họ bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.

Nếu vẫn không có dấu hiệu khả quan thì theo Luật sửa đổi NHNN sẽ đưa ngân hàng này vào trong một chương trình, gọi là phương án cơ cấu lại, bao gồm 6 phương án, khởi đầu bằng phương án phục hồi. Theo đó, ngân hàng sẽ có phương án phục hồi về vốn, điều hành, cơ cấu tổ chức, và các hoạt động khác.

Tiếp đó, sau một thời gian mà không có tiến triển sẽ đưa vào trong phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ vốn góp. NHNN sẽ là đầu mối tìm kiếm ngân hàng có thể sáp nhập hoặc chuyển nhượng vốn hoặc yêu cầu TCTD khác góp vốn vào nhằm vực dậy ngân hàng yếu kém này.

Nếu phương án sáp nhập, hợp nhất và chuyển nhượng không khả quan, ngân hàng sẽ bị đặt vào tình trạng giải thể, từng phần hoặc toàn phần, hoặc NHNN áp dụng phương án chuyển giao bắt buộc, chuyển giao cho một ngân hàng khác như trường hợp 3 ngân hàng bị NHNN mua lại vừa qua.

Cuối cùng, nếu tất cả đều không thực hiện được, không ai muốn mua, muốn sáp nhập, hoặc lo ngại giải thể tạo ra hiệu ứng domino kéo theo sự khó khăn của những ngân hàng khác, hoặc bắt buộc chuyển giao mà không ai muốn nhận thì mới đi đến phương án phá sản.

Thực tế, sau 30 năm hoạt động hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn được xem là một hệ thống ngân hàng non trẻ. Những bổ sung về mặt pháp lý và kinh nghiệm thực tế sẽ tiếp tục giúp ngành ngân hàng ngày càng hoàn thiện, và cuối cùng có thể hội nhập sâu vào hệ thống tài chính toàn cầu.

Như vậy tức là những quy định từ Luật TCTD (sửa đổi) sẽ góp phần tái cơ cấu nhanh hơn?

Đó là điều hiển nhiên. Luật các TCTD và Luật sửa đổi là khung pháp lý cao nhất cho hệ thống ngân hàng. Với khung pháp lý ngày càng hoàn thiện công tác tổ chức và quản trị doanh nghiệp (corporate governance) việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng sẽ trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Cùng với Luật sửa đổi có hiệu lực ngày 15/1/2018, Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu, ban hành năm 2017 và Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” cũng ban hành năm 2017, sẽ làm 2018 trở thành năm bản lề trong việc tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

Thêm vào đó, đề xuất của NHNN áp dụng hệ thống xếp hạng tín nhiệm các ngân hàng theo tiêu chuẩn CAMELS (Vốn, Chất lượng tài sản, Năng lực điều hành, Lợi nhuận, Thanh khoản và Rủi ro thị trường) và từ đó xếp hạng năng lực của các ngân hàng theo thang điểm 1-5 (1 là bậc tốt nhất). CAMELS sẽ giúp NHNN thẩm định sức khỏe và năng lực của các ngân hàng một cách khách quan và chính xác, và trên cơ sở này giúp NHNN quản lý các ngân hàng một cách toàn diện và hiệu quả. Đặc biệt khi một ngân hàng khi được xếp hạng 4 và 5 sẽ nhận thức được mức độ nghiêm trọng cần phải tái cơ cấu của ngân hàng mình nếu muốn tiếp tục tồn tại.

FiLi



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay 

Lợi nhuận năm 2024 của Sacombank tăng trưởng ấn tượng song nhiều tín hiệu cho thấy, cổ đông của ngân hàng này có thể lại lỡ hẹn với cổ tức trong năm nay.

Sacombank dành hơn 2.2 tỷ đồng hoàn đến 50% nạp tiền điện thoại 

Từ nay đến hết 30/09/2025, Sacombank triển khai chương trình khuyến mại “Kết nối mỗi ngày - Mở lối sống xanh” với tổng giá trị ưu đãi hơn 2.2 tỷ đồng.

Tín dụng tăng trưởng mạnh ngay từ đầu năm 2025

Tăng trưởng tín dụng đầu năm 2025 tăng 2.5% so với cuối năm 2024, gấp gần 10 lần cùng kỳ năm trước. Lãnh đạo NHNN và đại diện các ngân hàng đã đề ra các giải pháp...

SHB năm thứ ba liên tiếp được vinh danh Ngân hàng Việt Nam có hoạt động tài trợ bền vững tốt nhất

SHB là đại diện duy nhất của Việt Nam được Global Finance trao tặng giải thưởng "Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất năm 2025”, ghi nhận cho những nỗ...

Khai trương MB Cao Bằng, mở ra cơ hội tài chính cho người dân và doanh nghiệp địa phương

Ngày 03 tháng 4 năm 2025 – Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chính thức khai trương MB Cao Bằng tại địa chỉ Số 85-87, phố Kim Đồng, Tổ 12, Phường Hợp Giang, TP.Cao Bằng...

Giá bán USD ngân hàng chạm mốc 26,000 đồng trước đòn thuế của Mỹ

Chỉ số DXY trên thị trường quốc tế lao dốc mạnh trong khi tỷ giá USD/VND ngân hàng nhảy vọt trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump công bố mức thuế đối ứng với các...

Quý 1/2025, Nam A Bank giữ đà tăng trưởng, đẩy mạnh các chương trình đồng hành cùng doanh nghiệp và nền kinh tế 

Kết thúc quý 1/2025, các chỉ số kinh doanh của Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank, HOSE: NAB) tiếp tục ghi nhận nhiều chỉ tiêu tăng trưởng ổn định, thanh khoản dồi...

Lợi nhuận của FE Credit trở lại đường đua tăng trưởng

Năm 2024 đã kiểm toán, FE Credit đạt lợi nhuận trước thuế gần 515 tỷ đồng, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ sau giai đoạn tái cơ cấu.

Đến 20/03, lãi suất cho vay bình quân giảm 0.4% so với đầu năm 

Ngày 01/04, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức Hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực 12. 

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

Nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai chương trình tri ân “Đón mưa quà sinh nhật” với tổng trị giá lên đến...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


Hotline: 0908 16 98 98