TPP có thể giải quyết vấn đề lớn cho Donald Trump, nhưng khó mà tái gia nhập

18/04/2018 11:32
18-04-2018 11:32:24+07:00

TPP có thể giải quyết vấn đề lớn cho Donald Trump, nhưng khó mà tái gia nhập

Trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump xung đột với Trung Quốc về vấn đề thương mại, Nhật Bản đang mời gọi ông tái gia nhập vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Chuyến viếng thăm của Thủ Tướng Nhật Bản, Shinzo Abe, tới Mar-A-Lago trong tuần này được cho là sẽ khuyến khích Mỹ xem xét lại về TPP. Trong khi đó, ông Trump đang cố gắng đẩy mạnh thỏa thuận thương mại song phương với Nhật Bản.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (bên trái) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (bên phải)

Ngay sau khi nhậm chức, ông Trump đã rút Mỹ ra khỏi TPP hồi tháng 1/2017.

Tuần trước, ông Trump đã yêu cầu các cố vấn xem xét về việc Mỹ có thể có một thỏa thuận TPP tốt hơn hay không. Tuy nhiên, trong ngày thứ Ba (17/04), Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng, Larry Kudlow, cho biết vẫn chưa có động thái cụ thể nào xảy ra, và ý tưởng Mỹ quay lại với TPP chỉ mới là ý tưởng hơn là một chính sách tại thời điểm này.

Vị Tổng thống Mỹ dường như không mấy hoan nghênh TPP và ông Abe cũng được cho là không có khả năng chấp nhận hoàn toàn về một thỏa thuận thương mại tự do song phương với Mỹ. Ngoài ra, ông Trump cũng đe dọa Nhật Bản với lệnh áp thuế nhập khẩu lên thép và nhôm.

“Cả ông Abe và ông Trump cần phải cho biết họ đã có được một điều gì đó về thương mại. Khuôn khổ là từ mà mọi người đang sử dụng”, Sheila Smith, quan chức cấp cao tại Hội đồng Quan hệ Nước ngoài của Nhật Bản, cho hay. “Tuyên bố từ hai bên có thể là một sự thỏa hiệp và hai bên có thể nói là họ đã giành chiến thắng”.

Tom Block, Chiến lược gia chính sách Washington tại Fundstrat, cho hay ông kỳ vọng Nhật Bản sẽ được miễn thuế nhập khẩu thép và nhôm. “Về phần TPP, tôi nghĩ họ sẽ nói là họ đã bàn luận về nó. Cho tới nay, mọi thứ diễn ra khá đột ngột. TPP được cho là một phần của biện pháp chống trả lại sức ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Tại thời điểm đó, TPP hoàn toàn hợp lý. Tới bây giờ vẫn hợp lý, nhưng tôi nghĩ sẽ khó để thuyết phục ông Trump”, ông Block cho biết.

Có quá nhiều rào cản đối với việc Mỹ trở lại TPP, nhưng Mỹ có thể nhận thấy rằng những người nông dân và doanh nghiệp ở đây đang chịu bất lợi vì họ không được tham gia vào TPP.

New Zealand, một thành viên tham gia vào TPP từ giai đoạn đầu, cho biết Mỹ không thể đơn giản trở lại thỏa thuận, mặc dù điều đó sẽ khá đáng hoan nghênh. Trong ngày thứ Ba(17/04), Thủ tướng New Zealand, Jacinda Ardern, cho biết bà nhận thấy Mỹ có thể trở lại với TPP, nhưng đi kèm với đó là việc tái thương lượng lại thương mại, và điều đó phải được sự chấp thuận từ tất cả 11 quốc gia thành viên. Các thành viên còn lại bao gồm Canada, Australia, Mexico, Malaysia, Singapore, Chile, Việt Nam, Peru và Brunei.

“Ông Trump đúng ở điểm là TPP sẽ là một yếu tố thúc đẩy nông nghiệp ở Mỹ. Tuy nhiên, chúng tôi đã nhận thấy điều này một vài lần và không quá lạc quan về khả năng xảy ra của việc này trong ngắn hạn”, Daniel Clifton, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu chính sách tại Strategas Research, cho hay, “Tâm điểm chú ý thực sự của ông Trump là ký kết thỏa thuận thương mại song phương với Nhật Bản và xây dựng lại TPP từ dưới lên thay vì từ trên xuống”.

Mỹ đang bàn luận về TPP tại thời điểm này khi vụ xung đột thương mại với Trung Quốc có thể trở thành cuộc chiến về ý chí. Mỹ cho biết họ sẽ áp thuế tới 50 tỷ USD lên hàng hóa từ Trung Quốc, và đáp trả lại, Bắc Kinh cũng cam kết áp thuế lên hàng hóa của Mỹ, nhất là các mặt hàng nông nghiệp. Ngoài ra, ông Trump cũng đe dọa áp thuế bổ sung 100 tỷ USD lên hàng hóa Trung Quốc, và Bắc Kinh cho biết họ sẽ trả đũa.

“Lý do duy nhất khiến chính quyền Mỹ muốn trở lại với TPP là vì đây là động thái đáp trả lại phía Trung Quốc. Điểm chiến lược của TPP là để củng cố vòng tròn kinh tế ... rào xung quanh Trung Quốc”, Chris Krueger, Chuyên gia phân tích chính sách, cho hay.

“Việc tái gia nhập TPP gắn liền Mỹ với tương lai của châu Á. Nó sẽ gắn kết và ràng buộc chúng ta. Đây là một cam kết mạnh mẽ trong việc định hình tương lai kinh tế của khu vực này”, bà Smith cho hay.

Mỹ đang phải giải quyết xung đột thương mại với Trung Quốc, đồng thời cũng đang tái thương lượng Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) với Canada và Mexico trước cuộc bầu cử ở Mexico vào tháng 7/2018.

“Một khi tái thương lượng NAFTA kết thúc, tôi thực sự nghĩ tâm điểm chú ý sẽ chuyển sang Nhật Bản và cả khu vực châu Á”, bà Smith cho biết.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Hậu COVID-19, 3 đại gia vắc-xin làm ăn ra sao?

AstraZeneca báo cáo lợi nhuận sau thuế 2.18 tỷ USD trong quý đầu tiên năm 2024, tăng đáng kể so với mức 1.8 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái. Đà tăng trưởng này có được...

Châu Âu và "ván cược" ngành chip lần hai

Từng là trung tâm của ngành chip toàn cầu những năm 90, châu Âu giờ đã tụt hậu đáng kể trong ngành so với Mỹ hay các nền kinh tế châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Warren Buffett: Thuế doanh nghiệp có thể tăng để giải quyết thâm hụt ngân sách

Tỷ phú Warren Buffett cho biết thuế doanh nghiệp tại Mỹ có thể sẽ tăng khi các nhà lập pháp tìm cách giảm thâm hụt liên bang.

Mỹ tạo ít việc làm hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3.9%

Nền kinh tế Mỹ có thêm ít việc làm hơn dự báo trong tháng 4/2024, chấm dứt chuỗi tăng trưởng việc làm mạnh mẽ trước đó - một yếu tố đã khiến Fed phải tỏ ra cẩn...

OECD nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới

OECD đã nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới, nhờ sự phục hồi mạnh của kinh tế Mỹ, trong lúc Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tụt lại...

Sàn giao dịch điện nở rộ, thu hút nhà đầu tư

Thị trường điện châu Âu có những bước tiến tự do hóa xa hơn. Hợp đồng điện tương lai được giao dịch rộng rãi, ước tính có quy mô gấp bảy lần quy mô thị trường giao...

"Ông lớn" dược phẩm Pfizer với cái kết hậu COVID-19

Giám đốc tài chính của Pfizer bày tỏ hài lòng về mức tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ 11% của các sản phẩm không liên quan tới COVID-19 trong quý vừa qua của công ty...

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ lên 6,8%

IMF đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong năm tài chính hiện tại từ 6,5% (được đưa ra hồi tháng Một) lên mức 6,8%, chủ yếu nhờ đầu tư công.

Chủ tịch Jerome Powell: Fed khó nâng lãi suất trở lại

Chủ tịch Fed Jerome Powell cho rằng lạm phát vẫn còn quá cao và Fed không cảm thấy tự tin về tiến triển lạm phát.

Fed giữ nguyên lãi suất, giảm nhịp độ thắt chặt định lượng

Fed giữ nguyên lãi suất khi cuộc chiến chống lạm phát dần trở nên khó khăn hơn trong thời gian gần đây.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98