IPO "bom tấn" Xiaomi và chuyện về nhóm triệu phú Lucky 56

22/05/2018 11:02
22-05-2018 11:02:03+07:00

IPO "bom tấn" Xiaomi và chuyện về nhóm triệu phú Lucky 56

8 năm về trước, trước khi Tập đoàn Xiaomi của Trung Quốc bán được chiếc điện thoại thông minh đầu tiên, 56 nhân viên đời đầu đã bỏ ra 11 triệu USD để đầu tư vào Tập đoàn này. Những nhân viên đời đầu này đã dùng tới khoản tiền tiết kiệm và vay thêm từ ba mẹ. Thậm chí, một nhân viên quầy lễ tân còn phải sử dụng của hồi môn.

Ngày nay, họ là nhóm “Lucky 56” (“56 nhân viên may mắn”), những người sắp trở thành triệu phú nhờ đợt IPO của Xiaomi. Xiaomi là một trong những công ty sản xuất điện thoại thông minh thành công nhất trên thế giới và đang chuẩn bị cho đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) "bom tấn" sắp tới. Lượng cổ phần của nhóm “Lucky 56” có thể sớm có giá trị từ 1 tỷ USD cho tới 3 tỷ USD, dựa vào giá của đợt IPO. Tính ở giá bình quân (1.5 tỷ USD), thì mỗi người sẽ có khoảng 36 triệu USD.

* Sau IPO, Xiaomi có thể sản sinh ra 7 tỷ phú mới

Quyết định bỏ vốn đầu tư vào Xiaomi diễn ra thật tình cờ với những người nhân viên như ông Li Weixing – từng là kỹ sư thuộc Tập đoàn Microsoft và là nhân viên số 12 thuộc Xiaomi trong năm 2010. Những người nhân viên này làm việc quần quật không nghỉ tại văn phòng ở Bắc Kinh để vận hành và thúc đẩy một công ty sản xuất điện thoại di động không ai biết tới. Trong năm 2010, ông Lei Jun và những nhà đồng sáng lập muốn sử dụng chính tiền túi của mình cho vòng tài trợ mạo hiểm và khi thông tin này lan truyền ra cả Công ty thì ông Li Weixing và những người khác cũng muốn tham gia.

Ông Li Weixing – người giúp tạo nên hệ thống điều hành điện thoại di động của Xiaomi – có khoảng 500,000 Nhân dân tệ (tương ứng 79,000 USD) tiền tiết kiệm. “Nó còn chẳng đủ để mua một ngôi nhà, vì vậy ông ấy hỏi tôi rằng liệu ông có thể dùng số tiền này để đầu tư vào Xiaomi hay không”, CEO Lei Jun cho biết trong một cuộc phỏng vấn ở trụ sở Bắc Kinh hồi tháng 3/2018. “Chúng tôi nói rằng không thể chỉ để ông Li Weixing đầu tư, do đó chúng tôi kêu gọi tất cả mọi người cùng tham gia”.

Một số nhân viên đời đầu của Xiaomi đã trở nên giàu có, bao gồm cả ông Lei – người tạo ra cả gia tài nhờ dẫn dắt công ty phát triển phần mềm Kingsoft và đầu tư vào các start-up Trung Quốc. Tuy nhiên, trong những ngày đó, nhiều nhân viên phải cóp nhặt tiền mặt để tham gia. Ông Li Weixing và một số nhân viên khác muốn đầu tư vào một công ty mà họ biết hơn là một thị trường chứng khoán đầy bất ổn. Hiện nay, tài sản của ông Li Weixing có thể lên tới 10-20 triệu USD, dựa trên giá trị của đợt IPO Xiaomi.

Đây là nhân viên thứ 14, một nhân viên tại quầy lễ tân hiện đang làm trong văn phòng nhân sự của Xiaomi – người đóng góp cả của hồi môn của mình (khoảng 100,000-200,000 Nhân dân tệ, tương ứng 16,000-31,000 USD) vào công ty. Lượng cổ phần của cô hiện có giá trị khoảng 1-8 triệu USD. Xiaomi từ chối cho phép các nhân viên đời đầu tham gia phỏng vấn. Ông Li Weixing cũng từ chối bình luận.

Sau đợt tham gia đầu tư đầu tiên, ông Lei Jun quyết định giới hạn khoản đầu tư của những nhân viên bình thường ở mức 300,000 Nhân dân tệ mỗi người để giới hạn rủi ro và ngăn chặn nhân viên vay nợ để đầu tư. “Mong muốn đầu tư là quá lớn, nhưng chúng tôi đã áp đặt giới hạn lên nó vì chúng tôi lo ngại rằng nếu mọi người bỏ vào quá nhiều tiền thì tình hình sẽ trở nên rất xấu nếu công ty đổ vỡ”, nhà đồng sáng lập Xiaomi, Li Wanqiang, cho biết trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 3/2018.

Nhóm “Lucky 56” có thể thu về nhiều nhất là 3 tỷ USD nếu Xiaomi chào bán 15% cổ phần của Công ty ở mức định giá 100 tỷ USD tại đợt IPO ở Hồng Kông trong năm nay, theo các ước tính dựa trên bản cáo bạch của Xiaomi. Một ước tính thận trọng hơn sẽ là 1.4 tỷ USD cho nhóm “Lucky 56” nếu Xiaomi chào bán 25% cổ phần của Công ty ở mức định giá 50 tỷ USD. (Các ước tính dựa trên giả định rằng các cổ đông hiện hữu không bán cổ phần của họ và khoản tiền 11 triệu USD từ các nhân viên đã được đầu tư trong giai đoạn “Series B-2” theo như bản cáo bạch của Xiaomi). Các nhân viên có thể thu về số tiền gấp 200 lần khoản đầu tư ban đầu.

Ông Lei và những nhà đồng sáng lập Xiaomi bỏ rất nhiều vốn vào đợt này và sẽ thu về nhiều hơn những nhân viên bình thường. Dựa trên ước tính của Bloomberg, 5 trong số những nhà đồng sáng lập sắp trở thành tỷ phú và lượng cổ phần của ông Lei Jun (tích lũy qua nhiều vòng đầu tư) có thể đáng giá 27 tỷ USD. Các công ty đầu tư từ Qiming Venture Partners cho tới Morningside Group cũng được cho sẽ thu về tỷ suất sinh lợi “cực khủng” khi Xiaomi tiến hành IPO trong năm nay. Đây có thể được xem là đợt IPO lớn nhất kể từ lần IPO của Tập đoàn Alibaba Group Holding hồi năm 2014.

Chẳng có gì là rõ ràng tại thời điểm năm 2010. Lúc đó, Xiaomi thực sự chỉ mới là một ý tưởng trong đầu của ông Lei Jun, Hans Tung – một trong những người ủng hộ Lei Jun lúc đó – cho hay. Ông Lei là một ngôi sao công nghệ ở Trung Quốc với 1 triệu người theo dõi trên Weibo – khá tương tự với mạng xã hội Twitter – nhưng tại thời điểm đó, việc ông có thể cạnh tranh với Apple, Samsung Electronics và Huawei Technologies có thể chỉ là mộng tưởng xa vời. Lúc đó, ông sẽ tổ chức những cuộc họp đầy khói thuốc và rượu ở các khách sạn tại Bắc Kinh, trưng bày những chiếc điện thoại di động mà ông sản xuất và mô tả những tính năng của nó cho những người bạn của ông dùng thử.

Tuy nhiên, sau khi ông Lei thuyết phục 7 nhà đồng sáng lập khác rời bỏ những công việc vừa ý tại Tập đoàn Microsoft và Google chỉ trong vài tháng, Qiming – nơi ông Tung từng làm việc tại thời điểm đó – và Morningside đã quyết định đặt cược vào năng lực của ông Lei Jun. Họ đã tổ chức vài vòng gọi vốn vào cuối năm 2010 và đầu năm 2011, định giá công ty ở mức 250 triệu USD. Đó cũng là lúc 56 nhân viên này bỏ 11 triệu USD vào đầu tư. Hiện nay, Xiaomi là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ 4 trên thế giới và có khả năng được định giá cao gấp 200 lần so với con số 250 triệu USD.

“Ông Lei Jun là người sáng lập. Ông có khả năng bỏ ra đủ toàn bộ số vốn đó. Nhưng tại sao ông lại chia sẻ với mọi người?”, nhà đồng sáng lập của Morningside, Richard Liu, tự hỏi. “Ông ấy có tầm nhìn và ông có thể xây dựng niềm tin vững chắc đó và mọi người sẵn lòng chấp nhận rủi ro khổng lồ ấy”.

“Những nhân viên đó vốn đã có rủi ro cao khi làm việc trong những start-up nhỏ và chưa được thử nghiệm như thế này. Điều đó cũng cho thấy sự nhiệt tình to lớn của họ”, ông Tung nói. “Và hóa ra họ đã đúng”.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ tịch Samsung lần đầu trở thành người giàu nhất Hàn Quốc

Với việc tăng thêm 3,5 tỷ USD, ông Lee Jae Yong lần đầu trở thành người giàu nhất Hàn Quốc với khối tài sản ròng 11,5 tỷ USD.

Các tỉ phú bán lẻ giá rẻ ở châu Á phất lên trong thời kỳ lạm phát

Khối tài sản của các tỉ phú sở hữu các chuỗi bán hàng giá rẻ ở châu Á tăng thêm nhiều tỉ đô la Mỹ khi khách hàng đổ xô đến cửa hàng của họ trong thời kỳ lạm phát...

Khi Tim Cook đến Việt Nam “uống cà phê”!

Ngày 14/04, IDC công bố doanh số bán điện thoại thông minh của Apple đã giảm khoảng 10% trong quý đầu tiên của năm 2024, đồng nghĩa với việc mất vị trí quán quân...

Tiết lộ về cuộc sống kín tiếng của CEO Apple Tim Cook

CEO Apple Tim Cook ngoài đời là một người khá kín tiếng. Ông có thói quen dậy từ 4h sáng, dành một tiếng đọc cả hàng trăm e-mail công việc.

Con đường kinh doanh của doanh nhân Nguyễn Hoài Nam

Nhân tố mới ứng cử vào HĐQT Vincom Retail (HOSE: VRE) - ông Nguyễn Hoài Nam đến từ Tập đoàn Berjaya Việt Nam gây sự chú ý trong bối cảnh Vingroup đang lên kế hoạch...

Forbes: Các tỷ phú dưới 30 tuổi đều nhờ thừa kế tài sản 

Theo nghiên cứu của Forbes, trên toàn cầu có 15 tỷ phú dưới 30 tuổi, nhưng không ai trong số họ là tự tạo ra tài sản của mình mà đều hưởng lợi từ những khoản thừa...

Forbes: Việt Nam có 6 tỷ phú trong danh sách thế giới

Năm nay, danh sách tỷ phú thế giới của Forbes có sự góp mặt của 6 tỷ phú Việt Nam.

Tòa án Montenegro quyết định dẫn độ “cha đẻ” tiền kỹ thuật số Luna về Hàn Quốc

Tòa phúc thẩm Montenegro cho biết đã bác đơn kháng cáo của Do Kwon và giữ nguyên phán quyết trước đó của tòa án cấp dưới quyết định dẫn độ đối tượng này về Hàn Quốc.

Hai đại gia ở Vĩnh Phúc, sở hữu tập đoàn ‘lớn nhanh như thổi’ rồi nhúng chàm

Nguyễn Văn Hậu và Trịnh Văn Quyết - hai đại gia quê Vĩnh Phúc - sở hữu tập đoàn nghìn tỷ, từng phất lên như diều gặp gió và đều nhúng chàm với hàng loạt sai phạm.

Lisa Su, ‘nữ tướng’ AMD khuấy đảo ngành bán dẫn

CEO AMD Lisa Su đạt được những thành tựu chưa từng có: nữ CEO đầu tiên của một công ty bán dẫn lớn, cứu AMD khỏi bờ vực sụp đổ và khuấy đảo ngành công nghệ vốn do...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98