Câu chuyện kinh doanh mùa World Cup: Ai sẽ kiếm được tiền và bao nhiêu?

16/06/2018 14:00
16-06-2018 14:00:00+07:00

Câu chuyện kinh doanh mùa World Cup: Ai sẽ kiếm được tiền và bao nhiêu?

  • Nga bỏ ra 11.8 tỷ USD để xây dựng và chuẩn bị cho kỳ World Cup 2018
  • Giải đấu diễn ra cùng lúc với những cáo buộc tham nhũng chống lại FIFA
  • FIFA được cho là sẽ "đút túi" khoảng 6 tỷ USD, tăng 25% so với mùa giải trước

FIFA World Cup lần thứ 21 đã diễn ra vào thứ Năm vừa qua tại Mát-xcơ-va. Đây là giải đấu danh giá nhất thế giới, được hàng triệu người chờ đợi để được xem những siêu sao bóng đá thi đấu với niềm tự hào quốc gia.

World Cup là sự kiện bóng đá có thể kiếm lời nhiều nhất và có khi cũng là tốn kém nhất bởi vì những quốc gia bỏ tiền chi trả cho giải đấu chưa chắc sẽ thu được lợi nhuận. Cứ mỗi 4 năm, FIFA - tổ chức dẫn đầu thế giới về bộ môn bóng đá - lại ghi nhận doanh thu hàng tỷ USD từ World Cup trong khi những quốc gia đăng cai tổ chức lại tiêu tốn ít nhất là 10 tỷ USD.

Giải đấu năm 2018 được tổ chức tại Nga, thi đấu tại 11 thành phố, khởi đầu với 32 đội theo thể thức thi đấu vòng tròn tính điểm (vòng bảng) và knockout (vòng trong). Đội chiến thắng sẽ được quyết định vào ngày 15/07.

Tờ USA Today cho hay, Nga đã phải bỏ ra 11.8 tỷ USD để xây dựng và chuẩn bị cho giải đấu năm nay, trong đó có hơn 70% đến từ nguồn quỹ công.

Theo FIFA, các đội tuyển sẽ cùng chia nhau giải thưởng có tổng trị giá 400 triệu USD, từ 8 triệu USD cho mỗi đội tham dự tới 38 triệu USD cho đội thắng cuộc.

Để dự đoán đội chiến thắng, các ngân hàng như UBS và Goldman Sachs đã sử dụng đến thuật toán. Kết quả dự báo hoàn toàn khác biệt, trong khi UBS chọn Đức thì Goldman Sachs lại chọn Brazil. Có thể thấy, lần gần nhất mà Đức - Brazil đối mặt nhau là tại trận bán kết World Cup 2014, khi đó Đức đã hủy diệt Brazil bằng chiến thắng 7-1.

FIFA là ai?

Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) là tổ chức quản lý bộ môn bóng đá, đã tổ chức cho nhiều giải đấu ở tầm quốc tế. FIFA thành lập vào đầu những năm 1900 với mục đích tạo ra một tổ chức độc lập để trông nom bộ môn bóng đá khi môn thể thao này ngày càng phổ biến và đem lại nhiều lợi ích về kinh tế trong suốt thế kỷ 20.

FIFA đặt trụ sở tại Zurich, là một tổ chức phi lợi nhuận mặc dù đã thu về hàng trăm triệu USD lợi nhuận mỗi năm.

Khi mùa World Cup 2018 bắt đầu, FIFA vẫn đang phải đối mặt với sự kiểm soát chặt chẽ. Sau cuộc điều tra năm 2015 thì nhiều quan chức cấp cao của FIFA đã bị cáo buộc tham nhũng và gian lận. Năm đó, Bộ Tư pháp Mỹ đã truy tố 41 quan chức FIFA, các lãnh đạo quốc gia (bao gồm các Tổng thống hiện tại và trước đây của Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras, Nicaragua và Panama) và các giám đốc doanh nghiệp với tội danh tống tiền, lừa đảo tiền và rửa tiền. Họ dính líu tới “một kế hoạch 24 năm để làm giàu cho bản thân thông qua việc tham nhũng nền bóng đá quốc tế”. FBI vẫn đang tiếp tục điều tra FIFA trong 3 năm qua.

Một phần cáo buộc chống lại FIFA bao gồm cả việc để cho Nga đăng cai World Cup 2018 và Qatar đăng cai giải năm 2022. Liên đoàn đã hoàn tất một cuộc điều tra nội bộ vào năm 2014nhưng lại không công bố mặc dù có tuyên bố vắn tắt rằng kết quả cuộc điều tra đã giải được tội danh cho FIFA. Thậm chí, những sự tuyên bố đó được trình bày bởi chính chuyên viên điều tra phụ trách được thuê bởi FIFA, Ủy viên công tố liên bang Mỹ Michael Garcia, một người “thực lực có hạn”.

Quốc gia đăng cai phải chi trả bao nhiêu cho giải đấu?

Quốc gia nào đăng cai World Cup thì đội tuyển nước đó tự động đủ tiêu chuẩn tham gia giải đấu nhưng việc đó đi kèm một sự trả giá nặng nề về mặt kinh tế.

Để đăng cai World Cup, FIFA đòi hỏi quốc gia có hồ sơ dự thầu và miễn thuế tối đa cho Liên đoàn. Trước đó, Đức đã miễn cho FIFA 272 triệu USD tiền thuế khi quốc gia này đăng cai World Cup 2006, tương tự như vậy với Nam Phi và Brazil trong năm 2010 và 2014. Những thỏa thuận này hình thành nên các khu vực miễn thuế cho các địa điểm thi đấu World Cup.

Brazil ước tính đã chi ra khoảng 15 tỷ USD để xây dựng các sân vận động, hệ thống giao thông cùng với những cơ sở hạ tầng khác cho kỳ World Cup 2014. Sân vận động tốn kém nhất, Mane Garrincha, trị giá 550 triệu USD và chỉ phục vụ cho một số ít sự kiện trong vài tháng sau khi giải đấu kết thúc – và hiện tại, nó được sử dụng làm bãi đậu xe buýt.

Có thể, Nga sẽ không chi ra gần 51 tỷ USD như Oympics Mùa Đông 2014 tại Sochi nhưng chi phí vẫn tiếp tục gia tăng, gần đây nhất là gần 12 tỷ USD.

Những quan chức liên bang của Nga nói rằng kỳ World Cup sẽ mang lại từ 26-31 tỷ USD cho nền kinh tế nước nhà. Arkady Dvorkovich, cựu Phó Thủ tướng Nga, nói công tác chuẩn bị đã đóng góp khoảng 14 tỷ USD vào GDP quốc gia – tương đương 1% – cũng như tạo thêm khoảng 220,000 việc làm. Những quan chức này không nói rõ sự đóng góp của World Cup cho nền kinh tế được tính như thế nào, một quan điểm tranh cãi giữa những nhà phê bình của quốc gia.

Ai mới thực sự kiếm được tiền?

FIFA “hốt” được 4.8 tỷ USD doanh thu trong kỳ World Cup 2014, mang lại 2.6 tỷ USD lợi nhuận cho Liên đoàn. Doanh thu phát sóng được 2.43 tỷ USD trong khi tiền tài trợ và tiền bán vé mang về lần lượt là 1.6 tỷ USD và 527 triệu USD.

World Cup 2018 được mong đợi sẽ mang về 6 tỷ USD doanh thu cho FIFA, tăng 25% so với năm 2014. Với số lượng người theo dõi giải đấu khổng lồ, lên tới 3.2 tỷ người, doanh thu phát sóng dự đoán sẽ tăng lên tới 3 tỷ USD.

Tuệ Nhiên (Theo CNBC)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98