Chân dung giới doanh nhân ở Triều Tiên

15/06/2018 21:25
15-06-2018 21:25:30+07:00

Chân dung giới doanh nhân ở Triều Tiên

Lực lượng doanh nhân ở Triều Tiên không hiếm như người bên ngoài nghĩ, thậm chí họ còn rất háo hức được học hỏi và kinh doanh.

Nhiều người có thể cho rằng, Triều Tiên là một nền kinh tế "cằn cỗi" đối với giới doanh nhân. Nhưng sự thật, đã có những người tiên phong, bất chấp sự thiếu thốn của công nghệ và chính sách hỗ trợ, để khởi nghiệp. Tinh thần đó có trước hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra ở Singapore vào đầu tuần.

Ở Triều Tiên, có một trang thương mại điện tử tên Manmulsang, nghĩa là cửa hàng bán mọi thứ, cùng với dịch vụ mua sắm di động Okryu. Ngoài ra, còn có dịch vụ điều hướng tên Gildongmu 1.0, nghĩa là bạn hữu trên đường. Những người sáng lập ra chúng phải vượt qua một trở ngại không giống bất cứ đâu. Theo đó, người dùng điện thoại thông minh phải đi đến cửa hàng vật lý để được tải ứng dụng về.

Quốc gia này cũng bắt đầu cho phép hàng nghìn người nghiên cứu về tinh thần kinh doanh, mặc dù về lý thuyết là không phù hợp với mô hình kinh tế chính thống. Choson Exchange, một tổ chức phi lợi nhuận, đã đào tạo hơn 2.000 người Triều Tiên tại đất nước của họ và ở Singapore trong thập kỷ qua.

Ian Collins (bên phải) thảo luận cùng các học viên Học viện Khoa học Quốc gia tại Pyongsong, Triều Tiên vào tháng 11/2017. Ảnh: Bloomberg

Khá lâu trước khi ông Kim Jong-Un ngắm nhìn đường chân trời của Singapore từ tòa nhà Marina Bay Sands trước hội nghị thượng đỉnh, nhiều công dân Triều Tiên đã nhấm nháp bia tại đó, khi đi học các lớp về kinh doanh và đầu tư vốn mạo hiểm.

Tháng 11/2017, giảng viên người Australia của Choson Exchange - ông Ian Collins dẫn dắt một hội thảo kéo dài 4 ngày cho 80 người tại phía bắc Bình Nhưỡng. Học viên của ông học cách phát triển các mô hình kinh doanh và trình bày các ý tưởng bằng phần thuyết trình dài 3 phút. Việc thiếu tài nguyên đã làm phát kiến ra những sáng kiến thông minh. Ví dụ như ý tưởng phát triển các sản phẩm di động dựa trên năng lượng mặt trời.

"Có lẽ họ là những người háo hức, khát khao nhất mà tôi từng trò chuyện", Collins nói. Sinh viên của những trường hàng đầu như Đại học Kim Il Sung và Đại học Công nghệ Kim Chaek học về khoa học máy tính dù bị chặn truy cập internet. Họ còn thường xuyên giành giải trong các cuộc thi lập trình quốc tế. Thậm chí, tài năng của họ còn làm dấy lên vài quan ngại về an ninh mạng toàn cầu, nguy cơ từ Triều Tiên.

Jim Rogers, nhà đầu tư kỳ cựu và chủ tịch của Rogers Holdings Inc (Mỹ) choáng váng khi thấy những thay đổi đang diễn ra trong chế độ được kiểm soát chặt chẽ. Bất ngờ lớn nhất của ông là chuyến viếng thăm thành phố Rason cách đây vài năm. Đó là một thị trường sôi động, với hàng trăm gian hàng bán các sản phẩm từ khắp nơi trên thế giới.

"Triều Tiên ngày nay là Trung Quốc đầu những năm 1980. Nó có tất cả các dấu hiệu, với một thị trường chợ đen đang phát triển và những điều mới mẻ đang diễn ra. Tất cả những điều này thường dẫn đến một tương lai rất thú vị", ông nói.

Sau nhiều năm cấm điện thoại di động, hoặc chỉ dành cho giới tinh hoa, Triều Tiên bắt đầu cho phép sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây. Có khoảng 4 triệu người sử dụng điện thoại di động. Số người dùng điện thoại thông minh năm 2017 chiếm một phần sáu, theo cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc.

Lee Kang-soo, một người đào thoát cho biết, người dân Triều Tiên háo hức tiến lên phía trước với tư cách là đối tác của Hàn Quốc. Họ mong đợi được kiếm tiền nếu đất nước mở cửa. Kim Young-hui, một người đào thoát khác đang theo học tại Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc nói một nhóm thương gia mới đã xuất hiện dưới thời điều hành của ông Kim Jong-Un.

Họ được biết đến với cái tên "donju", hoặc những người nắm giữ tiền. Họ đầu tư vào các nhà máy sản xuất mọi thứ, từ thực phẩm đến đạn dược. Sự kết hợp giữa vốn và bí quyết của họ đã giúp kinh tế Triều Tiên tăng tốc thời gian qua.

John Kim, một nhà đầu tư mạo hiểm, người đã dạy học viên Triều Tiên, nói rằng các sinh viên rất háo hức muốn tìm hiểu về mô hình kinh tế ở Singapore, nơi ông làm việc.

Nhà đầu tư Jim Rogers  tin rằng ông Kim Jong-Un sẽ chấm dứt sự cô lập của đất nước. Bản thân ông cũng đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Triều Tiên.

"Ông ấy không muốn sống ở một nơi như Triều Tiên", ông bình luận với niềm tin bởi vị chủ tịch từng học ở Thụy Sỹ.

Phiên An (theo Bloomberg)

vnexpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ tịch Samsung lần đầu trở thành người giàu nhất Hàn Quốc

Với việc tăng thêm 3,5 tỷ USD, ông Lee Jae Yong lần đầu trở thành người giàu nhất Hàn Quốc với khối tài sản ròng 11,5 tỷ USD.

Các tỉ phú bán lẻ giá rẻ ở châu Á phất lên trong thời kỳ lạm phát

Khối tài sản của các tỉ phú sở hữu các chuỗi bán hàng giá rẻ ở châu Á tăng thêm nhiều tỉ đô la Mỹ khi khách hàng đổ xô đến cửa hàng của họ trong thời kỳ lạm phát...

Khi Tim Cook đến Việt Nam “uống cà phê”!

Ngày 14/04, IDC công bố doanh số bán điện thoại thông minh của Apple đã giảm khoảng 10% trong quý đầu tiên của năm 2024, đồng nghĩa với việc mất vị trí quán quân...

Tiết lộ về cuộc sống kín tiếng của CEO Apple Tim Cook

CEO Apple Tim Cook ngoài đời là một người khá kín tiếng. Ông có thói quen dậy từ 4h sáng, dành một tiếng đọc cả hàng trăm e-mail công việc.

Con đường kinh doanh của doanh nhân Nguyễn Hoài Nam

Nhân tố mới ứng cử vào HĐQT Vincom Retail (HOSE: VRE) - ông Nguyễn Hoài Nam đến từ Tập đoàn Berjaya Việt Nam gây sự chú ý trong bối cảnh Vingroup đang lên kế hoạch...

Forbes: Các tỷ phú dưới 30 tuổi đều nhờ thừa kế tài sản 

Theo nghiên cứu của Forbes, trên toàn cầu có 15 tỷ phú dưới 30 tuổi, nhưng không ai trong số họ là tự tạo ra tài sản của mình mà đều hưởng lợi từ những khoản thừa...

Forbes: Việt Nam có 6 tỷ phú trong danh sách thế giới

Năm nay, danh sách tỷ phú thế giới của Forbes có sự góp mặt của 6 tỷ phú Việt Nam.

Tòa án Montenegro quyết định dẫn độ “cha đẻ” tiền kỹ thuật số Luna về Hàn Quốc

Tòa phúc thẩm Montenegro cho biết đã bác đơn kháng cáo của Do Kwon và giữ nguyên phán quyết trước đó của tòa án cấp dưới quyết định dẫn độ đối tượng này về Hàn Quốc.

Hai đại gia ở Vĩnh Phúc, sở hữu tập đoàn ‘lớn nhanh như thổi’ rồi nhúng chàm

Nguyễn Văn Hậu và Trịnh Văn Quyết - hai đại gia quê Vĩnh Phúc - sở hữu tập đoàn nghìn tỷ, từng phất lên như diều gặp gió và đều nhúng chàm với hàng loạt sai phạm.

Lisa Su, ‘nữ tướng’ AMD khuấy đảo ngành bán dẫn

CEO AMD Lisa Su đạt được những thành tựu chưa từng có: nữ CEO đầu tiên của một công ty bán dẫn lớn, cứu AMD khỏi bờ vực sụp đổ và khuấy đảo ngành công nghệ vốn do...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98