Cơ hội lớn cho Digiworld khi Việt Nam nằm trong top các quốc gia tăng trưởng MES

12/06/2018 09:25
12-06-2018 09:25:00+07:00

Dịch vụ

Cơ hội lớn cho Digiworld khi Việt Nam nằm trong top các quốc gia tăng trưởng MES

Tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của Dịch vụ phát triển thị trường (MES) ở ngành FMCG và Chăm sóc sức khỏe đều ở vị trí cao, lần lượt đứng thứ 2 và thứ 4 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Dư địa thị trường lớn chính là cơ hội cho doanh nghiệp có nền tảng vững chắc như Digiworld.

Bùng nổ xu hướng thuê ngoài (Outsourcing) và MES

Tập đoàn hàng tiêu dùng nổi tiếng thế giới Proter & Gamble (P&G) mỗi năm đầu tư trung bình khoảng 2 tỷ USD vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D). Nhưng ít ai biết rằng sau hàng thập kỷ gồng mình trong cuộc đua phát triển sản phẩm, P&G đã quyết định outsource một số hoạt động R&D và kết quả có được vượt qua mọi kỳ vọng. Nhờ outsourcing, hiệu suất cải tiến sản phẩm của P&G tăng 60% và đem lại hơn 10 tỷ USD doanh thu từ hơn 400 sản phẩm mới. Ngày nay, khoảng một nửa số lượng sản phẩm sáng tạo của P&G đến từ outsourcing.

Nike, nhà cung cấp quần áo và dụng cụ thể thao hàng đầu thế giới là công ty đầu tiên thực hiện outsourcing trong lĩnh vực sản xuất. Các sản phẩm của Nike được gia công tại Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam. Trong đó, số giày sản xuất tại Việt Nam chiếm tới 41% sản lượng của hãng.

P&G hay Nike là những ví dụ tiêu biểu cho việc doanh nghiệp có xu hướng outsource những công đoạn thứ yếu để tập trung vào các hoạt động sử dụng năng lực, giá trị cốt lõi của mình. Outsourcing hiểu đơn giản là việc doanh nghiệp thuê đối tác ngoài thực hiện một dịch vụ hay tạo ra một sản phẩm nào đó thay vì tự thực hiện. Outsourcing được coi là một chiến lược kinh doanh từ năm 1989 và ngày càng trở nên phổ biến hơn.

Các nhà chuyên môn đánh giá outsourcing có thể giúp các doanh nghiệp tiết kiệm một khoản không nhỏ chi phí nhân lực, các chi phí cố định liên quan đến máy móc và công nghệ. Bên cạnh đó, outsourcing còn giúp gia tăng hiệu quả và hiệu suất vì thường các công ty thuê ngoài thực hiện các công việc này tốt hơn nhờ chuyên môn hóa. Kết quả là doanh nghiệp tập trung gia tăng năng lực lõi và có khả năng xoay chuyển cục diện cạnh tranh nhanh hơn.  

Trong phạm vi hẹp hơn, dịch vụ phát triển thị trường (MES) là hình thức outsourcing dành cho các nhà sản xuất thuê ngoài các khâu phân phối, tiếp thị sản phẩm, phát triển thương hiệu, quản lý bán lẻ và hậu mãi.

Theo Công ty tư vấn quản lý lớn nhất châu Âu Roland Berger của Đức, nhu cầu MES ngày càng gia tăng bởi các công ty ngày càng tập trung vào năng lực cốt lõi; hiệu quả chuỗi cung ứng trở nên quan trọng hơn khi áp lực cạnh tranh gia tăng. Hơn nữa, sự tiến bộ về kinh tế, xã hội, tình hình chính trị khó lường cộng với sự phức tạp của các rào cản gia nhập ngành ở các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương cũng đưa các doanh nghiệp tới lựa chọn MES.

Trong các ngành được nghiên cứu, Roland Berger nhấn mạnh ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) và chăm sóc sức khỏe là 2 ngành có triển vọng rất tích cực nhờ xu hướng tăng trưởng thu nhập bình quân kéo theo tầng lớp có thu nhập trung bình tăng nhanh. Mặt khác, cơ cấu dân số bắt đầu chuyển sang xu hướng già hóa tại một số nước châu Á, với số lượng người già dự báo tăng 71% vào năm 2030, so với 55% của Bắc Mỹ và 31% của châu Âu, cũng là một động lực cho ngành Chăm sóc sức khỏe.

Cụ thể tại Việt Nam, tổng thị trường FMCG có giá trị 21.7 tỷ USD (năm 2016), trong đó thị phần của MES mới chỉ chiếm 35%, tương đương 7.5 tỷ USD. Con số này được dự báo sẽ lên tới 12.6 tỷ USD vào năm 2021 với mức tăng trưởng kép hàng năm vào khoảng 10.9%, đứng thứ 2 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Còn MES trong ngành Chăm sóc sức khỏe cũng có mức tăng trưởng kép dự báo rất khả quan, đạt 10.7%/năm cho mảng dược không kê toa (OTC) và 11%/năm cho mảng thuốc kê toa (ETC) và nằm trong top 4 các nước dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng ngành này.

    

     

Cơ hội của Digiworld

Tại Việt Nam, trong ngành FMCG và Chăm sóc sức khỏe, ngoài các công ty quốc tế lâu đời như DKSH và Zuellig Pharma, mới đây, “ông lớn” phân phối thiết bị công nghệ thông tin và viễn thông Digiworld cũng chính thức triển khai cung cấp MES cho 2 ngành hàng đầy hứa hẹn này. Tất nhiên, thị trường tăng trưởng sẽ tạo cơ hội cho tất cả các người chơi và phần thưởng lớn sẽ dành cho người chơi nhanh hơn, hiệu quả hơn.  

Để đáp ứng nhu cầu MES, Digiworld có 5 dịch vụ phát triển thị trường gồm Phân tích, Marketing, Hậu cần, Phân phối và Hậu mãi. Công ty cung cấp cho đối tác thông tin phản ứng thị trường giúp họ nghiên cứu và phát triển sản phẩm phù hợp trong tương lai, đồng thời thực thi những kế hoạch marketing hỗ trợ kinh doanh cho các đại lý trên khắp các tỉnh, thành của Việt Nam.

Với nền tảng nhân lực, hạ tầng kho bãi, hậu cần, hệ thống quản lý nguồn lực ERP, mạng lưới phân phối đa kênh (Omni channels), hàng chục ngàn điểm bán từ các cửa hàng máy tính điện thoại đến mạng lưới siêu thị và nhà thuốc, Digiworld đã triển khai MES trong suốt 20 năm hoạt động. Công ty đã phân phối cho nhiều hãng công nghệ lớn như Dell, Acer, LG, Obi Worldphone, EATON, Intex, Freetel, Wiko…

Mới đây nhất, Digiworld dấn thân vào ngành dược phẩm với việc phân phối thực phẩm chức năng Kingsmen, làm dịch vụ MES cho đối tác Domesco. Sắp tới, Digiworld sẽ phân phối sản phẩm vitamin cho trẻ em.

 

Trong lĩnh vực FMCG, Digiworld cung cấp các dịch vụ phát triển thị trường cho Tập đoàn Lion Corporation (Nhật Bản).

 

Có thể thấy, với các đối tác kinh doanh đa quốc gia, lựa chọn hàng đầu của họ có thể là DKSH và Zuellig Pharma do các doanh nghiệp này có lợi thế về quy mô và tầm vóc quốc tế. Nhưng muốn thành công tại Việt Nam và tập trung ở thị trường mang tính “địa phương” này, các nhà cung cấp có thể sẽ tìm đến Digiworld bởi đây là đơn vị bản địa, am hiểu văn hóa, thói quen tiêu dùng, có thể tư vấn chiến lược marketing hay hệ thống phân phối tỏa khắp các tỉnh, thành.

Một trong những thành công nổi bật gần đây nhất của Digiworld chính là dùng MES để đưa các dòng sản phẩm công nghệ của Xiaomi vào thị trường Việt Nam. Theo đó, sản phẩm của Xiaomi được bán rộng rãi tại các cửa hàng bán lẻ lớn trên toàn quốc, cũng như được bán online qua trang mua sắm trực tuyến lớn www.lazada.vn mà nguồn hàng cũng chính từ Digiworld cung cấp.

Chân ướt chân ráo vào Việt Nam, cái khó của Xiaomi là một thương hiệu hoàn toàn mới, chưa hiểu biết tâm lý, xu hướng tiêu dùng của người Việt. Xiaomi cũng không có hệ thống phân phối sản phẩm, không có đội ngũ marketing… Chưa kể, Xiaomi có nhiều đối thủ cùng phân khúc đã hiện diện tại thị trường một thời gian dài và có thị phần đáng kể. Ở vạch xuất phát, Xiaomi bắt buộc phải tìm một “cánh tay phải” trợ giúp giải quyết những điểm yếu trên.

Vì vậy, khi tìm thấy một điểm tựa vững chắc là Digiworld, Xiaomi đã đạt tăng trưởng kép tới 22% mỗi tháng và đạt 2% thị phần chỉ sau 7 tháng vào Việt Nam, theo số liệu từ GfK. Tính đến tháng 1/2018, thị phần của Xiaomi đã lên tới 5.2% và chỉ còn xếp sau 3 ông lớn trên thị trường là Samsung, Apple và Oppo.

“Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”, câu nói này thực sự rất phù hợp với lĩnh vực outsourcing và MES, khi các bên có thể dùng các lợi thế của mình hỗ trợ đối phương, như một sự kết hợp đôi bên cùng có lợi. Với các lợi thế của MES, ông Đoàn Hồng Việt đánh giá Digiworld có thể tạo ra thị trường, tạo ra nhu cầu cho người tiêu dùng. Đây là nền tảng để công ty có thể nhìn rộng ra những ngành hàng khác ngoài ICT.

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

MSB lãi trước thuế quý 1 hơn 1,530 tỷ đồng, tỷ lệ CASA đạt 29.21%

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (HOSE: MSB) lãi trước thuế hơn 1,530 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ...

ĐHĐCĐ Siba Group: Tăng lợi nhuận 25%, ông Trương Sỹ Bá tham gia ban điều hành

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào sáng ngày 25/04, CTCP Tập đoàn Cơ khí Công nghệ cao Siba (Siba Group, HOSE: SBG) đặt mục tiêu gia tăng về cả doanh thu và lợi nhuận...

Tiếp tục "thu hời" từ chứng khoán, ACB lãi trước thuế quý 1 gần 4,900 tỷ đồng

BCTC hợp nhất vừa công bố của Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB) cho thấy lãi trước thuế trong quý 1/2024 đạt hơn 4,892 tỷ đồng, giảm nhẹ 5% so với...

Dự báo bấp bênh, Petrolimex đặt mục tiêu 2024 giảm 27% lợi nhuận

Theo tài liệu ĐHĐCĐ 2024, Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex, HOSE: PLX) dự báo tình hình năm nay có nhiều yếu tố không thuận lợi. Do đó, dự kiến trình mục tiêu...

ĐHĐCĐ HSC: Mảng IB có thể mang về 200-240 tỷ đồng năm 2024

Chiều ngày 25/04, diễn ra ĐHĐCĐ năm tài chính 2023 của CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC, HOSE: HCM) với mục tiêu lãi trước thuế năm 2024 cao kỷ lục.

ĐHĐCĐ SHB: Lợi nhuận quý 1 khoảng 4,017 tỷ đồng

Chiều 25/04, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HOSE: SHB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, phương án phân phối lợi nhuận, tăng vốn...

ĐHĐCĐ SSI: Thị phần là một mục tiêu quan trọng để phấn đấu nhưng không phải là duy nhất

Chiều ngày 25/04, CTCP Chứng khoán SSI (HOSE :SSI) tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 để thảo luận nhiều nội dung về kế hoạch kinh doanh năm mới. Tại đại hội, Chủ...

ĐHĐCĐ HBC: Cơ bản đã hoàn thành hồ sơ phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 tổ chức chiều ngày 25/04, bên cạnh kế hoạch kinh doanh, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) còn tiến hành biểu quyết thay đổi...

ĐHĐCĐ DGW: Lãi ròng 92 tỷ đồng trong quý 1, muốn thực hiện 2-3 thương vụ M&A mỗi năm

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Thế Giới Số (Digiworld, HOSE: DGW) diễn ra vào chiều ngày 25/04, nhằm thông qua nhiều nội dung quan trọng như kế hoạch kinh doanh...

ĐHĐCĐ Vinamilk: Lãi sau thuế quý 1 tăng trưởng gần 16%

Chiều 25/04, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Vinamilk diễn ra nhằm thông qua kế hoạch doanh thu kỷ lục hơn 63.1 ngàn tỷ đồng; cổ tức năm 2023 bằng tiền dự định nâng lên...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98