Đường lậu giá thấp tràn ngập thị trường

13/06/2018 21:04
13-06-2018 21:04:08+07:00

Đường lậu giá thấp tràn ngập thị trường

Tại Đồng bằng sông Cửu Long đã có 3 trong số 10 nhà máy đường đóng cửa, phá sản do thua lỗ và không cạnh tranh được với đường lậu.

Diện tích trồng mía ở miền Tây nhỏ lẻ, manh mún. Ảnh: Cửu Long.

Đến đầu tháng 6, các nhà máy đường cả nước đã ép được 13,5 triệu tấn mía, sản xuất gần 1,3 triệu tấn đường. Giá mía tại ruộng phổ biến 850.000 đồng đến hơn một triệu đồng một tấn, loại 10 chữ đường (CSS).

Giá đường liên tục giảm, hiện khoảng 10.500 - 11.500 đồng một kg, thấp hơn 2.000 - 2.900 đồng một kg so với đầu vụ. Các nhà máy bán đường sát với giá đường lậu Thái Lan nhưng vẫn khó tiêu thụ. Lượng đường tồn kho lên đến 670.000 tấn, tăng gần 200.000 tấn so hai tháng trước.

Về nguyên nhân tồn kho lớn, Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho rằng do đường lậu, gian lận thương mại và hàng giả ngày càng gia tăng và tinh vi. Việc nhập khẩu các loại đường khác thay thế đường mía để làm nguyên liệu công nghiệp chế biến thực phẩm, nhất là nước giải khát có xu hướng gia tăng. Nổi lên là tình trạng đường nhập lậu thường được gỡ bỏ bao bì của nước sản xuất sau đó sử dụng bao bì, nhãn mác hoặc in theo mẫu của các nhà máy, công ty trong nước…

Tại miền Tây, đã có 3 trong số 10 nhà máy đường đóng cửa, phá sản do thua lỗ và không cạnh tranh được. Tổng giám đốc một công ty mía đường (thành viên Hiệp hội mía đường Việt Nam) than vãn: "Tình hình tiêu thụ đường sản xuất trong nước rất khó khăn vì đường Thái Lan nhập lậu đang áp đảo".

Hiện giá đường Thái Lan nhập lậu bán tại miền Tây khoảng 10.000 - 10.500 đồng một kg, lên đến Sài Gòn khoảng 10.700 – 10.800 đồng. "Với giá này thì các nhà máy đường trong nước không cạnh tranh nổi nhưng phải giảm giá, thậm chí bán lỗ để giải phóng tồn kho nhưng vẫn rất khó vì trận địa đường lậu quá dày đặc", Tổng giám đốc này nhìn nhận.

Lãnh đạo các nhà máy đường ở Đồng bằng sông Cửu Long cho rằng đường Thái Lan nhập lậu trốn thuế trong khi doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này trong nước phải chịu nhiều loại thuế, nghĩa vụ với an sinh xã hội, hỗ trợ người trồng mía… Vì thế chi phí cao hơn. Trong bối cảnh này, cần sự công bằng trong cạnh tranh thương mại; cần sự quyết liệt ra tay chống buôn lậu của các ngành chức năng. Đồng thời, bản thân các doanh nghiệp ngoài việc tái cơ cấu, giảm chi phí còn phải cùng nông dân tập trung hạ giá thành sản xuất mía.

Các công đoạn trồng, thu hoạch mía thủ công khiến chi phí gia tăng. Ảnh: Cửu Long

Các chuyên gia tính toán một năm Việt Nam có nhu cầu tiêu thụ khoảng 2 triệu tấn đường. Nếu như trong nước có điều kiện sản xuất mà không làm, để phải nhập khẩu thì tốn lượng ngoại tệ rất lớn.

"Nhưng vấn đề là tại sao đường Thái Lan nhập lậu phải đi rất xa, đi chui nhủi qua nhiều nơi, tốn nhiều chi phí mới vào được Việt Nam mà giá vẫn rẻ hơn đường trong nước", Tiến sĩ Nguyễn Bảo Vệ (chuyên gia nông nghiệp, giảng viên Đại học Cần Thơ) nói và cho rằng câu trả lời nằm ở chỗ giá thành sản xuất mía của nông dân quá cao; công suất các nhà máy thấp, công nghệ dù có cải tiến nhưng vẫn chưa bằng các nước lân cận.

Miền Tây có khoảng 50.000 ha đất trồng mía nhưng đa số nhỏ lẻ và manh mún, đa phần dưới một ha mỗi hộ. Giá thành sản xuất ra mỗi kg mía của nông dân cao, khoảng 555 - 720 một kg (tùy theo vùng đất, giống, kinh nghiệm người trồng); nhưng chất lượng, chữ đường còn thấp.

Sau khi thu mua, vận chuyển về đến các nhà máy đường ở miền Tây thì mía có giá khoảng 900 đồng một kg, trong khi tại các nước trong khu vực chỉ 700 đồng. Bình quân các nhà máy cần 11 kg mía làm ra một kg đường, cộng với các chi phí khác thì giá thành bình quân cao hơn 2.000 - 3.000 đồng một kg so với các nước trong khu vực.

Tiến sĩ Nguyễn Bảo Vệ khuyến cáo ngoài việc phải nâng cao công suất, cải tiến công nghệ để nhà máy tiêu thụ từ 6.000 tấn mía mỗi ngày trở lên thì cơ giới hoá sản xuất mía là một trong những mấu chốt, quyết định vấn đề sống còn của ngành mía đường trong nước.

Giá thành sản xuất mía, đường ở miền Tây cao hơn nhiều nước trong khu vực. Ảnh: Cửu Long.

"Không cần nhắc đến Thái Lan mà ở Campuchia, việc trồng mía được cơ giới hóa tận răng như trồng lúa ở Việt Nam. Trong khi đó hơn 60% công đoạn trồng mía của chúng ta là thủ công thì làm sao cạnh tranh lại", tiến sĩ Vệ nói.

Còn theo ông Phạm Quang Vinh, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần mía đường Cần Thơ, cần cuộc cách mạng về giống mía và kỹ thuật canh tác để khai thác lợi thế của miền Tây là nắng nhiều - đất đai phù sa màu mỡ và nước tưới dồi dào. Từ đó chọn ra được các giống mía có năng suất cao, chất lượng cao, thời gian sinh trưởng phù hợp với từng vùng.

Cửu Long

vnexpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, phản ánh diễn biến giá phân hoá của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới...

Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt tăng từng ngày, phá vỡ mọi đỉnh lịch sử.

Sầu riêng sụt giá mạnh

Ngày 16-4, tại một số tỉnh ở ĐBSCL, giá sầu riêng giảm 45.000 - 50.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Thương lái hiện mua sầu riêng xô tại vườn với giá 65.000 -...

Chỉ số hàng hóa MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 10/4, lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới...

Việt Nam có 4 loại hạt tỷ USD: Giá bán cao kỷ lục, sản lượng top đầu thế giới

Trúng thầu lớn, giá cao kỷ lục lịch sử, hàng trong kho sắp cạn, từ chối bớt đơn hàng… là những thông tin được đề cập khi nói đến 4 loại hạt tỷ USD của Việt Nam. Cả...

Giá cà phê tăng cao, nguy cơ đổ vỡ các hợp đồng liên kết

Thực tế hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt là giá tăng quá nhanh, ở mức quá cao, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, và có nguy cơ đổ vỡ hợp đồng.

EU chi gần 48 tỷ USD mua cà phê, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn thứ hai

Thị trường EU sẽ bùng nổ khi dự tính chi gần 48 tỷ USD nhập khẩu cà phê trong năm 2024. Hiện Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai cho khối thị trường...

Lý do sầu riêng Việt lên ngôi số 1 tại Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm

Riêng trái sầu riêng tươi, hai tháng đầu năm Việt Nam xuất khẩu đạt 172,227 triệu USD; tăng 198,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Singapore hạn chế nhập khẩu trai nghi nhiễm độc của Malaysia

Phó Cục trưởng DOF Wan Aznan Abdullah đã thông báo xuất hiện loại tảo độc hại khiến trai ở vùng nước Port Dickson bị ô nhiễm, dẫn đến một số trường hợp bị ngộ độc...

Vì sao trứng gà, trứng vịt giá rẻ bán tràn lan? 

Trứng gà, vịt giá rẻ đang được bán tràn lan trên xe đẩy, bán xô… nhưng nguồn gốc, chất lượng sản phẩm không được kiểm soát.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98