Nhiệt điện Long Phú (PVN): Dự án “rùa bò” vì nhà thầu bị cấm vận?

13/06/2018 06:06
13-06-2018 06:06:15+07:00

Nhiệt điện Long Phú (PVN): Dự án “rùa bò” vì nhà thầu bị cấm vận?

Thông tin mới nhất được Ban quản lý dự án Nhiệt điện Long Phú đưa ra cho thấy, đến thời điểm này, tiến độ dự án đáng lẽ đã có thể đạt 80% nhưng bị kẹt lại từ khoảng tháng 1/2018 do nhà thầu bị cấm vận ở Mỹ. 

PVN cho rằng, Long Phú chậm tiến độ chủ yếu do nhà thầu

Thiết bị bị ách ở cảng Mỹ

Trao đổi với PLVN, Trưởng Ban quản lý dự án Nhiệt điện Long Phú (thuộc PVN) – ông Nguyễn Doãn Toản thông tin, tiến độ thực hiện dự án Nhiệt điện Long Phú đang có dấu hiệu hồi phục. Tính từ khoảng tháng 9/2017, sau khi tổng kết cho thấy, tiến độ dự án có thể bị chậm 14 tháng nên các bên đã cùng làm việc, đẩy nhanh tiến độ, mỗi tháng tiến độ rút ngắn được khoảng 2%.

Hiện nay, việc chậm tiến độ đã có thể rút xuống còn khoảng 8 tháng. Tính đến thời điểm này, dự án đã đạt được khoảng 75%, nếu không vướng nguyên nhân khách quan thì tiến độ đã đạt được khoảng hơn 80% kế hoạch.

Theo ông Toản, việc chậm tiến độ là do yếu tố khách quan, vì lý do một số thiết bị mà nhà thầu Power Machines (Nga) mua từ Mỹ bị kẹt lại, chưa về được nên gây chậm tốc độ của dự án.

Trả lời phóng viên xung quanh vấn đề này, ông Trần Văn Chuyện - Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng xác nhận, tiến độ của Dự án nhiệt điện Long Phú không còn là vấn đề lớn bởi Ban quản lý dự án cũng đã giải quyết được nhiều việc. Tuy nhiên, việc nhà thầu bị cấm vận tại Mỹ khiến cho các thiết bị mà họ đã mua không thể về Việt Nam đúng hẹn.

“Tôi được biết, tất cả đều đang cố gắng hết sức giải quyết sự việc này”, lời ông Chuyện.

Theo vị đại diện Ban quản lý dự án Nhiệt điện Long Phú cho biết, yếu tố khách quan đột ngột xuất hiện gây ảnh hưởng tiến độ dự án cũng được các bên liên quan cùng vào cuộc. Cụ thể, phía Bộ ngoại giao Việt Nam đã có Công hàm gửi cho Bộ Ngoại giao Mỹ, Bộ Tài chính Mỹ để đề nghị xem xét, giải quyết vấn đề của nhà thầu Power Machines.

“Cùng lúc, tại Việt Nam, Bộ Ngoại giao cũng mời Đại sứ Mỹ ở Việt Nam  đến làm việc vài lần. Bản thân nhà thầu Power Machines cũng đã nộp hồ sơ lên Bộ Tài chính Mỹ đề nghị xem xét. Đại sứ Việt Nam tại Mỹ cũng làm việc với Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính Mỹ để tìm hướng giải quyết”, Trưởng ban Toản nói với PLVN.

Được biết, ngoài ra,  đại diện chủ đầu tư cũng đang đàm phán với một số công ty của Mỹ để có thể gỡ thiết bị. Ông Toản cũng cho biết thêm, đích thân Thủ tướng Nga cũng đã gửi thư cho Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ đồng hành cùng nhà thầu Power Machines để giải quyết bằng được các vấn đề đang tồn tại.

Ông Toản kỳ vọng, sự việc này sẽ được giải quyết khoảng 3 tháng để thiết bị có thể rời cảng Mỹ, về được Việt Nam là tốt nhất. “Nhưng chúng tôi cũng vẫn lo ngại nhiều”, ông Toản không giấu được lo lắng.

Theo Ban quản lý dự án Nhiệt điện Long Phú, tất cả thiết bị đã nằm ở cảng, chỉ cần xử lý xong giấy phép từ Chính phủ Mỹ là thanh toán và vận chuyển về Việt Nam. Nhà thầu Nga cũng đã thanh toán 1/2 chi phí mua số thiết bị nói trên. Hiện nay, nước Nga cũng không nhận được thanh toán bằng tiền USD nên Ban quản lý dự án càng gặp khó khăn hơn vì phải xử lý cả vấn đề về đồng tiền giao dịch.

Dùng toàn hàng châu Âu, G7 nên... “đội” vốn?

Ông Toản cho biết, việc xử lý vốn ở dự án Nhiệt điện Long Phú cơ bản đã xong, các ngân hàng của Nga đã cam kết cho vay. Đồng tiền sử dụng trong việc vay vốn này bao gồm một số ít bằng tiền Euro, còn lại là VND và đồng Rup. Có nhiều khoản phía Nga đề nghị thanh toán tiền Việt nên cũng khá thuận lợi cho dự án.

Được biết, phía Nga tài trợ vốn cho vay với lãi suất thấp, chỉ 3,5%. Phía họ còn đề nghị một phần khoảng 300 - 400 triệu USD thanh toán bằng đồng rup. Theo ông Toản đây là một đề nghị rất thuận lợi cho phía thực hiện dự án vì ông được biết, khá nhiều doanh nghiệp Nga đang nợ doanh nghiệp Việt nhiều tiền thông qua chương trình hàng đổi hàng nên phía Việt Nam cũng mong muốn khấu trừ luôn để thuận lợi cho 2 bên, lại đỡ mất phí chuyển đổi tiền.

Tuy nhiên, một khó khăn nữa cho Ban quản lý dự án là vấn đề thay đổi tổng mức đầu tư dự án. Do thời điểm phê duyệt đầu tư dự án từ năm 2009, lại có nhiều hạng mục phê duyệt không sát thực tế nên lãnh đạo Bộ Công Thương đã chỉ đạo điều chỉnh cho phù hợp để còn cơ sở thực hiện tiếp dự án.

Ông Toản so sánh, Dự án nhiệt điện Thái Bình 1 công suất 600MW có tổng vốn đầu tư 1,5 tỉ USD, Dự án nhiệt điện Long Phú có công suất gấp đôi, 1.200 MW lại chỉ có số vốn 1,6 tỉ USD trong khi toàn sử dụng thiết bị châu Âu nên chuyện tăng vốn là điều cần thiết. Do đó, ngay khi nhà thầu báo cáo phương án điều chỉnh vốn, Ban quản lý dự án đã thuê tư vấn nghiên cứu và dự kiến, sẽ báo cáo Thủ tướng phê duyệt trong khoảng 1 tuần nữa.

Tân Thứ trưởng Công Thương yêu cầu báo cáo Dự án Long Phú, Sông Hậu

Ít ngày sau khi nhận nhiệm vụ mới,  Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cũng đã có buổi làm việc với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) về các dự án trọng điểm chậm tiến độ như Nhiệt điện Long Phú, Nhiệt điện Sông Hậu…

Cựu Phó Tổng Giám đốc PVN Nguyễn Hùng Dũng (đã chính thức được phê duyệt chức danh Thành viên Hội đồng thành viên PVN) đã báo cáo về các dự án Nhà máy Nhiệt điện than gồm Thái Bình 2, Long Phú, Sông Hậu. Trong đó, dự án Thái Bình 2 đã hoàn thành toàn bộ các hạng mục chính của nhà máy.

Tuy nhiên, còn 2 dự án Long Phú và Sông Hậu đang gặp những khó khăn  cần thời gian tháo gỡ. Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho biết, trong thời gian tới, Thứ trưởng sẽ cùng PVN làm việc trực tiếp cụ thể về từng vấn đề của từng dự án đang khó khăn để từ đó nhanh chóng tháo gỡ, thúc đẩy tiến độ của từng dự án.


Hoàng Tú

Pháp Luật Việt Nam



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam bằng máy bay riêng

CEO Apple Tim Cook dự kiến có nhiều hoạt động trong 2 ngày 15 và 16-4 tại Việt Nam, trong đó sẽ gặp mặt một số nhà sáng tạo nội dung


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98