VEAM lên UPCoM với mức vốn hóa khủng hơn 36,600 tỷ đồng có gì "hot"?

28/06/2018 09:52
28-06-2018 09:52:21+07:00

VEAM lên UPCoM với mức vốn hóa khủng hơn 36,600 tỷ đồng có gì "hot"?

Sở GDCK Hà Nội đã có thông báo về ngày giao dịch đầu tiên của hơn 1.32 tỷ cổ phiếu Tổng công ty Máy động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam (VEAM, UPCoM: VEA) trên UPCoM là 02/07 với giá tham chiếu 27,600 đồng/cp. Tương ứng mức vốn hóa tới 36,674 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 29/08/2016, lần đầu tiên gần 150 triệu cổ phiếu VEAM được chào bán ra công chúng thu về hơn 2,000 tỷ đồng. Đến ngày 01/11/2017, VEAM chính thức được công nhận là công ty cổ phần đại chúng với số vốn điều lệ 13,288 tỷ đồng.Trong đó, phần sở hữu lớn nhất thuộc về Bộ Công Thương (88.47%).

Tiền thân là Tổng công ty Máy động lực và Máy Nông nghiệp thành lập năm 1990 với 12 nhà máy cơ khí và 1 chi nhánh tại TP.HCM. Qua 28 năm hình thành và phát triển, hiện nay VEAM đang quản lý 4 đơn vị trực thuộc, 13 công ty con, 7 công ty liên kết và 1 viện nghiên cứu.

Về hoạt động kinh doanh, VEAM hiện đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực chính, gồm: Động cơ và máy nông nghiệp; ô tô-xe máy; công nghiệp hỗ trợ. Ngoài ra, Tổng công ty còn tham gia vào các ngành nghề kinh doanh khác như vận chuyển hàng hóa, khai thác và chế biến quặng sắt, mua bán vật tư, thiết bị, phụ tùng cơ khí. Hiện tại VEAM là đối tác của các thương hiệu uy tín như: Honda, Toyota, Ford, VEAM đã đầu tư nhà máy lắp ráp xe ô tô tải có tải trọng từ dưới 1 tấn đến 33 tấn và các xe chuyên dùng khác.

Doanh thu thuần của VEAM tương đối ổn định qua các năm. Doanh thu năm 2017 đạt hơn 6,500 tỷ đồng, tăng trưởng 4% so với năm 2016 và chủ yếu đến từ hoạt động sản xuất máy động lực và máy nông nghiệp. Tuy doanh thu tương đối cao, lợi nhuận sau thuế của VEAM những năm qua chủ yếu đến từ các công ty liên doanh, liên kết. Hiện nay, VEAM đang tham gia liên doanh và sở hữu 20% vốn điều lệ tại Công ty Honda Việt Nam, 30% vốn điều lệ tại Công ty Toyota Việt Nam và 25% Công ty TNHH Ford Việt Nam. Theo đó, lợi nhuận được chia từ công ty liên doanh liên kết của Tổng công ty đạt 4,500 tỷ đồng năm 2016, sang năm 2017 là 5,100 tỷ đồng và 1,059 tỷ đồng trong quý 1/2018.

Cơ cấu doanh thu VEAM qua từng giai đoạn (Ngày 24/01/2017, Tổng công ty được chuyển đổi thành Tổng công ty Máy động lực và Máy động lực Nông nghiệp Việt Nam –CTCP)

Năm 2018, VEAM tập trung vào 03 ngành kinh doanh chính mà có tiềm năng tăng trưởng, khả năng cạnh tranh cao: (1) Sản xuất máy động lực và máy nông nghiệp; (2) Sản xuất ô tô tải và phụ tùng ô tô xe máy; (3) Sản xuất các sản phẩm hỗ trợ theo hướng đảm bảo tỷ trọng ngành nghề hợp lý.

Ngoài ra, Tổng công ty còn lên kế hoạch thoái vốn xuống đến 36% đối với 3 công ty con: CTCP Cơ khí Chính xác số 1, CTCP Cơ khí Cổ loa, CTCP Vận tải Thương mại VEAM và 3 công ty liên kết gồm CTCP Nakyco, Maxtexim Hải Phòng, Cơ khí An Giang. Thoái vốn hoàn toàn tại 2 công ty liên doanh Auto Mekong và VEAM Korea.

Theo BCTC công ty mẹ quý 1/2018, Tổng công ty đạt 1,740 tỷ đồng doanh thu và hơn 1,000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất. Kết quả kinh doanh công ty mẹ đạt 842 tỷ đồng doanh thu nhưng công ty mẹ đang lỗ 29 tỷ đồng. Thực tế, kế hoạch lợi nhuận năm 2018 của Tổng công ty chủ yếu đến từ kế hoạch chia cổ tức của công ty liên doanh, liên kết.

Băng Châu

FILI

 

Tài liệu đính kèm:
1.661-tb_2018-06-26_1.PDF




TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ELC muốn tạo "mưa" cổ phiếu, nâng vốn điều lệ vượt ngàn tỷ

CTCP Công Nghệ - Viễn Thông Elcom (HOSE: ELC) sắp phát hành 1 triệu cp ESOP, thời gian nhận tiền mua từ 15-24/04/2024. Chưa dừng lại ở đó, ELC còn có kế hoạch tạo...

Liên tục thua lỗ, một công ty thép cùng lúc rơi vào diện cảnh báo và kiểm soát

Ngày 04/04, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) thông báo đưa cổ phiếu của CTCP Đại Thiên Lộc (HOSE: DTL) vào diện cảnh báo và kiểm soát từ ngày 11/04, sau khoảng...

Cổ phiếu Nước giải khát Chương Dương giảm kịch sàn trước tin bị hủy niêm yết

Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) sẽ hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu SCD của CTCP Nước giải khát Chương Dương do lỗ ba năm liên tục và vốn điều lệ âm...

Cổ phiếu POM sẽ bị hủy niêm yết

Cổ phiếu POM sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc do vi phạm quy định về việc nộp báo cáo tài chính kiểm toán.  

Lỗ vượt vốn điều lệ, một cổ phiếu ngành nhựa có nguy cơ bị hủy niêm yết

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới đây thông báo về khả năng hủy bỏ niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu của CTCP Nhựa Đà Nẵng (HNX: DPC), sau 2 năm Công ty...

SPC vào diện cảnh báo, nối dài chuỗi ngày bị cắt margin

Ngày 20/03, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Bảo vệ Thực vật Sài Gòn (HNX: SPC) vào diện cảnh báo, đồng thời bổ sung lý do...

Từ 20/03, gần 15.7 triệu cp TKC giao dịch trở lại trên UPCoM, định giá chưa đến 19 tỷ đồng

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo gần 15.7 triệu cp của CTCP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Tân Kỷ (TKC) sẽ chính thức giao dịch trên thị trường UPCoM...

Hơn 304 triệu cổ phiếu HPX thoát diện đình chỉ giao dịch

Ngày 14/03, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Đầu tư Hải Phát (HOSE: HPX) ra khỏi diện đình chỉ giao dịch. Theo đó, hơn 304 triệu cp...

SD2 nối dài chuỗi ngày bị cảnh báo sau nhiều năm vướng ý kiến kiểm toán ngoại trừ

Ngày 13/03, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo duy trì diện cảnh báo với cổ phiếu của CTCP Sông Đà 2 (UPCoM: SD2) do có trên 3 năm vướng ý kiến kiểm...

Kiểm toán chấp thuận toàn phần và lợi nhuận dương trở lại, KDM thoát diện kiểm soát

Ngày 05/03, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định đưa cổ phiếu KDM của CTCP Tập đoàn GCL ra khỏi diện bị kiểm soát, hiệu lực từ ngày 07/03.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98