Ấn Độ sẽ trở thành động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu?

29/08/2018 14:52
29-08-2018 14:52:57+07:00

Ấn Độ sẽ trở thành động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu?

Ấn Độ có thể vượt mặt Trung Quốc để trở thành nguồn động lực lớn nhất thúc đẩy nhu cầu dầu toàn cầu vào năm 2024, theo dự báo từ công ty nghiên cứu và tư vấn, Wood Mackenzie.

Nhu cầu dầu của Ấn Độ có khả năng tăng thêm 3.5 tỷ thùng/ngày trong giai đoạn 2017-2035, qua đó sẽ đóng góp 1/3 vào tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu. Tầng lớp trung lưu ngày càng tăng của Ấn Độ sẽ là yếu tố then chốt, cũng như nhu cầu đi lại ngày càng tăng của người dân nước này, theo Wood Mackenzie.

Mặt khác, Trung Quốc (hiện đang là quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ hai trên thế giới) có thể cần ít dầu hơn trong thời gian tới. Trong năm 2017, Trung Quốc đã vượt mặt Mỹ để trở thành quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất trên thế giới, nhưng tăng trưởng nhu cầu dầu của nước này có thể suy giảm trong giai đoạn 2024-2035, Sushant Gupta, Giám đốc Nghiên cứu Wood Mackenzie, cho hay.

Điều này là do hai xu thế: Nguồn năng lượng thay thế như điện và khí thiên nhiên đang làm giảm nhu cầu xăng và dầu diesel. Bên cạnh đó, một hệ thống vận tải hàng hóa hiệu quả hơn cũng làm giảm nhu cầu dầu, Gupta nhận định.

Về phần Ấn Độ, khi nhu cầu dầu gia tăng, tình trạng thiếu hụt dầu đã gần xảy ra. Quốc gia này chỉ được kỳ vọng công suất lọc dầu tăng thêm 400,000 thùng/ngày cho tới năm 2023 – chẳng là bao nhiêu so với mức tăng trưởng nhu cầu, Wood Mackenzie lên tiếng cảnh báo.

“Chúng tôi nghĩ, trường hợp có khả năng xảy ra nhất là Ấn Độ sẽ cần công suất lọc dầu gia tăng thêm 3.2-4.7 triệu thùng/ngày cho tới năm 2035 để có thể duy trì đủ nhiên liệu vận tải. Vì vậy, chúng tôi đang nói về một công suất tương lai gấp 1.7-2 lần so với hiện tịa. Đây rõ ràng là một yêu cầu khó nhằn, trừ khi các nhà máy lọc dầu trong nước có thể cam kết bổ sung công suất theo kế hoạch của họ”, Gupta cho biết.

Khi sản phẩm lọc dầu của Ấn Độ vẫn nghiêng nhiều về dầu diesel, Wood Mackenzie nói thêm, Ấn Độ cần bắt đầu tập trung vào việc gia tăng lượng xăng. Tuy nhiên, khi dài hạn có khả năng xuất hiện tình trạng dư xăng toàn cầu, Ấn Độ có thể cân nhắc nhập khẩu nguồn nhiên liệu này, Wood Mackenzie đề xuất.

Giảm bớt độ phụ thuộc vào dầu

Vận mệnh của Ấn Độ từ lâu đã gắn liền với giá dầu, vì họ là quốc gia nhập khẩu dầu ròng, và đà tăng của giá dầu bắt đầu tác động tới nền kinh tế nước này. Kết quả là, đồng Rupee có thể tiếp tục suy giảm, tài khoản vãng lai và thâm hụt thương mại có khả năng nới rộng thêm và cuối cùng là có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng.

Trong dài hạn, Ấn Độ có thể chuyển sang sử dụng điện cho các phương tiện như xe hơi, xe tải và xe đa dụng (utility vehicles), Gupta cho hay.

“Tuy nhiên, sự sẵn lòng trên thị trường còn thấp, và các chính sách còn chưa rõ ràng”, ông nói.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Xuất khẩu Trung Quốc bùng nổ khi doanh nghiệp chạy đua nhập hàng trước thuế quan

Xuất khẩu Trung Quốc đã tăng vọt trong tháng 3/2025 ngay trước khi Mỹ công bố thuế đối ứng, với một lượng hàng kỷ lục chảy vào các quốc gia Đông Nam Á.

Mỹ: Giới lãnh đạo ngân hàng lo ngại về tác động của thuế quan

Giới lãnh đạo ngân hàng Mỹ cho biết mặc dù còn quá sớm để thấy được đầy đủ tác động của thuế quan, nhưng cảnh báo những bất ổn kinh tế do thuế quan gây ra có thể...

Giới đầu tư tìm nơi trú ẩn, vàng có thể cán mốc 4,000 USD?

Hai ngân hàng đầu tư Goldman Sachs và UBS vừa đồng loạt đưa ra những dự báo đầy lạc quan về giá vàng. Họ đều nhìn nhận rằng nhu cầu từ các ngân hàng trung ương đang...

Ấn Độ, Việt Nam - Những “bến đỗ an toàn” của Apple trước thuế quan?

Apple đang đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm chủ lực tại Ấn Độ và Việt Nam nhằm tận dụng giai đoạn tạm hoãn thuế quan 90 ngày của Mỹ, tuy nhiên, việc Trung Quốc tiếp...

“Hiệu ứng tài sản” từ thị trường chứng khoán có thể kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế ra sao?

Những biến động trên thị trường chứng khoán do lo ngại về vấn đề thương mại không chỉ tác động đến số dư quỹ hưu trí của người dân, mà còn có thể khiến họ cắt giảm...

Thị trường hàng hóa phát tín hiệu kinh tế toàn cầu suy thoái

Giá cả hàng hóa trên toàn cầu từ năng lượng, kim loại công nghiệp cho đến nông sản giảm mạnh khi căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc làm dấy lên...

Bộ trưởng Mỹ: Sẽ áp thuế riêng đối với điện thoại thông minh và hàng điện tử

Trong cuộc phỏng vấn mới đây, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick hé lộ điện thoại thông minh, máy tính và nhiều thiết bị điện tử khác sẽ không được miễn thuế...

Trung Quốc: Mỹ miễn thuế với điện thoại, máy tính chỉ là "bước nhỏ" để sửa chữa sai lầm

Bắc Kinh vừa lên tiếng về quyết định miễn thuế gần đây của Washington, coi đây chỉ là khởi đầu cho việc Mỹ sửa chữa một "sai lầm" lớn hơn trong chính sách thương...

Các công ty châu Âu tích trữ hàng và chuyển dịch sản xuất để đối phó với bão thuế quan

Donald Trump đang tạm hoãn thuế đối ứng trong 90 ngày và chỉ áp mức thuế tối thiểu 10%. Tuy nhiên, với các loại thuế khác vẫn còn hiệu lực, hoạt động kinh doanh tại...

Đội ngũ của Trump muốn chốt 90 thoả thuận thương mại trong 90 ngày

Chính quyền Donald Trump đang đặt mục tiêu đạt được 90 thỏa thuận thương mại trong 90 ngày, nhưng những thách thức để nhanh chóng giải quyết cuộc chiến thương mại...


TIN CHÍNH

Thị trường hồi phục, loạt lãnh đạo muốn mua vào

Thị trường hồi phục, loạt lãnh đạo muốn mua vào

Thị trường chứng khoán Việt Nam khép lại tuần giao dịch từ ngày 7-11/4/2025 đầy kịch tính với những biên độ biến động cực kỳ hiếm thấy và đang có xu hướng hồi phục tích cực sau nhiều phiên giảm mạnh. Trước tình hình này, loạt lãnh đạo và người thân muốn gom thêm cổ phiếu.




Hotline: 0908 16 98 98