Nhìn lại thực trạng cho vay margin sau cú sốc thuế quan 2025

14/04/2025 10:48
14-04-2025 10:48:30+07:00

Nhìn lại thực trạng cho vay margin sau cú sốc thuế quan 2025

Những phiên “sập” của thị trường chứng khoán tháng 4/2025 đã kích hoạt hàng loạt vụ bán giải chấp (margin call), nổi bật nhất là lãnh đạo của các doanh nghiệp bất động sản như PDR, DIG. Tuy nhiên, xu hướng phá kỷ lục của dư nợ ngành chứng khoán khó có thể dừng lại, với động lực từ cho vay deal.

Không chỉ nhà đầu tư cá nhân, margin call ảnh hưởng cả lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản

Trong những phiên giảm lịch sử vừa qua, không ít các đợt bán giải chấp đã xuất hiện tại các công ty chứng khoán khiến nhiều nhà đầu tư cá nhân chịu thiệt hại lớn ngay trước khi thị trường hồi phục.

Tuy nhiên, đáng chú ý hơn, giải chấp cũng ảnh hưởng tới các ông chủ doanh nghiệp Bất động sản.

Đó là trường hợp của CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) khi ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT cùng công ty có liên quan bị bán ra tổng cộng gần 2.5 triệu cổ phiếu trong ngày 10/4.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hùng Cường, Chủ tịch HĐQT DIC Corp (DIG) và gia đình đã bị giải chấp gần 22.5 triệu cổ phiếu, tương đương 3.7% cổ phần DIG trong các ngày 10-11/4.

Với trạng thái thị trường tạm thoát khỏi điều chỉnh (VN-Index còn cách đỉnh của năm gần 9% sau phiên 11/4), áp lực bán giải chấp cũng tạm thời được xoa dịu. Tuy nhiên, nếu thị trường còn xuất hiện các nhịp test đáy, hoạt động giải chấp rõ ràng vẫn chưa thể được loại bỏ.

Ngoài ra, các cú sốc từ thị trường cũng phản ánh sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp bất động sản cũng như các ông chủ chưa tốt dù giai đoạn khó khăn nhất đã đi qua.

Khi có hiện tượng Thiên nga đen (Black swan), những nhà đầu tư đặc biệt là các cổ đông lớn đang phải dựa vào đòn bẩy sẽ là những đối tượng đầu tiên phải chịu hậu quả từ thị trường chứng khoán.

Margin thị trường vẫn sẽ hướng đến những kỷ lục mới

Dù ngành bất động sản đang cần vượt khó, bức tranh tổng thể của thị trường chứng khoán lại ghi nhận xu hướng dư nợ cho vay margin không ngừng gia tăng.

Tổng hợp dư nợ cho vay (margin và ứng trước) từ 38 CTCK trong 20 quý gần nhất.

Sau khi chạm đáy vào quý 1/2023, dư nợ margin đã liên tục lập kỷ lục mới trong cả 4 quý của năm 2024.

Theo ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Khối Nghiên cứu và Phát triển khách hàng cá nhân của Chứng khoán Yuanta Việt Nam, các công ty chứng khoán (CTCK) hiện nay đang có sự chuyển dịch rõ rệt trong chiến lược cho vay. Thay vì dành nhiều tỷ trọng cho nhóm bất động sản, các CTCK đã chuyển hướng mạnh mẽ sang các nhóm ngành có sức hút lớn hơn như ngân hàng và chứng khoán.

Ông Minh phân tích: “Tỷ trọng cho vay margin vào bất động sản hiện không đáng kể, chỉ chiếm một phần nhỏ trong danh mục đầu tư của các CTCK. Điều này xuất phát từ việc chính sách quản trị rủi ro đã được nâng cấp đáng kể trong những năm gần đây.”

Cùng với đó, mô hình quản trị rủi ro tại nhiều CTCK không chỉ tập trung vào một nhà đầu tư hay tổ chức riêng lẻ. Cụ thể, hạn mức dư nợ được tính toán dựa trên một nhóm khách hàng, bao gồm cả người liên quan hoặc doanh nghiệp có liên quan, để quản trị rủi ro hiệu quả hơn. Chính điều này đã dẫn đến các đợt giải chấp đồng loạt ở nhóm khách hàng lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản vừa qua. 

Dù vậy, ông Minh cũng cho biết, dư nợ của CTCK vẫn trong xu hướng mở rộng với động lực lớn từ cho vay deal - tập trung vào các nhà đầu tư lớn hoặc các giao dịch chiến lược. Các CTCK có mô hình và chính sách quản trị rủi ro tốt đang tận dụng cơ hội để đẩy mạnh cho vay, trong bối cảnh lãi suất từ cho vay margin không quá chênh lệch so với lãi suất tín dụng, và thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn chưa thực sự phục hồi.

Thực tế, theo ông Minh, hoạt động cho vay theo “kho” mới tiềm ẩn nhiều rủi ro. Quy trình giải chấp tại CTCK thường cần nhiều bước như thông báo, yêu cầu nộp tiền hoặc tài sản để khắc phục rồi mới thực hiện bán.

“Trong khi đó, các kho có thể cắt hạn mức và bán ra ngay khi nhận thấy rủi ro từ thị trường. Từ đó, dễ tạo ra sức ép bán ra mạnh mẽ và gây ra những cú sốc. Đây là một điểm cần được kiểm soát chặt chẽ hơn để tránh những biến động ngoài ý muốn”, ông Minh khuyến cáo.

Quân Mai

FILI

- 09:46 14/04/2025





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

PGT Holdings đẩy mạnh chiến lược M&A, đầu tư chiến lược vào lĩnh vực y tế

PGT Holdings (HNX: PGT) đang triển khai loạt bước đi chiến lược nhằm khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực M&A, đồng thời mở rộng đầu tư sang ngành y tế – một...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 25/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

25/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Tuần cao điểm của mùa ĐHĐCĐ đang diễn ra sôi động. Trước giờ giao dịch, điểm lại những thông tin tài chính - kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Theo dấu dòng tiền cá mập 24/04: Khối ngoại mua ròng trở lại

Phiên 24/04, tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại đều thay đổi vị thế so với phiên trước đó. Trong khi tự doanh quay lại bán ròng thì khối ngoại nghiêng về...

Vì sao cổ phiếu CIG vừa thoát diện cảnh báo nhưng vẫn còn bị cảnh báo?

Ngày 23/04, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) đưa cổ phiếu CIG của CTCP COMA 18 ra khỏi diện cảnh báo vì đã khắc phục được ý kiến ngoại trừ trên BCTC kiểm toán...

Hủy đăng ký giao dịch cổ phiếu V11

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo hủy đăng ký giao dịch đối với cổ phiếu của CTCP Xây dựng số 11 (UPCoM: V11).

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 24/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

24/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay. 

Theo dấu dòng tiền cá mập 23/04: Giao dịch tập trung ở FPT

Phiên 23/04, tự doanh công ty chứng khoán mua ròng phiên thứ hai liên tiếp, còn khối ngoại đã quay lại bán ròng sau chuỗi 3 phiên mua.

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 23/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.


TIN CHÍNH

FPT - Mua được chưa? (Kỳ 1)

FPT - Mua được chưa? (Kỳ 1)

Nhờ năng lực công nghệ vượt trội, hệ sinh thái dịch vụ toàn diện và chiến lược mở rộng quốc tế, CTCP FPT (HOSE: FPT) khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp ICT Việt Nam sẽ tạo động lực cho FPT tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh và mở rộng thị phần.




Hotline: 0908 16 98 98