SHG: Tồn đọng nợ xấu, dự kiến tiếp tục thua lỗ năm 2018

17/08/2018 13:46
17-08-2018 13:46:57+07:00

SHG: Tồn đọng nợ xấu, dự kiến tiếp tục thua lỗ năm 2018

Dự kiến vào ngày 30/08, Tổng CTCP Sông Hồng (UPCoM: SHG) sẽ tổ thức ĐHĐCĐ thường niên 2018 nhằm thông qua định hướng chiến lược giai đoạn 2018-2020.

Chịu lãi vay nợ xấu, lỗ kế hoạch 20.8 tỷ đồng

Theo kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2018, giá trị sản xuất kinh doanh phấn đấu đạt 205 tỷ đồng, bằng 73% kết quả thực hiện năm 2017; doanh thu mục tiêu 133 tỷ đồng và tiếp tục lỗ kế hoạch gần 21 tỷ đồng. Kế hoạch lợi nhuận âm là do Công ty phải chịu lãi vay của của món nợ xấu 5 nhóm ngân hàng Oceanbank Hà Tĩnh cho món vay thi công dự án Nhiệt điện Vũng Áng 1 phát sinh từ năm 2011 với số tiền dư nợ gốc quá hạn gần 193 tỷ đồng. Theo đó, lãi phát sinh năm 2018 vào khoảng 26 tỷ đồng.

Trong năm 2018, Công ty sẽ quyết liệt hơn trong việc tái cơ cấu lại vốn góp, thoái vốn tại một số đơn vị thành viên đã được phê duyệt (Công ty Sông Hồng Thăng Long, Công ty TNHH MTV Sông Hồng An Dương, Công ty Sông Hồng Miền Trung, Công ty BĐS Hà Nội Sông Hồng,…). Trước đó vào ngày 15/01/2018, Công ty đã tổ chức bán đấu giá thành công 100% cp, tương đương với 58.78% vốn góp tại CTCP Đầu tư Xây dựng Sông Lô.

Hoàn thiện thủ tục bán cổ phần riêng lẻ cho nhà đầu tư đã được ĐHĐCĐ thông qua để bổ sung vốn chủ sở hữu 65.2 tỷ đồng. Công ty dự kiến tăng vốn điều lệ thêm 180 tỷ đồng để đạt 450 tỷ đồng bằng hình thức chào bán cổ phần riêng lẻ, thời điểm thực hiện vào cuối quý 3 đến đầu quý 4 năm 2018.

Kế hoạch tái cơ cấu giai đoạn 2018-2020

Sau khi tăng vốn điều lệ, SHG sẽ tái cấu trúc các công ty con thành công ty liên kết và không nắm giữ cổ phần chi phối.

Cụ thể, SHG chuyển đổi hình thức sở hữu từ Công ty TNHH MTV sang CTCP đối với Công ty TNHHMTV Sông Hồng An Dương và Công ty TNHH MTV Cơ giới và Xây dựng Sông Hồng.

Bên cạnh đó, Công ty sẽ thực hiện tăng vốn điều lệ đối với CTCP Sông Hồng Thăng Long và CTCP Sông Hồng Đà Nẵng. Song song đó là điều chỉnh tỷ lệ vốn góp tại CTCP Đầu tư Reenco Sông Hồng và không tiếp tục góp vốn điều lệ còn thiếu.

Ngoài ra, Công ty sẽ thực hiện góp đủ phần vốn điều lệ còn lại và giữ nguyên tỷ lệ vốn góp 51% tại CTCP Tư vấn và Xây Dựng Đô thị Sông Hồng.

Về các dự án đầu tư, Công ty sẽ tập trung nguồn lực vào dự án chính là dự án Tây Hồ Tây và BT Thanh Trì; chuyển giao dự án Khách sạn Royal Sông Hồng và triển khai một số dự án mới.

Công ty cũng sẽ tiến hành tái cấu trúc vốn chủ sở hữu theo hai giai đoạn. Giai đoạn 1 hoàn thiện thủ tục bán cổ phần riêng lẻ, giai đoạn 2 tăng vốn lên khoảng 450-500 tỷ đồng.

Mất cân đối dòng tiền

Trong năm 2017, lỗ lũy kế lớn cộng với việc âm vốn chủ sở hữu nên Công ty không đủ điều kiện tham gia các gói thầu lớn. Nhiều các khoản công nợ lớn từ các dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1, Nhà thi đấu Thể dục Thể thao Đà Nẵng, Nam Định,… chưa thu hồi được. Nhiều công ty con rơi vào tình trạng nợ quá hạn ngân hàng, phong tỏa tài chính, hoạt động đình trệ. Chính những khó khăn trên đã đẩy SHG vào tình thế mất cân đối dòng tiền.

Vào ngày 05/01/2018, Công ty đã chào bán cổ phần riêng lẻ bổ sung vốn điều lệ, số tiền thu được 65.2 tỷ đồng đã thanh toán một số khoản nợ cấp bách, chi trả lương, BHXH cho người lao động và nợ quá hạn tại 2 ngân hàng.

Công ty cũng đã thu hồi được 150 tỷ đồng vốn từ một số công trình lớn, tồn đọng từ tháng 8/2016 như Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng, Nhà máy Dệt Hà Nam, Nhà ở Viện Quốc phòng,… Đồng thời, khai thác toàn bộ máy móc và mặt bằng, tạo nguồn thu khoảng 620 triệu đồng mỗi tháng.

Giá trị sản xuất kinh doanh đạt 46% kế hoạch với 280.8 tỷ đồng; doanh thu đạt 187.8 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế âm 55.6 tỷ đồng, trong khi kế hoạch đưa ra chỉ lỗ 25 tỷ đồng.

Nguyên Ngọc

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

TNG Land - công ty con còn lại duy nhất của ông lớn dệt may TNG, có gì?

Là ông lớn dệt may của tỉnh Thái Nguyên, trong khi ngành dệt may lao đao những năm qua thì TNG lại sống vô cùng khỏe và không ngừng tăng trưởng doanh thu lẫn lợi...

KIDO chuyển lỗ thành lãi trong quý 1/2024

CTCP Tập đoàn KIDO (HOSE: KDC) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2024, với kết quả khả quan hơn rất nhiều so với cùng kỳ.

Hoà Phát đã rót hơn 1 tỷ USD vào "quả đấm thép" Dung Quất, dư nợ vay tăng mạnh 

"Quả đấm thép" Dung Quất, một dự án đầy hứa hẹn của Hoà Phát (HOSE: HPG), đã được đầu tư hơn 1 tỷ USD.

Sản lượng và giá khí sụt giảm, PV GAS rơi 25% lãi quý 1

Đơn vị kinh doanh khí đốt của PVN (PetroVietnam) có quý kinh doanh sụt giảm lợi nhuận, do biến động về giá và sản lượng khí.

Các nguồn thu tăng trưởng âm, Vietcombank giảm 4% lãi trước thuế quý 1

BCTC hợp nhất quý 1/2024 cho thấy Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HOSE: VCB) có quý đi lùi về mọi mặt, chỉ thu được 10,817 tỷ...

BVBank lãi trước thuế quý 1 hơn 69 tỷ đồng, gấp 2.6 lần cùng kỳ

BCTC hợp nhất quý 1/2024 cho thấy, Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank, UPCoM: BVB) lãi trước thuế hơn 69 tỷ đồng, gấp 2.6 lần cùng kỳ năm trước, dù...

Tăng mạnh dự phòng, ABBank giảm 69% lãi trước thuế quý 1

BCTC hợp nhất quý 1/2024 cho thấy, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank, UPCoM: ABB) lãi trước thuế hơn 192 tỷ đồng, giảm 69% so với cùng kỳ năm trước, do...

Ngành nào hấp thụ vốn vay nhanh nhất?

Giống với nguyên tắc đầu tư kinh điển - “không bỏ hết trứng vào một rổ”, các ngân hàng cũng đa dạng hóa danh mục cho vay để dàn trải rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận.

Bán nha đam, thạch dừa giúp GC Food thu 40 tỷ mỗi tháng

Hưởng lợi khách hàng cũ tăng mua giúp CTCP Thực phẩm G.C (GC Food, UPCoM: GCF) lãi ròng gần 8 tỷ đồng trong quý 1/2024, tăng 18% so với cùng kỳ. Đây là quý đầu năm...

Tiền gửi tăng trưởng âm, KienlongBank tăng 6% lãi trước thuế quý 1

BCTC hợp nhất quý 1/2024 cho thấy, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank, UPCoM: KLB) lãi trước thuế gần 214 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98