Chàng trai 35 tuổi tạo ra start-up đáng giá nhất thế giới là ai?

29/10/2018 20:30
29-10-2018 20:30:00+07:00

Chàng trai 35 tuổi tạo ra start-up đáng giá nhất thế giới là ai?

Khi Zhang Yiming lần đầu thoáng nghĩ đến ý tưởng về một ứng dụng tổng hợp tin tức được vận hành bởi trí tuệ nhân tạo (AI) từ 6 năm về trước, các nhà đầu tư, bao gồm cả Sequoia Capital, đều tỏ ra hoài nghi.

Khi đó, câu hỏi đặt ra là bằng cách nào mà một kỹ sư thiết kế phần mềm 29 tuổi và chỉ được đào tạo trong nước lại có thể đánh bại các cổng tin tức được vận hành bởi những công ty như ông lớn mạng xã hội Tencent Holdingds và kiếm lời từ nơi mà ngay cả Google cũng thất bại.

Zhang Yiming

Ông Zhang – giờ đã 35 tuổi – đã chứng minh họ sai hoàn toàn. Ngày nay, công ty Bytedance Ltd. của ông đang chuẩn bị có giá trị hơn 75 tỷ USD, vượt qua cả Uber Technologies Inc. và trở thành start-up đáng giá nhất trên thế giới, dựa trên thông tin từ CB Insights. Vừa mới tham gia vào nhóm nhà đầu tư vào Bytedance là Softbank Group – công ty được cho là định đầu tư 1.5 tỷ USD. Ngoài ra, Bytedance còn có những công ty hậu thuẫn khác như KKR & Co., General Atlantic và Sequoia. Đóng góp phần lớn vào mức định giá của Bytedance là việc tạo ra một trải nghiệm Internet có sự kết hợp giữa Google và Facebook.

“Điều quan trọng nhất là chúng tôi không phải là doanh nghiệp tin tức. Chúng tôi nghiêng nhiều hơn về mảng tìm kiếm hoặc nền tảng mạng xã hội”, ông Zhang cho biết trong một cuộc phỏng vấn năm 2017, đồng thời nói thêm ông không tuyển biên tập viên hoặc phóng viên. “Chúng tôi đang làm công việc đầy mới lạ. Chúng tôi không phải là phiên bản bắt chước của một công ty Mỹ, cả về sản phẩm và công nghệ”.

Điều ấn tượng ở đây là ông Zhang có khả năng làm tất cả mọi thứ mà không cần nhận tiền từ hai ‘mặt trời’ của giới Internet Trung Quốc: Alibaba Group Holding và Tencent. Đây là start-up đầu tiên nổi lên từ một nhóm người sử dụng điện thoại nhưng không tìm tới sự bảo vệ hoặc vốn từ cả hai ông lớn Alibaba và Tencent.

Sự nổi lên của Bytedance khởi đầu với trang tin tức Jinri Toutiao, nhưng sau này lại gắn liền với một chuỗi vụ thâu tóm thông minh và mở rộng chiến lược – vốn đã thúc đẩy công ty này sang mảng video trên điện thoại đi động và vượt ra khỏi Trung Quốc. Bằng cách nuôi dưỡng một loạt ứng dụng thành công, họ đã tụ họp hàng triệu người dùng và dần trở thành một mối đe dọa đối với các ông lớn Internet của Trung Quốc. Bytedance đã phát triển thành một đế chế bao gồm nhiều lĩnh vực, từ dịch vụ video Tik Tok (hay Douyin ở Trung Quốc) và một loạt nền tảng cho mọi thứ, từ chuyện cười cho tới bàn tán về người nổi tiếng.

Thế nhưng, Bytedance giờ phải đối mặt với nhiều hoài nghi về việc khi nào hay bằng cách nào họ sẽ tạo ra lợi nhuận.

“Vấn đề chủ yếu về Internet của Trung Quốc là tốc độ tăng trưởng người dùng và thời lượng mà mỗi người online đã chậm lại đáng kể. Nó dần trở thành một trò chơi có tổng bằng 0 (zero-sum), và chi phí để thu hút thêm người dùng và chiếm được cảm tình của họ đang ngày càng gia tăng”, Jerry Liu, Chuyên viên phân tích ở UBS, cho hay.

Dù có vẻ như bị cô lập, nhưng Bytedance đang trở thành công ty công nghệ Trung Quốc thành công nhất trong việc tạo ra một cơ sở quốc tế, liên doanh thông qua các ứng dụng như Tik Tok sang Mỹ, Đông Nam Á và Nhật Bản. Ngay cả WeChat cũng “vấp ngã” với sáng kiến mở rộng ra nước ngoài từ 4 năm trước.

Những gì ông Zhang nhận thức được trong năm 2012 là những người dùng di động Trung Quốc gặp khó khăn khi tìm kiếm thông tin mà họ quan tâm trên nhiều ứng dụng. Điều này là do việc sàn lọc thông tin của Trung Quốc. Ông Zhang nghĩ ông có thể làm tốt hơn cả những “người tiền nhiệm” như Baidu – công ty có vẻ như gần độc quyền về mảng tìm kiếm.

Sau khi thất bại hoàn toàn với các quỹ đầu tư vốn mạo hiểm của Trung Quốc, cuối cùng thì ông Zhang đã nhận được khoản đầu tư từ Susquehanna International Group. Họ bắt đầu tung ra ứng dụng tin tức trong tháng 8/2012. Nền tảng này có nghiên cứu về những gì người dùng đọc và tìm kiếm, và sau đó là thông tin và bài báo ưa thích dựa trên những thói quen đó. Mọi người sử dụng càng nhiều thì trải nghiệm lại càng tốt. Vào giữa năm 2014, số lượng người dùng hoạt động mỗi ngày đã tăng lên hơn 13 triệu. Cuối cùng, Sequoia đã tới và rót vốn 100 triệu USD vào start-up này.

“Chúng tôi đẩy mạnh thông tin không phải bằng câu hỏi khảo sát mà bằng khuyến nghị tin tức”, Zhang cho biết trong cuộc phỏng vấn năm ngoái.

Tiếp đó, nhìn nhận dịch vụ streaming (phát trực tuyến) luôn được yêu thích tại Trung Quốc, tháng 9/2016, Bytedance âm thầm ra mắt Douyin - dịch vụ chỉnh sửa video chỉ với độ dài chính xác 15 giây. Ứng dụng này cho phép người dùng quay và chỉnh sửa video với các hiệu ứng rồi chia sẻ trên các mạng xã hội như Weibo hay WeChat. Hình thức video ngắn nhanh chóng thu hút sự chú ý của người dùng và phát triển bùng nổ, đến mức sau đó WeChat đã cấm người dùng của mình truy cập trực tiếp sang Douyin. 

Một năm sau, Bytedance mua lại Musical.ly với giá 800 triệu USD và hiện đang kết hợp sức mạnh của ứng dụng video dành cho thiếu niên tại Mỹ này với Tik Tok. Tính tới tháng 7/2018, Tik Tok và Douyin có tổng cộng 500 triệu người dùng.

Thách thức của Bytedance hiện tại là biến lượng truy cập thành lợi nhuận. Công ty này đang phát triển hoạt động bán quảng cáo, đặc biệt là cho ứng dụng tổng hợp tin tức Toutiao. Tuy nhiên, nhiều nhãn hàng vẫn tỏ ra khá thận trọng về những vấn đề pháp lý của Bytedance, đặc biệt là trong bối cảnh khó lường trước được các chính sách kiểm duyệt thông tin của chính phủ Trung Quốc.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ai đứng sau Lật mặt, series điện ảnh Việt có doanh thu cao nhất lịch sử?

Thành lập từ năm 2014, Lý Hải Production là doanh nghiệp sản xuất Lật mặt, series điện ảnh Việt có doanh thu cao nhất lịch sử.

Cho vịt nghe nhạc, lắp camera theo dõi, kỹ sư điện thu 3 tỷ đồng/năm

Vốn là một kỹ sư điện, năm 2018, anh Nam xin nghỉ về quê mở trang trại nuôi vịt ứng dụng công nghệ cao, doanh thu mỗi năm hơn 3 tỷ đồng.

Quỹ tập trung vào ngành chip của Malaysia muốn đầu tư vào 10 startup

Blue Chip Venture Capital, công ty đầu tư mạo hiểm mới của Malaysia với mục tiêu nhằm vào ngành công nghiệp bán dẫn, đang có kế hoạch đầu tư vào hơn 10 startup...

Chủ tịch Samsung lần đầu trở thành người giàu nhất Hàn Quốc

Với việc tăng thêm 3,5 tỷ USD, ông Lee Jae Yong lần đầu trở thành người giàu nhất Hàn Quốc với khối tài sản ròng 11,5 tỷ USD.

Các tỉ phú bán lẻ giá rẻ ở châu Á phất lên trong thời kỳ lạm phát

Khối tài sản của các tỉ phú sở hữu các chuỗi bán hàng giá rẻ ở châu Á tăng thêm nhiều tỉ đô la Mỹ khi khách hàng đổ xô đến cửa hàng của họ trong thời kỳ lạm phát...

Khi Tim Cook đến Việt Nam “uống cà phê”!

Ngày 14/04, IDC công bố doanh số bán điện thoại thông minh của Apple đã giảm khoảng 10% trong quý đầu tiên của năm 2024, đồng nghĩa với việc mất vị trí quán quân...

Tiết lộ về cuộc sống kín tiếng của CEO Apple Tim Cook

CEO Apple Tim Cook ngoài đời là một người khá kín tiếng. Ông có thói quen dậy từ 4h sáng, dành một tiếng đọc cả hàng trăm e-mail công việc.

Con đường kinh doanh của doanh nhân Nguyễn Hoài Nam

Nhân tố mới ứng cử vào HĐQT Vincom Retail (HOSE: VRE) - ông Nguyễn Hoài Nam đến từ Tập đoàn Berjaya Việt Nam gây sự chú ý trong bối cảnh Vingroup đang lên kế hoạch...

Forbes: Các tỷ phú dưới 30 tuổi đều nhờ thừa kế tài sản 

Theo nghiên cứu của Forbes, trên toàn cầu có 15 tỷ phú dưới 30 tuổi, nhưng không ai trong số họ là tự tạo ra tài sản của mình mà đều hưởng lợi từ những khoản thừa...

Forbes: Việt Nam có 6 tỷ phú trong danh sách thế giới

Năm nay, danh sách tỷ phú thế giới của Forbes có sự góp mặt của 6 tỷ phú Việt Nam.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98