Tại sao chứng khoán Mỹ tụt dốc bất chợt?

11/10/2018 17:53
11-10-2018 17:53:25+07:00

Tại sao chứng khoán Mỹ tụt dốc bất chợt?

Chỉ mới 1 tuần trước, Dow Jones còn chuẩn bị vượt mốc 27,000 điểm lần đầu tiên trong lịch sử. Vậy mà giờ chỉ số này lại quay đầu giảm hơn 800 điểm và rớt ngưỡng 26,000 điểm.

Đà bán tháo bất chợt có thể được giải thích phần lớn thông qua thị trường trái phiếu. Nói một cách đơn giản, chứng khoán Mỹ tụt dốc là do đà tăng của lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ.

Trong ngày 10/10, chỉ số Dow Jones sụt 831.83 điểm (tương đương 3.15%) xuống 25,598.74 điểm, chỉ số S&P 500 mất 94.66 điểm (tương đương 3.29%) còn 2,785.68 điểm vả chỉ số Nasdaq Composite lùi 315.97 điểm (tương đương 4.08%) xuống 7,422.05 điểm. Nasdaq Composite ghi nhận phiên giảm mạnh nhất kể từ ngày 24/06/2016. Nhóm cổ phiếu công nghệ lao dốc mạnh nhất, đáng chú ý là cổ phiếu Amazon rớt 6%.

Lãi suất đang tăng

Trong thập kỷ qua, Phố Wall dần trở nên “nghiện” lãi suất thấp. Chính lãi suất thấp đến khó tin của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã thôi thúc nhà đầu tư đón nhận rủi ro bằng việc rót tiền vào thị trường chứng khoán. Lãi suất đi vay thấp đồng nghĩa lợi nhuận doanh nghiệp cũng cao hơn.

Xu hướng này đang dần đảo chiều, chủ yếu là vì những lý do hợp lý: Kinh tế Mỹ thực sự mạnh, Fed tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát và đảm bảo kinh tế không rơi vào tình trạng quá nhiệt.

Hiện nay, Fed không còn thúc đẩy kinh tế bằng mức lãi suất gần 0% nữa. Từ cuối năm 2015, Fed đã nâng lãi suất tổng cộng 8 lần và tổng mức tăng là 2%. Ngoài ra, Cơ quan này còn bắt đầu thu hẹp bảng cân đối kế toán trị giá 4.5 ngàn tỷ USD.

Khi lãi suất tăng, nhà đầu tư rời khỏi trái phiếu, qua đó khiến giá trái phiếu giảm và lợi suất tăng. Họ lo lắng khoản dầu tư của họ sẽ sinh lời ít hơn nếu bị lạm phát gia tăng.

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đạt mức 3.24% trong ngày 10/10, lần đầu tiên trong vòng 7 năm, trong khi hồi cuối tháng 8, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm chỉ là 2.85%.

Fed tiếp tục tăng lãi suất

Chứng khoán thường tụt dốc sau khi lãi suất tăng mạnh. Đột nhiên, chứng khoán phải cạnh tranh bởi đối thủ “chán ngắt” là trái phiếu.

Nhà đầu tư giờ có thể nhận được một khoản sinh lời cao từ trái phiếu Chính phủ Mỹ. Điều này khiến việc rót tiền vào cổ phiếu công nghệ đắt tiền giống với một canh bạc nhiều hơn. Cổ phiếu Facebook, Nexflix và Twitter đồng loạt rớt mạnh trong ngày 10/10.

Bất ổn trên thị trường phản ánh lo ngại rằng, nền kinh tế có thể tăng trưởng quá nhanh, qua đó buộc Fed phải hành động tích cực hơn để ngăn lạm phát. Báo cáo việc làm Mỹ hôm thứ Sáu tuần trước (05/10) cho thấy tỷ lệ thất nghiệp chạm đáy 49 năm trong tháng trước. Tăng trưởng tiền lương, yếu tố chi phối nhiều nhất tới lạm phát, đã có dấu hiệu khởi sắc.

Chủ tịch Fed Jerome Powell càng khiến lo ngại gia tăng khi cho biết Fed còn chặng đường dài để đưa lãi suất về mức bình thường. Powell nói lãi suất vẫn chưa gần “trung lập”, mức Fed không thúc đẩy cũng như không kìm hãm đà tăng trưởng của nền kinh tế.

Một số nhà đầu tư, ngay cả Tổng thống Mỹ Donald Trump, lo ngại Fed đang tăng lãi suất quá nhanh chóng.

“Tôi nghĩ Fed đang mắc sai lầm”, Trump phát biểu với các phóng viên trong ngày thứ Tư (10/10). “Họ quá chặt chẽ. Tôi nghĩ Fed đã phát điên”.

Lo ngại về nợ và Trung Quốc

Lãi suất tăng đang tác động tới nhiều bộ phận trong kinh tế Mỹ, đặc biệt là thị trường nhà ở và xe hơi.

Lãi suất tăng cũng là do Chính phủ Mỹ đang bán thêm trái phiếu để bù đắp thâm hụt liên bang ngày càng tăng. Washington vay nợ để bù đắp cho các đợt cắt giảm thuế doanh nghiệp và kế hoạch gia tăng chi tiêu Chính phủ.

May là các doanh nghiệp Mỹ đang làm ăn có lãi. Lợi nhuận các công ty thuộc S&P 500 được dự báo tăng trưởng 20% trong quý 3/2018. Lợi nhuận cao có thể góp phần trấn an nhà đầu tư. Đây là những gì đã xảy ra hồi đầu năm, khi lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng vọt và khiến thị trường chứng khoán lao dốc, trước khi những cái đầu lạnh chiếm ưu thế trên thị trường.

Khác biệt chính giữa tình hình hiện tại và hồi đầu năm là lợi nhuận doanh nghiệp được dự báo tăng trưởng chậm lại trong năm tới do tác động tích cực từ chính sách giảm thuế dần phai nhạt. Lợi nhuận cao kỷ lục có thể bị mất đi bởi lãi suất đi vay, chi tiền lương và giá vật liệu thô ngày càng tăng.

Và kế đó là cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ – hai nền kinh tế lớn nhất trên thế giới.

Cuộc chiến thuế quan “ăn miếng trả miếng” giữa hai bên đã gây tổn hại tới niềm tin doanh nghiệp và trì hoãn đầu tư. Trước tình cảnh đó, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng trong năm 2019 với cả Trung Quốc và Mỹ. Điều này chắc chắn sẽ không giúp ích gì trong việc trấn an nhà đầu tư.

Vũ Hạo (Theo CNN)

FiLi







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Dow Jones rớt gần 400 điểm sau dữ liệu kinh tế Mỹ mới nhất

Chứng khoán Mỹ giảm điểm vào ngày thứ Năm (25/04), sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất của Mỹ cho thấy tốc độ tăng trưởng chậm lại rõ rệt và lạm phát vẫn còn dai dẳng.

Hàn Quốc triển khai hệ thống giám sát bán khống cổ phiếu bất hợp pháp

Sàn giao dịch Hàn Quốc sẽ thiết lập một hệ thống giám sát để phát hiện các giao dịch bất hợp pháp nhằm bán khống cổ phiếu mà không vay trước, được gọi là bán khống...

Phố Wall gần như đi ngang do lo ngại về lãi suất

Chỉ số S&P 500 gần như đi ngang vào ngày thứ Tư (24/04), khi lo ngại về lãi suất làm giảm sự nhiệt tình đến từ các báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp tích cực.

Phố Wall tăng phiên thứ 2 liên tiếp, Dow Jones tăng hơn 250 điểm

Chứng khoán Mỹ tăng điểm phiên thứ 2 liên tiếp vào ngày thứ Ba (23/04), khi một loạt báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp mạnh mẽ giúp xoa dịu đi mối lo ngại về lãi suất...

Sở giao dịch chứng khoán New York lấy ý kiến về phương án giao dịch xuyên ngày đêm

Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) đang thăm dò ý kiến của những người tham gia thị trường về phương án cho phép giao dịch cổ phiếu suốt ngày đêm khi các cơ...

Phố Wall khởi sắc, S&P 500 đứt mạch 6 phiên giảm liên tiếp

Chứng khoán Mỹ khởi sắc vào ngày thứ Hai (22/04), phục hồi vị thế sau một tuần khó khăn, khi các cổ phiếu công nghệ phục hồi và căng thẳng ở Trung Đông giảm bớt...

Tata muốn mua lại hoạt động sản xuất iPhone của Pegatron

Tata đang mở rộng nhanh chóng với tư cách là đối tác lắp ráp của Apple tại Ấn Độ, giúp công ty công nghệ hàng đầu này giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc.

Nasdaq Composite mất hơn 2%, giảm 6 phiên liên tiếp

Chỉ số Nasdaq Composite giảm phiên thứ 6 liên tiếp vào ngày thứ Sáu (19/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất trong hơn 1 năm. Xu hướng giảm đến khi cổ phiếu Nvidia...

Chứng khoán toàn cầu bị bán tháo, Dow Jones tương lai giảm hơn 1%, Nikkei 225 sụt hơn 1,200 điểm

Thị trường chứng khoán toàn cầu bị bán tháo sau thông tin xảy ra một vụ nổ ở Iran, nhưng chưa biết nguyên nhân.

Giảm 5 phiên liên tiếp, S&P 500 ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023

Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 5 liên tiếp vào ngày thứ Năm (18/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98