ĐHĐCĐ bất thường MPC: Lộ diện đối tác chiến lược, chốt cổ tức tiền mặt 50%

29/01/2019 10:28
29-01-2019 10:28:11+07:00

[Bài cập nhật]

ĐHĐCĐ bất thường MPC: Lộ diện đối tác chiến lược, chốt cổ tức tiền mặt 50%

Sáng ngày 29/01, ĐHĐCĐ bất thường của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC) đã thông qua danh sách nhà đầu tư trong đợt phát hành riêng lẻ gồm Mitsui & Co., Ltd và một số nhà đầu tư chưa được tiết lộ đến từ Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc.

ĐHĐCĐ bất thường của MPC diễn ra sáng ngày 29/01/2019.

Theo tờ trình, ĐHĐCĐ sẽ ủy quyền cho HĐQT được toàn quyền quyết định số lượng cổ phần phân phối cho từng nhà đầu tư trong danh sách này với quyền mua tối đa của mỗi nhà đầu tư là toàn bộ cổ phần trong đợt phát hành riêng lẻ sắp tới, tương ứng 75.72 triệu cp.

Giá chào bán dự kiến tối thiểu không thấp hơn giá trị sổ sách của Công ty theo báo cáo tài chính gần nhất trước thời điểm nộp hồ sơ cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Chủ tịch Lê Văn Quang tiết lộ, mức giá lần đầu mà các nhà đầu tư này đưa ra MPC vẫn chưa chốt do tầm nhìn về hoạt động kinh doanh cũng như thị trường thuận lợi nên Công ty muốn mức giá tốt hơn nữa và dự kiến chốt trong thời gian tới.

Trước đó, tại ĐHĐCĐ hồi tháng 11/2018, ông Quang cho biết, đối tác mà MPC cần thu hút trong đợt phát hành này là bổ sung nguồn vốn và cả giá trị cho Công ty, còn không phải là đối tác chiến lược mà muốn chiếm đa số thì mức giá phải cao hơn ít nhất 30%. “Nhiều nhà đầu tư chiến lược muốn mua với các tỷ lệ như 35.1%, 30% và 15%, đặc biệt có một nhà đầu tư muốn mua khoảng 35.1% vốn của MPC cộng với 15% của gia đình Chủ tịch nhằm nắm 51% MPC, thậm chí đối tác này còn muốn mua 65% với giá tốt nhưng chưa đạt kỳ vọng của MPC. Mức giá mà MPC kỳ vọng phải cao ít nhất 20-30% thì Công ty mới bán. Ngoài ra, cũng có đối tác muốn mua với điều kiện không bị hạn chế chuyển nhượng.” - ông Quang tiết lộ. Giá trị thương vụ này khoảng 230-250 triệu USD.

Khoản tiền thu được từ đợt phát hành MPC sẽ tập trung đầu tư cho vùng nuôi nhằm phát triển hết diện tích hiện tại và đầu tư nhà máy Minh Quý ở Cà Mau, còn lại bổ sung vốn lưu động.

Cổ tức năm 2018 bằng tiền mặt với tỷ lệ từ 50-70%

Đại hội cũng bàn về kế hoạch kinh doanh năm 2019 với tổng kế hoạch lợi nhuận hợp nhất trước thuế là 2,300 tỷ đồng (gần gấp đôi năm trước). Trong đó đối với lĩnh vực chế biến xuất khẩu, mục tiêu sản lượng xuất khẩu của MPC là 77,400 tấn, doanh số xuất khẩu 850 triệu USD và lợi nhuận trước thuế mang về 2,000 tỷ đồng. Còn lĩnh vực nuôi tôm với 3 vụ cho 558 ao thì thu được sản lượng 11,080 tấn, lợi nhuận khoảng 300 tỷ, còn vượt sản lượng thì lợi nhuận còn tốt hơn.

Sở dĩ Công ty đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2019 tăng vọt trong khi sản lượng tăng không nhiều do lượng tôm nguyên liệu của Việt Nam theo công nghệ mới thì sản lượng và hiệu quả, lợi nhuận cao nên kích thích người nuôi tôm. Thêm vào đó, do tình hình năm 2018 nguyên liệu giảm nhưng vẫn còn cao, trong khi đó giá tôm giảm nhiều nên một số doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, có doanh nghiệp đã phải đóng cửa nhà máy, ngân hàng không cho vay… Vì thế dù nguồn cung tăng lên, nhưng nhu cầu các nhà máy giảm nên nguyên liệu dồi dào hơn, khiến giá nguyên liệu đầu vào của MPC giảm nên lợi nhuận tốt hơn.

Thêm vào đó, sau khi khảo sát tình hình của các doanh nghiệp Ấn Độ, sau vụ 1 giá tôm giảm mạnh thì các doanh nghiệp và người nuôi ở đây không có lời, nên trong vụ 2 các doanh nghiệp này treo ao nhiều nên sản lượng nuôi tôm ước tính cả năm không tăng.

Đối với thị trường EU, từ năm 2019 MPC sẽ tăng thị phần tại đây, nhưng thực chất không tăng được nhiều do tỷ lệ mạ băng cao từ 30-40% làm giảm công suất nhà máy. Còn thị trường Mỹ vẫn sẽ giữ như hiện tại 40-45%, MPC dự kiến đẩy mạnh tại Trung Quốc và dự kiến vài năm nữa sẽ tăng trưởng mạnh.

Nếu muốn chiếm 25% thị phần tôm toàn cầu thì MPC phải có tiềm lực tài chính mạnh để đầu tư vùng nuôi cũng như nhà máy để có thể điều tiết được giá thế giới, ghi nhận mức tăng trưởng 25%/năm.

Còn khu phức hợp 10,000 ha ở Kiên Giang đang được MPC trình các cơ quan quản lý  phê duyệt và cố gắng xong trong năm 2019 để triển khai.

Với kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2018 với lãi trước thuế 1,200 tỷ đồng và lãi ròng 1,030 tỷ đồng, MPC dự kiến trả cổ tức từ 50-70% bằng tiền mặt trong quý 1/2019 cho cổ đông. Sau khi lấy ý kiến cổ đông, MPC chốt lại mức cổ tức năm 2018 bằng tiền mặt với tỷ lệ 50%.

Về vấn đề niêm yết, hiện MPC đang làm thủ tục chuyển sang sàn HOSE, trong đó có việc hoàn thiện báo cáo kiểm toán năm 2018 để trình lên Sở.

Minh An

Fili





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ tịch Nguyễn Xuân Quang: Nam Long đối diện, ứng xử và phát triển trong hoàn cảnh bất ổn của thế giới

Sáng ngày 26/04/2025, CTCP Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 nhằm thông qua mục tiêu tăng trưởng lãi ròng hơn 35% trong năm nay. Trước...

ĐHĐCĐ Điện Quang: Đặt kỳ vọng vào xuất khẩu trong bối cảnh thuế quan bất ổn

Sáng 26/04, CTCP Tập đoàn Điện Quang (HOSE: DQC) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 tại TP Thủ Đức trong bối cảnh Doanh nghiệp vừa trải qua năm thứ 2 liên tiếp thua lỗ...

ĐHĐCĐ PNJ: Giá vàng tăng nhanh sẽ làm sức mua trang sức bị giảm

Sáng ngày 26/04, CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HOSE: PNJ) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, với nhiều nội dung quan trọng được trình bày và thảo luận.

Chủ tịch Hồ Hùng Anh: Khi thời điểm chín muồi, giá trị của Techcombank sẽ bùng nổ

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 vào sáng 26/04 tại Hà Nội. Nhiều nội dung quan trọng được trình cổ đông...

Ông Lê Viết Hải: "Cổ phiếu HBC không chỉ dừng lại ở đỉnh cao trước đây mà còn vượt qua đỉnh ấy”

Ông Lê Viết Hải – Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (UCoM: HBC) nói về tiềm năng của thị trường xây dựng quốc tế và thái độ của HBC trong hành trình thu...

ĐHĐCĐ Vietbank: Niêm yết trễ nhất vào 2026

Sáng ngày 26/04/2025, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank, UPCoM: VBB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên nhằm trình kế hoạch kinh doanh, tăng vốn điều lệ và niêm...

Công nghệ dẫn lối: FPT Retail kiến tạo trải nghiệm mua sắm thuận tiện, an toàn, bảo mật

Chiều ngày 25/4/2025, Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HOSE: FRT) đã tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên năm 2025 tại TPHCM, thông qua nhiều định...

Thế giới Di động lãi 1.55 ngàn tỷ trong quý 1, tăng 71%

CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HOSE: MWG) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 1/2025 với doanh thu thuần 36.3 ngàn tỷ đồng và lãi ròng gần 1.55 ngàn tỷ đồng, tăng lần lượt...

Quý 1/2025, doanh thu FPT Retail đạt 11,670 tỷ đồng

Vào ngày 25/4/2025, Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HOSE: FRT) đã công bố kết quả kinh doanh quý 1/2025 với kết quả tích cực.

ĐHĐCĐ SGR: Lợi nhuận 2025 chủ yếu từ chuyển nhượng dự án, tính làm bất động sản khu công nghiệp

Việc ghi nhận doanh thu và lợi nhuận từ chuyển nhượng dự án sẽ chiếm hơn một nửa trong con số mục tiêu cả năm 2025 mà lãnh đạo SGR công bố với cổ đông tại ĐHĐCĐ...


Hotline: 0908 16 98 98