Sự trở lại của một doanh nghiệp 2 tỷ đô la

03/02/2019 15:00
03-02-2019 15:00:00+07:00

Sự trở lại của một doanh nghiệp 2 tỷ đô la

Tại văn phòng giám đốc điều hành của công ty kinh doanh về bệnh viện Apollo, kế bàn làm việc có treo một tượng nữ thần chiến binh nhiều tay Durga theo tín ngưỡng Hindu. Đây chính là tượng thần mà bà Suneeta Reddy cầu nguyện mỗi sáng, và sự hiện diện của vị nữ thần này có vẻ phù hợp với một công ty được điều hành bởi 4 chị em đang lên những kế hoạch táo bạo để mở rộng sang những thị trường mới.

Bà Suneeta Reddy (áo xanh, ở giữa). Ảnh: Bloomber

Khoảng 10 năm về trước, bà Suneeta cùng với 3 chị em gái của bà đã thừa kế gần như toàn bộ quyền điều hành tại Apollo, chuỗi bệnh viện lớn nhất tại Ấn Độ, từ cha của họ. Họ bắt tay vào kế hoạch xây dựng thêm nhiều bệnh viện mới, được tiến hành trong nhiều năm, với dự đoán rằng sự tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ sẽ lan từ những thành phố lớn sang những thành phố hạng 2, nơi các bệnh nhân cũng đang dần giàu lên. Nhưng vào thời điểm đó, cổ phiếu của Apollo lại rớt giá vì việc đầu tư cho kế hoạch nói trên ảnh hưởng tới tiêu chí lợi nhuận.

Hiện tại, việc đầu tư gần 20 tỷ rupi (280 triệu USD) và 4 năm công sức xây dựng bắt đầu có tín hiệu thu hoạch. Tất cả bệnh viện đều đã xây xong. Các nhà phân tích dự đoán lợi nhuận hàng năm sẽ bắt đầu tăng từ năm 2015. Cổ phiếu của Apollo cũng bắt đầu tăng khoảng 30% sau khi chạm đáy thấp nhất trong 4 năm vào tháng 6. Thị trường dự đoán cổ phiếu này sẽ tăng giá mạnh hơn so với mức tăng trong 10 năm qua.

"Bốn chị em chúng tôi nhận thấy có một khoảng cách giữa cung và cầu, do vậy, chúng tôi cần lấp đầy nó," bà Suneeta, 59 tuổi, giữ vị trí Giám đốc điều hành, chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn vào tháng này tại thành phố Chennai nằm ở phía nam Ấn Độ. "Rồi lợi nhuận thu về sẽ nhiều hơn nữa."

Giá cổ phiếu của công ty đã vọt tới 2.5% trước khi rút ngắn đà tăng xuống còn 1.9% và giao dịch tại 1,215.70 rupi. Như vậy, đà tăng chỉ trong một ngày đã đủ để bù đắp lại 3 ngày sụt giảm trước đó khi toàn bộ thị trường Ấn Độ đi xuống.

Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đang trở thành một trong những ngành kinh doanh lớn nhất tại Ấn Độ. Theo thông tin của Chính phủ, quy mô của ngành bệnh viện dự kiến sẽ tăng hơn gấp đôi và đạt giá trị 133 tỷ USD trong vòng 4 năm tới. Phần lớn bệnh nhân đều tự chi trả bệnh phí, nhưng thu nhập của người dân thì đang tăng lên và ngành bảo hiểm thì lại đang phát triển. Sẽ có nhiều người dân Ấn Độ tham gia bảo hiểm hơn nữa trong những thập niên tới khi chính quyền của Tổng thống Narendra Modi có chủ trương thúc đẩy việc bảo hiểm sức khỏe cho phần dân số nghèo của đất nước.

Tuy nhiên, khi Apollo mở rộng kinh doanh, bên cạnh việc mang lại nhiều cơ hội mới cũng đồng thời mang lại nhiều thử thách cho 4 chị em. Bất kể những dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư đang quan tâm đến công ty, những cuộc đầu tư mạo hiểm từ 4 chị em này đã khiến giá cổ phiếu và lợi nhuận không đạt được kết quả tốt nhất có thể, và nợ nần thì tăng hơn gấp đôi trong vòng 4 năm qua.

Ngoài ra, còn có những trở ngại tiềm tàng khác sẽ kìm hãm sự tăng trưởng của Apollo nếu công ty vận hành không hiệu quả. Việc thuyết phục một chuyên viên phẫu thuật được đào tạo bài bản theo tiêu chuẩn quốc tế không thôi đã đủ khó, vì họ không thích công tác tại một thành phố nhỏ. Mặt khác, Apollo biết được người dân ở những thành phố nhỏ không sẵn lòng chi trả nhiều tiền như thế. Đây chính là những trở ngại cho mô hình chăm sóc sức khỏe cao cấp với giá tương xứng. Sự cạnh tranh cũng bắt đầu gia tăng khi có nhiều bệnh viện khác đang giành nhau miếng bánh thị trường.

Và bà Suneeta chưa lường trước được kết quả tức thời từ chương trình bảo hiểm mới của chính quyền ông Modi. Apollo đã lên kế hoạch để phân bố giường bệnh cho chương trình, nhưng cuối cùng lại không mang lại lợi nhuận vì những cơ sở vật chất này được thiết kế dành cho phân khúc thị trường nhà giàu. Công ty đang bắt đầu tiến hành những cuộc thử nghiệm chăm sóc sức khỏe chi phí thấp hơn tại vùng ngoại ô Chennai như là sẽ trả lương cố định cho các bác sĩ hơn là trả theo số lượng bệnh nhân và thay thế những thương hiệu thuốc có tiếng thành những loại thuốc phổ thông.

Bà Suneeta nói rằng Apollo đang tập trung nhiều hơn vào lực lượng bác sĩ được đào tạo trong nước của Ấn Độ, và phát triển những phác đồ điều trị chi tiết để đảm bảo những cơ sở quy mô nhỏ hơn vẫn theo sát được tiêu chuẩn. Đồng thời, công ty cũng trở nên linh hoạt hơn trong việc định giá để thích ứng với cộng đồng dân cư mới.

Bà dự đoán rằng tỷ lệ đông đúc ở những bệnh viện mới sẽ dần tăng lên tới mức 70% như ở những bệnh viện có thâm niên. Công ty cũng dự đoán tỷ suất lợi nhuận ở những bệnh viện mới sẽ tăng từ mức 6% trong thời điểm hiện tại lên tới 20%.

"Có vẻ họ đã đưa ra được dự đoán chính xác về khía cạnh lợi nhuận," Rakesh Nayudu - một nhà phân tích chứng khoán tại Haitong Securities India - cho biết. "Họ đã lựa chọn chính xác các thành phố để đầu tư." Trong số 23 nhà phân tích xem xét qua công ty này thì có 21 người khuyên nên mua cổ phiếu của công ty.

Cha của bà Suneeta là ông Prathap, một bác sĩ, đã thành lập Công ty Apollo vào năm 1983 sau sự kiện một bệnh nhân của ông qua đời vì  Ấn Độ khi đó chưa có khả năng trị liệu tiên tiến. Công ty Apollo hiện tại có giá trị thị trường 2 tỷ USD, doanh thu hàng năm 1 tỷ USD, đội ngũ bác sĩ được đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế, cơ sở vận hành với trang thiết bị tối tân. Các bệnh nhân có thể lựa chọn nằm phòng riêng với một phòng khách và hai nhà tắm. Gia đình của bà Suneeta vẫn sở hữu 34% giá trị của công ty.

Hai người chị giữ vị trí Chủ tịch và Phó Chủ tịch. Suneeta Reddy và Sangita Reddy cùng giữ vị trí Giám đốc quản lý, tương đương vị trí Giám đốc điều hành (CEO).

Cũng có nhiều câu hỏi tế nhị dấy lên xung quanh vấn đề kế vị trong công ty. Khi cha của họ từ chức, theo kế hoạch, người chị cả Preetha Reddy sẽ kế nhiệm ông nhưng những chiến lược kinh doanh sẽ vẫn được quyết định dựa trên sự biểu quyết giữa 4 chị em.

Cả 4 chị em đều nằm trong hội đồng quản trị gồm 10 người có nghĩa là công ty này có số lượng phụ nữ trong ban quản trị nhiều hơn gấp 4 lần so với mặt bằng chung tại Ấn Độ, và cũng nhiều hơn mặt bằng chung so với các công ty lớn tại Mỹ và Anh. Bà Reddy nói rằng giữa 4 chị em bà có được sự gắn kết nhịp nhàng là do sự phân chia công việc rõ ràng dựa trên thế mạnh của mỗi người.

"Đó là bởi vì chúng tôi là chị em gái của nhau nên mới có thể cùng nhau liên kết như vậy," bà Suneeta nói. "Tôi nghĩ rằng nếu đó là 4 người con trai thì có lẽ phải cần tới 4 công ty khác nhau mới đủ."

Tuệ Nhiên (Theo Bloomberg)

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ tịch Samsung lần đầu trở thành người giàu nhất Hàn Quốc

Với việc tăng thêm 3,5 tỷ USD, ông Lee Jae Yong lần đầu trở thành người giàu nhất Hàn Quốc với khối tài sản ròng 11,5 tỷ USD.

Các tỉ phú bán lẻ giá rẻ ở châu Á phất lên trong thời kỳ lạm phát

Khối tài sản của các tỉ phú sở hữu các chuỗi bán hàng giá rẻ ở châu Á tăng thêm nhiều tỉ đô la Mỹ khi khách hàng đổ xô đến cửa hàng của họ trong thời kỳ lạm phát...

Khi Tim Cook đến Việt Nam “uống cà phê”!

Ngày 14/04, IDC công bố doanh số bán điện thoại thông minh của Apple đã giảm khoảng 10% trong quý đầu tiên của năm 2024, đồng nghĩa với việc mất vị trí quán quân...

Tiết lộ về cuộc sống kín tiếng của CEO Apple Tim Cook

CEO Apple Tim Cook ngoài đời là một người khá kín tiếng. Ông có thói quen dậy từ 4h sáng, dành một tiếng đọc cả hàng trăm e-mail công việc.

Con đường kinh doanh của doanh nhân Nguyễn Hoài Nam

Nhân tố mới ứng cử vào HĐQT Vincom Retail (HOSE: VRE) - ông Nguyễn Hoài Nam đến từ Tập đoàn Berjaya Việt Nam gây sự chú ý trong bối cảnh Vingroup đang lên kế hoạch...

Forbes: Các tỷ phú dưới 30 tuổi đều nhờ thừa kế tài sản 

Theo nghiên cứu của Forbes, trên toàn cầu có 15 tỷ phú dưới 30 tuổi, nhưng không ai trong số họ là tự tạo ra tài sản của mình mà đều hưởng lợi từ những khoản thừa...

Forbes: Việt Nam có 6 tỷ phú trong danh sách thế giới

Năm nay, danh sách tỷ phú thế giới của Forbes có sự góp mặt của 6 tỷ phú Việt Nam.

Tòa án Montenegro quyết định dẫn độ “cha đẻ” tiền kỹ thuật số Luna về Hàn Quốc

Tòa phúc thẩm Montenegro cho biết đã bác đơn kháng cáo của Do Kwon và giữ nguyên phán quyết trước đó của tòa án cấp dưới quyết định dẫn độ đối tượng này về Hàn Quốc.

Hai đại gia ở Vĩnh Phúc, sở hữu tập đoàn ‘lớn nhanh như thổi’ rồi nhúng chàm

Nguyễn Văn Hậu và Trịnh Văn Quyết - hai đại gia quê Vĩnh Phúc - sở hữu tập đoàn nghìn tỷ, từng phất lên như diều gặp gió và đều nhúng chàm với hàng loạt sai phạm.

Lisa Su, ‘nữ tướng’ AMD khuấy đảo ngành bán dẫn

CEO AMD Lisa Su đạt được những thành tựu chưa từng có: nữ CEO đầu tiên của một công ty bán dẫn lớn, cứu AMD khỏi bờ vực sụp đổ và khuấy đảo ngành công nghệ vốn do...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98