EVNGENCO 3: “Ông lớn” ngành phát điện đẩy mạnh tái cấu trúc tài chính trong năm 2019

15/03/2019 15:14
15-03-2019 15:14:15+07:00

EVNGENCO 3: “Ông lớn” ngành phát điện đẩy mạnh tái cấu trúc tài chính trong năm 2019

Với nhận định ngành phát điện còn nhiều tiềm năng tăng trưởng, năm 2019 Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO 3, UPCoM: PGV) đẩy mạnh tái cấu trúc nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính và thu hút vốn đầu tư các dự án mới.

Tiềm năng tăng trưởng ngành điện còn cao

Năm 2019, EVNGENCO 3 đặt mục tiêu sản lượng điện sản xuất đạt 32.5 tỷ kWh, sản lượng điện bán đạt 30.9 tỷ kWh. Doanh thu công ty mẹ kế hoạch là 43,188 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế từ hoạt động cốt lõi tới 1,500 tỷ đồng (chưa bao gồm chênh lệch tỷ giá).

Để đưa ra được con số kế hoạch này, EVNGENCO 3 dựa vào nhận định, tiêu thụ điện vẫn ở mức tăng trưởng hai con số khoảng 10 - 11%/năm do sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động công nghiệp và sản xuất. Đồng thời, tình hình cung cầu điện trở nên khó khăn hơn khi công suất điện lắp đặt ước tính chỉ tăng khoảng 5.5 - 7.5%/năm, mức tăng nhỏ hơn nhiều so với tăng trưởng nhu cầu điện. Cộng thêm việc giá thị trường điện cạnh tranh dự kiến tăng 3% trong năm 2019, mức cao nhất kể từ khi thành lập thị trường phát điện cạnh tranh. Điều đó hứa hẹn sẽ mang lại doanh thu cao hơn cho công ty sản xuất điện như EVNGENCO 3.

Từ đó, tầm nhìn xa hơn, năm 2020 dự kiến lợi nhuận của EVNGENCO 3 sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn nhờ vào sự tham gia của đối tác chiến lược. Thị trường bán buôn cạnh tranh sẽ bắt đầu có những thay đổi lớn như sản lượng hợp đồng sẽ giảm mạnh, giúp phóng đại lợi thế cạnh tranh của EVNGENCO 3 về vị trí và giá thành. Ngoài ra, hiện tượng El Nino cũng có thể quay lại trong năm 2020 và đẩy giá của thị trường điện cạnh tranh lên cao.

Lên kế hoạch giảm sở hữu của EVN, thoái vốn khỏi VSH - NT2 và Thủy điện Việt Lào

Hiện EVN đang nắm tỷ lệ chi phối khá cao với 99.19% vốn EVNGENCO 3, theo đề án được Chính phủ phê duyệt, EVN phải tiếp tục giảm sở hữu xuống 51%. Công ty hiện đang làm việc với đơn vị tư vấn để đưa ra kế hoạch khả thi và sẽ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong năm nay.

Ngoài việc đầu tư vào các dự án điện, năm 2019, EVNGENCO 3 cũng lên kế hoạch thoái vốn khỏi 3 công ty gồm CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH), CTCP Thủy điện Việt - Lào và CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2). Đây là ba trong số những đơn vị liên doanh liên kết làm ăn khá hiệu quả khi mức lợi tức mang về cho EVNGENCO 3 từ 9-13%.

Trong đó, hiện EVNGENCO 3 đang nắm giữ 30.55% vốn tại VSH, tương ứng hơn 63 triệu cp. Trên thị trường, cổ phiếu VSH cho thấy tính ổn định khá cao như chính kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp này mang lại cho cổ đông, khi bình quân năm qua vẫn ở quanh mức 17,000-19,000 đồng/cp. Tức nếu EVNGENCO 3 thoái thành công ở mức giá này thì sẽ thu về khoảng 1,134 tỷ đồng, hơn gấp đôi giá trị sổ sách ban đầu.

Còn tại NT2, EVNGENCO 3 sở hữu 2.5%, tương ứng hơn 7 triệu cp. Với mức giá hiện nay của cổ phiếu NT2 khoảng 30,000 đồng/cp thì EVNGENCO 3 sẽ thu về khoảng 213 tỷ đồng, gấp 2.5 lần giá trị chi ra ban đầu.

Ngoài ra, EVNGENCO 3 cũng đang sở hữu gần 2 triệu cp Việt Lào, tương ứng tỷ lệ khá nhỏ chỉ 0.6% vốn.

Theo đó, dự kiến nguồn thu từ thoái vốn của EVNGENCO 3 tại 3 đơn vị này sẽ không phải là con số nhỏ. Tiền thu từ thoái vốn cộng với khoản tiền mặt hiện tại, phần nào sẽ giúp EVNGENCO 3 cải thiện được tình hình vay nợ cũng như rót vốn đầu tư vào các dự án công trình điện sắp tới. Điều này khá khả quan khi Tổng Công ty đang đẩy mạnh việc giảm tỷ lệ nợ vay thể hiện rõ qua từng quý gần đây.

EVNGENCO 3 hiện đang có gì?

EVNGENCO 3 hiện đang thuộc nhóm các đơn vị cung cấp điện chính cho Việt Nam. Tổng công suất lắp đặt các nhà máy điện thuộc EVNGENCO 3 đạt 6,303 MW, chiếm khoảng 13% công suất đặt của toàn hệ thống điện.

Phân theo loại hình nhà máy của EVNGENCO 3, thủy điện chiếm khoảng 2%, nhiệt điện than chiếm khoảng 5.05%, tuabin khí chiếm khoảng 6.1% công suất phát điện của toàn hệ thống điện. Phần lớn nguồn điện của GENCO3 cung cấp cho phụ tải miền Nam - khu vực có nhu cầu tăng trưởng cao sản lượng điện trong khi nguồn tại chỗ chưa đủ cung cấp và giới hạn truyền tải của hệ thống điện 500kV Bắc - Trung - Nam nên các nhà máy điện của EVNGENCO 3 tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong thời gian tới.

Đối với các nhà máy nhiệt điện khí, EVNGENCO 3 có tổ hợp các nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ với tổng công suất 2,540 MW bao gồm 4 nhà máy điện: Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2.1, Phú Mỹ 2.1 mở rộng và Phú Mỹ 4. Còn nhiệt điện than là Vĩnh Tân 2 và Mông Dương 1 với công suất hơn 2,300 MW. Về danh mục đầu tư thủy điện, EVNGENCO 3 có 3 nhà máy gồm Buôn Kuốp, Buôn Tua Srah và Srêpók 3 kết nối với nhau trên cùng lưu vực sông với công suất 586 MW.

Ngoài ra, các dự án mà EVNGENCO 3 quản lý xây dựng từ 2013 đến 2019 là gần 5,000 MW với tổng vốn đầu tư hơn 7 tỷ USD.

Bên cạnh các nhà máy điện khí, nhiệt điện, thủy điện đang vận hành hiệu quả, EVNGENCO 3 cho biết sẽ triển khai hàng loạt dự án điện mặt trời, điện khí sử dụng LNG để đón đầu xu hướng năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường; và mở rộng hoạt động dịch vụ sửa chữa nhà máy điện cho khách hàng trong và ngoài Tập đoàn Điện lực Việt Nam thông qua Công ty Dịch vụ Sửa chữa các Nhà máy điện EVNGENCO 3.

Trong đó, tháng 11/2018, EVNGENCO 3 đã ký hợp đồng EPC đối với dự án Điện mặt trời Vĩnh Tân 2; Công ty đang thực hiện giải phóng mặt bằng để triển khai lắp đặt thiết bị của nhà máy. Đối với dự án năng lượng mặt trời Ninh Phước 7 thì Bộ Công Thương đang xem xét bổ sung dự án vào quy hoạch điện lực Quốc gia. Còn Trung tâm Nhiệt điện khí Long Sơn, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc bổ sung vào quy hoạch tổng thể, giao Bộ Công Thương hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng phê duyệt.

Minh An

Fili





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (4)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ siêu đô thị The Global City lãi khủng 5.3 ngàn tỷ nửa cuối năm 2023, ôm nợ gần 102.1 ngàn tỷ

Sau một năm lỗ hơn 2.9 ngàn tỷ, năm 2023 vừa qua chủ siêu đô thị Sài Gòn Bình An (tên thương mại The Global City) còn lỗ gần 103 tỷ đồng. Kết quả này tương đối bất...

ĐHĐCĐ Victory Capital: 2 nhà đầu tư cho vay 1,000 tỷ đồng là ai?

Một tổ chức và một cá nhân sẽ cho PTL vay lần lượt 300 và 700 tỷ đồng bằng tín chấp trong tối đa 12 tháng, lãi suất 7.5%/năm. Công ty sẽ trả nợ bằng tiền hoặc phát...

ĐHĐCĐ VJC: Kế hoạch lãi trước thuế 2024 quay lại ngưỡng ngàn tỷ

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) diễn ra vào chiều ngày 26/04, nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh tăng trưởng với lãi trước thuế 1,081...

ĐHĐCĐ DIG: Chưa đủ tỷ lệ tham dự

Chiều 26/04, Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (HOSE: DIG) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 tại Vũng Tàu.

ĐHĐCĐ NKG: Quý 1 lãi ròng 150 tỷ, xây dựng nhà máy mới 4,500 tỷ đồng

Sáng ngày 26/04, ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của CTCP Thép Nam Kim (HOSE: NKG) được tổ chức với điểm nóng xoay quanh dự án nhà máy trị giá 4,500 tỷ đồng ở Phú Mỹ.

ĐHĐCĐ thường niên LDG 2024 lần 1 bất thành

ĐHĐCĐ thường niên 2024 lần 1 của CTCP Đầu tư LDG (HOSE: LDG) đã không thể diễn ra khi tỷ lệ cổ đông tham dự chỉ đạt 9.43% tại thời điểm khai mạc.

Vingroup báo lãi 1,335 tỷ đồng trong quý 1  

Tập đoàn Vingroup (HOSE: VIC) công bố BCTC hợp nhất quý 1/2024 với lợi nhuận sau thuế đạt 1,335 tỷ đồng.

ĐHĐCĐ PAN: Kế hoạch lập đỉnh lợi nhuận mới, chia cổ tức 5% bằng tiền

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Tập đoàn PAN (The PAN Group, HOSE: PAN) tổ chức chiều 26/04 sẽ xem xét và thông qua những nội dung chính như kế hoạch kinh doanh...

ĐHĐCĐ BAF: Đại diện IFC tham gia HĐQT, mục tiêu lãi 306 tỷ đồng

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 diễn ra vào sáng ngày 26/04, CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam (HOSE: BAF) dự báo có năm kinh doanh thuận lợi, dựa trên việc tổng đàn tăng...

ZaloPay ra mắt giải pháp tăng cường trải nghiệm khách hàng, triển khai đầu tiên cùng The Pizza Company

Nắm bắt lợi thế và tiềm năng của mã thanh toán ZaloPay QR Đa Năng, ZaloPay tiếp tục cho ra đời giải pháp mới, hỗ trợ doanh nghiệp kết nối hiệu quả với các khách...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98