Làm thế nào để một poker chuyên nghiệp tạo ra 'Uber ngành logistics', unicorn mới nhất tại Hồng Kông?

14/03/2019 20:00
14-03-2019 20:00:00+07:00

Làm thế nào để một poker chuyên nghiệp tạo ra 'Uber ngành logistics', unicorn mới nhất tại Hồng Kông?

Shing Chow là một trong số ít những người may mắn đã sử dụng nguồn thu nhập từ công việc, mà ban đầu chỉ là sở thích, để thành lập nên một công ty startup. Ngày nay, công ty đó đã trở thành một unicorn (thuật ngữ chỉ những công ty startup xuất sắc).

 

Sau khi làm việc hơn ba năm tại công ty Bain & Company với vị trí cố vấn cấp cao, chàng thanh niên Hồng Kông này đã trở nên chán nản. Vì vậy, anh quyết định nghỉ việc và trở thành một poker chuyên nghiệp. Công việc đó kéo dài 8 năm và anh đã thắng được 30 triệu USD. Sử dụng số tiền đó, Shing Chow thành lập nên Lalamove vào tháng 12/2013, với niềm tin có thể tạo ra thứ gì đó có giá trị cho thế giới.

Ban đầu có tên là EasyVan, Lalamove là một trong những nhà cung cấp dịch vụ hậu cần (logistics) và giao hàng theo yêu cầu hàng đầu và nhanh nhất ở châu Á. Công ty hiện đang hoạt động tại 11 thành phố ở châu Á, như Hồng Kông, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Singapore và Bangkok, và 50 thành phố ở đại lục Trung Quốc. Đến nay, Lalamove đã có 3 triệu người đăng ký làm tài xế và phục vụ cho hơn 28 triệu người dùng.

"Đối với người sử dụng, chúng tôi muốn cung cấp cho họ 3F: Hoàn thành 100% (Fulfillment), giao hàng nhanh (Fast delivery) và dịch vụ tuyệt vời (Fantastic service). Đối với đội ngũ tài xế, chúng tôi muốn giúp họ có được một cuộc sống thực thụ, giúp họ yêu cuộc sống và tận hưởng sự thoải mái khi trở thành một người làm việc tự do. Đối với đội ngũ nhân viên, chúng tôi muốn mang đến cho họ cơ hội phát triển, một sân khấu để tỏa sáng và một tương lai mà họ có thể mong đợi", Shing Chow, từng tốt nghiệp Đại học Stanford, chia sẻ trên tiểu sử LinkedIn.

Quá trình phát triển

Trong tin tức góp vốn mới nhất, Lalamove đã chốt được 300 triệu USD trong vòng gọi vốn Series D1 từ Quỹ đầu tư Hillhouse Capital và vòng gọi vốn D2 từ Quỹ đầu tư Sequoia Trung Quốc. Nhờ đó, Lalamove đã chính thức tham gia vào câu lạc bộ startup kỳ lân. Các nhà đầu tư khác tham gia vào vòng gọi vốn là Quỹ đầu tư mạo hiểm Eastern Bell, PV Capital và các nhà đầu tư đã từng góp vốn vào Lalamove như ShunWei Capital, Xiang He Capital, MindWorks Ventures. Đến thời điểm hiện tại, Lalamove đã huy động được hơn 460 triệu USD, con số mới nhất này được cập nhật sau vòng gọi vốn Series C trị giá 100 triệu USD đã chốt vào cuối năm 2017.

Ông Shing, người sáng lập và là Giám đốc điều hành (CEO) của Lalamove, nói về vòng gọi vốn Series D, trong một báo cáo rằng: "Trong 5 năm vừa qua, tổng thị phần của ngành công nghiệp logistics của Trung Quốc tính trên GDP đã giảm từ 18% xuống còn 14.6%, điều đó có nghĩa là ngành công nghiệp này đang trở nên hiệu quả hơn về mặt chi phí và chúng tôi tin rằng tác động của việc ứng dụng Internet chuyên sâu và các công nghệ mới sẽ tiếp tục thúc đẩy tính hiệu quả trong lĩnh vực logistics và Lalamove giữ vị trí hàng đầu trong sự chuyển đổi này."

Alex Lin, Giám đốc điều hành Lalamove tại chi nhánh Singapore, cho biết thêm rằng vòng góp vốn mới sẽ tiếp tục xác nhận sự thành công của mô hình kinh doanh thành công của Lalamove và "giá trị mà chúng tôi đang mang lại cho lĩnh vực logistics ở Singapore và châu Á. Việc góp vốn sẽ thúc đẩy sự đổi mới sản phẩm để tăng cường sự tập trung của chúng tôi vào các ngành công nghiệp loại xe hạng nặng. Hơn nữa, sự tăng trưởng và giá trị của Lalamove tiếp tục được liên kết với các khoản đầu tư của Singapore vào công nghệ, đổi mới và doanh nghiệp."

Định hình lại ngành logistics

Lei Zhang, người sáng lập và CEO của Hillhouse Capital, tin rằng công nghệ đang định hình lại những gì có thể đạt được trong ngành logistics, và "đội ngũ quản lý của Lalamove đã đưa công ty trở thành người tiên phong trong xu hướng này. Chúng tôi rất ấn tượng với sự thành công của công ty này ở Đông Nam Á và Trung Quốc, và tin rằng nó có đủ khả năng để mang lại những dịch vụ vận chuyển hàng hóa hiệu quả và thuận tiện hơn."

Chow Shing là một hình mẫu cho thế hệ doanh nhân sáng tạo mới của Hồng Kông, Neil Shen, người sáng lập và đối tác quản lý của Sequoia Trung Quốc, cho biết. "Lớn lên tại Hồng Kông và được đào tạo tại Đại học Stanford, Shing trở lại và lao vào làn sóng kinh doanh của 'Internet Plus', rồi trở thành một biểu tượng thành công của giới kinh doanh."

Tuệ Nhiên (Theo Entrepreneur.com)

Fili





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ tịch Samsung lần đầu trở thành người giàu nhất Hàn Quốc

Với việc tăng thêm 3,5 tỷ USD, ông Lee Jae Yong lần đầu trở thành người giàu nhất Hàn Quốc với khối tài sản ròng 11,5 tỷ USD.

Các tỉ phú bán lẻ giá rẻ ở châu Á phất lên trong thời kỳ lạm phát

Khối tài sản của các tỉ phú sở hữu các chuỗi bán hàng giá rẻ ở châu Á tăng thêm nhiều tỉ đô la Mỹ khi khách hàng đổ xô đến cửa hàng của họ trong thời kỳ lạm phát...

Khi Tim Cook đến Việt Nam “uống cà phê”!

Ngày 14/04, IDC công bố doanh số bán điện thoại thông minh của Apple đã giảm khoảng 10% trong quý đầu tiên của năm 2024, đồng nghĩa với việc mất vị trí quán quân...

Tiết lộ về cuộc sống kín tiếng của CEO Apple Tim Cook

CEO Apple Tim Cook ngoài đời là một người khá kín tiếng. Ông có thói quen dậy từ 4h sáng, dành một tiếng đọc cả hàng trăm e-mail công việc.

Con đường kinh doanh của doanh nhân Nguyễn Hoài Nam

Nhân tố mới ứng cử vào HĐQT Vincom Retail (HOSE: VRE) - ông Nguyễn Hoài Nam đến từ Tập đoàn Berjaya Việt Nam gây sự chú ý trong bối cảnh Vingroup đang lên kế hoạch...

Forbes: Các tỷ phú dưới 30 tuổi đều nhờ thừa kế tài sản 

Theo nghiên cứu của Forbes, trên toàn cầu có 15 tỷ phú dưới 30 tuổi, nhưng không ai trong số họ là tự tạo ra tài sản của mình mà đều hưởng lợi từ những khoản thừa...

Forbes: Việt Nam có 6 tỷ phú trong danh sách thế giới

Năm nay, danh sách tỷ phú thế giới của Forbes có sự góp mặt của 6 tỷ phú Việt Nam.

Tòa án Montenegro quyết định dẫn độ “cha đẻ” tiền kỹ thuật số Luna về Hàn Quốc

Tòa phúc thẩm Montenegro cho biết đã bác đơn kháng cáo của Do Kwon và giữ nguyên phán quyết trước đó của tòa án cấp dưới quyết định dẫn độ đối tượng này về Hàn Quốc.

Hai đại gia ở Vĩnh Phúc, sở hữu tập đoàn ‘lớn nhanh như thổi’ rồi nhúng chàm

Nguyễn Văn Hậu và Trịnh Văn Quyết - hai đại gia quê Vĩnh Phúc - sở hữu tập đoàn nghìn tỷ, từng phất lên như diều gặp gió và đều nhúng chàm với hàng loạt sai phạm.

Lisa Su, ‘nữ tướng’ AMD khuấy đảo ngành bán dẫn

CEO AMD Lisa Su đạt được những thành tựu chưa từng có: nữ CEO đầu tiên của một công ty bán dẫn lớn, cứu AMD khỏi bờ vực sụp đổ và khuấy đảo ngành công nghệ vốn do...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98