Bất động sản "ế" gần 20.000 tỷ, Bộ nói không phải hàng tồn kho

10/04/2019 16:01
10-04-2019 16:01:33+07:00

Bất động sản "ế" gần 20.000 tỷ, Bộ nói không phải hàng tồn kho

"Mặc dù giá trị hàng tồn kho, chưa bán của bất động sản hiện nay vào khoảng 20.000 tỷ, nhưng chúng tôi không còn gọi đó là tồn kho nữa, mà đó chỉ là sản phẩm chưa bán hoặc đang trong quá trình chuẩn bị tung ra thị trường của các doanh nghiệp địa ốc".

Tại báo cáo công bố ngày 9/4, Bộ Xây dựng cho biết, thị trường nhà ở và bất động sản trong quý 1/2019 nhìn chung tăng nhẹ nhưng không có biến động nhiều.

Thông tin trên được ông Nguyễn Trọng Ninh - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, đưa ra khi ông nhận được câu hỏi về tình trạng tồn kho của bất động sản hiện nay, sau một thời gian thị trường được cho là kém sôi động trong suốt mấy tháng vừa qua.

Trao đổi với VnEconomy chiều 9/4, ông Ninh cho biết, khái niệm "tồn kho bất động sản" xuất phát từ khoảng năm 2013, khi thị trường bất động sản bị suy giảm mạnh, số lượng sản phẩm làm ra của các doanh nghiệp, chủ đầu tư không bán được ngày càng ùn ứ nhiều. Khi đó, Chính phủ đã có chủ trương tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nhằm "cứu" thị trường bất động sản.

Và bằng các cơ chế, chính sách, qua hàng năm, số lượng bất động sản tồn kho, không bán được của doanh nghiệp đã giảm dần. Từ giá trị hàng trăm nghìn tỷ đồng vào năm 2013 đã giảm xuống còn mấy chục nghìn tỷ và giảm mạnh trong vài năm gần đây.

"Về phía cơ quan quản lý, khi thị trường đã dần hồi phục và hoạt động bình thường thì chúng tôi không coi đó là tồn kho bất động sản nữa. Còn nếu so với mốc 2013 thì giá trị các sản phẩm bất động sản hiện chưa bán được của các chủ đầu tư vẫn còn khoảng 20.000 tỷ đồng", ông Nguyễn Trọng Ninh nói.

Trước đó, trong một báo cáo công bố cuối 2018, Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động cho biết, thị trường bất động sản năm 2018 tiếp tục phát triển ổn định, không có nhiều biến động. Tuy nhiên, thị trường vẫn còn lượng tồn kho bất động sản vẫn khá lớn với giá trị khoảng 22.976 tỷ đồng, tương đương gần 1 tỷ USD.

Đáng chú ý, nguồn cung nhà ở trung - cao cấp lúc đó đang dư thừa trong khi rất thiếu nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá thấp mà thị trường đang cần nhiều.

Trong báo cáo đó, cơ quản quản lý cho biết, nhu cầu nhà ở của người dân thuộc phân khúc trung, cao cấp (giá từ 25 triệu đồng/m2 trở lên) nói chung chỉ chiếm khoảng từ 20 - 30% nhu cầu thị trường và tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn, các đô thị còn lại thì tỷ lệ này còn nhỏ hơn.

Ở phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở bình dân, giá thấp (dưới 25 triệu đồng/m2) nhu cầu chiếm đến 70 - 80% thị trường nhưng nguồn cung lại đang rất thiếu. Riêng đối với phân khúc nhà ở xã hội tại khu vực đô thị đến nay mới hoàn thành được 3,92 triệu m2, mới chỉ đạt khoảng trên 31% so với mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở là đến năm 2020. Đó là cần đạt 12,5 triệu m2 nhà ở xã hội nhưng hiện nay lại đang gặp rất nhiều khó khăn do thiếu nguồn tín dụng cho vay ưu đãi.

Còn tại báo cáo công bố ngày 9/4, Bộ Xây dựng cho biết, thị trường nhà ở và bất động sản trong quý 1/2019 nhìn chung tăng nhẹ nhưng không có biến động nhiều. Tại Hà Nội: Giá căn hộ chung cư quý giảm khoảng 0,03% so với quý 4/2018, trong đó đối với phân khúc căn hộ cao cấp giá giảm khoảng 1,01% so với quý 4/2018, căn hộ trung cấp giá giảm khoảng 0,17%, căn hộ bình dân giá tăng khoảng 1,73%. Đối với nhà ở riêng lẻ giá tăng khoảng 3,01% so với quý 4/2018.

Tại Tp.HCM, giá căn hộ chung cư tăng khoảng 3,84% so với quý 4/2018, trong đó đối với phân khúc căn hộ cao cấp giá tăng khoảng 3,7%, căn hộ trung cấp giá tăng khoảng 3,76%, căn hộ bình dân giá tăng khoảng 4,12, nhà ở riêng lẻ giá tăng khoảng 5,25% so với quý 4/2018.

Nguyên Hà

VNEconomy





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Lạ lùng các phiên đấu giá đất: Nơi bỏ cọc, chỗ cao chót vót

Càng về cuối năm, các phiên đấu giá đất tại một số tỉnh thành lại có những diễn biến trái ngược nhau. Chỗ thì đấu giá sôi động với hàng loạt lô đất được sang tay...

Thị trường bất động sản đang dần “ấm” lên?

Theo Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VNREA), nguồn cung BĐS đang dần được cải thiện từ quý 4/2023, nhưng hầu hết đều đến từ các giai đoạn mở bán tiếp theo của các...

Băn khoăn việc giữ bất động sản liên quan xử lý nợ với thời hạn 5 năm

Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đang quy định theo hướng cho phép các tổ chức tín dụng nắm giữ bất động sản liên quan việc xử lý nợ vay trong thời hạn 5...

Buộc doanh nghiệp phải công khai thông tin dự án BĐS, người mua bớt tù mù

Những điểm đáng chú ý trong Luật Kinh doanh Bất động sản (BĐS) vừa được thông qua như doanh nghiệp phải công khai thông tin về bất động sản kinh doanh; chủ đầu tư...

Dòng tiền bị động trên thị trường bất động sản

Lãi suất dù đã giảm nhưng nền kinh tế, trong đó có thị trường bất động sản vẫn không hấp thụ được vốn. Loại trừ các trường hợp không đủ điều kiện vay vốn thì vẫn có...

Yên Phong, Bắc Ninh - miền đất hứa cho các nhà đầu tư

Với lợi thế quỹ đất lớn và được quy hoạch trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, huyện Yên Phong - Bắc Ninh đang nổi lên như một “địa điểm vàng” thu hút sự quan tâm...

Hàng nghìn doanh nghiệp đang lao đao trong 'nước sôi lửa bỏng'

Trong bối cảnh doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn như hiện nay, những gì có thể làm được ngay thì nên làm ngay. Do đó, cần nhanh chóng sửa đổi Nghị định 132 để coi như...

Doanh nghiệp bất động sản thưởng Tết thấp chưa từng có

Năm nay, thị trường bất động sản chìm sâu trong khó khăn, nhiều doanh nghiệp không có doanh thu. Theo đó, thưởng Tết doanh nghiệp bất động sản được dự báo thấp chưa...

Quốc hội nhất trí thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)

Sáng ngày 28/11, sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Kinh doanh bất động...

Quốc hội chính thức thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi)

Sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Quốc hội tiến hành...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98