Cách nào để gỡ room cho nhà đầu tư ngoại?

09/05/2019 06:40
09-05-2019 06:40:53+07:00

Cách nào để gỡ room cho nhà đầu tư ngoại?

"Không có lý do gì để từ chối công cụ chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR) để hút vốn từ nhà đầu tư ngoại. Nếu không hành động ngay lúc này, chúng ta phải mất tới 10 năm nữa mới có thể bàn lại chuyện này. Lúc đó, theo tôi, chẳng cần phải bàn nữa vì đã quá chậm trễ quá", ông Phan Đức Hiếu, Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nói.

Tại Hội thảo Tăng cường tiếp cận thị trường vốn Việt Nam ngày 8/5, ông Hiếu cho rằng bản chất của doanh nghiệp là công cụ để nhà đầu tư bỏ tiền kinh doanh. Mục tiêu của nhà làm luật là giúp cho công cụ này được sử dụng rộng rãi, hiệu quả và an toàn hơn. "Theo đó, cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm trao cơ hội đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp như các giải pháp để huy động vốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn xã hội" ông Hiếu kiến nghị.

Các nhà đầu tư nước ngoài rất kỳ vọng vào NVDR như một giải pháp cho nới room.

Thiếu công cụ huy động vốn

Trên thực tế, các doanh nghiệp hiện đang thiếu những giải pháp để giải quyết bài toán khó về huy động vốn trên thị trường. Theo bà Nguyễn Thị Việt Hà, Uỷ viên chuyên trách HĐQT Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE), một trong những quy định "mở cửa" nâng trần sở hữu khối ngoại là Nghị định 60/2015/NĐ-CP (Nghị định 60) có hiệu lực thực hiện từ ngày 1/9/2015. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài được quyền nới room, nâng tỷ lệ sở hữu (FOL) và mua chứng khoán không hạn chế, trừ một số trường hợp các doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp được quyền tự quyết việc nâng tỷ lệ sở hữu của khối ngoại mà không cần thông qua Đại hội đồng cổ đông trừ khi điều lệ quy định.

Sau khi Nghị định 60 có hiệu lực thực hiện từ ngày 1/9/2015, trên HOSE chỉ có 25 công ty có FOL đạt 100%; có 317 công ty có FOL đạt 49% và 8 công ty có FOL là 30%.

"Lý do các công ty chưa nâng FOL lên 100% là vì những khó khăn trong việc xác định ngành nghề kinh doanh có điều kiện và nhiều thủ tục cũng như khó khăn trong việc xác định vị trí pháp lý của công ty là công ty trong nước hay nước ngoài do nhà đầu tư nước ngoài mua/bán cổ phiếu hàng ngày", bà Hà cho biết.

Theo tính toán của HOSE, hiện nay, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại vẫn ở mức khá khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 24,6% tổng giá trị các cổ phiếu của VNIndex và khoảng 27,35% tổng giá trị các cổ phiếu trong rổ VN30.

Còn theo ông Lê Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Công ty quản lý quỹ Dragon Capital, room còn lại của thị trường chứng khoán Việt Nam theo tính toán còn khoảng 16 tỷ USD; trong đó, room của nhóm cổ phiếu VinGroup đã là 7,2 tỷ USD, của VNM là 1 tỷ USD, NVL là 0,6 tỷ USDPOW là 0,5 tỷ USD và của 751 cổ phiếu khác là 8,5 tỷ USD.

Tuy nhiên, vì vướng mắc trong việc nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại nên các công ty hết room chỉ được định giá P/E là 8,6, thấp hơn so với mức 9,5 của nhóm 751 cổ phiếu còn lại.

"Điều này cho thấy nghịch lý đang diễn ra trên thị trường. Những doanh nghiệp đầu ngành để hút vốn từ nhà đầu tư ngoại đang hết room lại có định giá P/E thấp nhất thị trường, ảnh hưởng tiêu cực đến chi phí huy động vốn của công ty", ông Tuấn nhận định.

Cần có bước đi tuần tự

Theo bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, mặc dù Nghị định 60 đã tiến một bước rất xa trong việc nới room cho nhà đầu tư ngoại nhưng theo Luật Đầu tư, khi tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp lên tới 51% sẽ bị coi là doanh nghiệp nước ngoài. "Vì thế, với trên 120 ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài như hiện nay, họ không vướng điều kiện này thì cũng sẽ vướng điều kiện kia", bà Bình nhận định.

Vậy làm thế nào để giải quyết bài toán vốn cho doanh nghiệp khi quá nhiều vướng mắc như hiện nay? Theo bà Bình, giải pháp căn cơ hỗ trợ nhà đầu tư là phải rà soát các ngành nghề này để cân nhắc việc loại bỏ ra khỏi danh sách hạn chế. Cùng với đó, sẽ áp dụng công cụ NVDR như là giải pháp kỹ thuật để xử lý tình thế khi quá trình rà soát ngành nghề hạn chế mất rất nhiều thời gian, gây cản trở khả năng hút vốn của doanh nghiệp.

Cùng quan điểm, ông Rehan Anwer, Giám đốc điều hành bộ phận đầu tư ngân hàng và thị trường vốn của Credit Suisse khu vực Đông Nam Á cho rằng, cần có bước đi tuần tự để từng bước nới room cho nhà đầu tư ngoại tham gia vào thị trường.

"Một số nước trong khu vực đã tìm cách vượt qua FOL bằng công cụ NVDR. Đây chính là động lực để thúc đẩy sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài khi thị trường vốn đang có dấu hiệu chững lại", ông Rehan nói.

Cụ thể hơn, bà Hà cho biết, HOSE hiện đang trong quá trình nghiên cứu NVDR để áp dụng cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo đó, NVDR sẽ do cơ quan quản lý nhà nước phát hành dưới dạng chứng chỉ lưu ký, được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán và được phát hành/thu hồi theo cơ chế tự động khi lệnh mua/bán được giao dịch thành công. "Điều đặc biệt là NVDR được phát hành để tạo sản phẩm tương đương cổ phiếu, tất cả các quyền lợi tài chính nhận được sẽ được chuyển toàn bộ cho nhà đầu tư ngoại trừ quyền biểu quyết để kiểm soát quyền chi phối của nhà đầu tư nước ngoài trong công ty", bà Hà cho biết.

Tuy nhiên, trong trường hợp này lại phát sinh vấn đề liên quan tới pháp lý. Chẳng hạn, ở Thái Lan, cơ quan phát hành NVDR chính là sở giao dịch chứng khoán, tuy nhiên, ở Việt Nam lại chưa có khung pháp lý quy định về vấn đề này. Do đó, bà Hà đề nghị cho phép HOSE thành lập công ty con để đứng ra phát hành NVDR trong thời gian thí điểm ban đầu. Ngoài ra, còn là những vấn đề liên quan tới quyền biểu quyết bởi dù nhà đầu tư nước ngoài không có quyền biểu quyết nhưng tổ chức phát hành NVDR vẫn có quyền biểu quyết.

Mặc dù NVDR còn những điểm pháp lý và kỹ thuật còn phải xử lý nhưng theo ông Hiếu, đã đến lúc phải vượt qua những rào cản này bởi nhà đầu tư không chờ đợi thị trường trong khi doanh nghiệp rất "khát vốn". Do đó, theo ông Hiếu là phải có quyết tâm chính trị để từng bước thể chế hoá vấn đề này bởi giải pháp không quá phức tạp.

"Chẳng hạn Điều 56 khoản 3 Luật các tổ chức tín dụng có quy định điều khoản loại trừ. Luật Chứng khoán cũng không cấm Sở Giao dịch chứng khoán thành lập công ty con để hỗ trợ thị trường. Hay Luật Doanh nghiệp cũng không phải là không có giải pháp khi có thể cho phép chuyển nhượng hay phân bổ quyền cổ đông cho người khác nhưng các nghĩa vụ bên trong vẫn được quy định cứng. Mấu chốt hiện nay là các cơ quan quản lý nhà nước cần ngồi lại với nhau để cùng giải quyết vấn đề", ông Nguyễn Kiên, Luật sư tư vấn cấp cao của Dragon Capital khẳng định.

Ngân Hà

VNEconomy





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ Tài chính sắp sửa nhiều quy định liên quan trái phiếu doanh nghiệp

Bộ Tài chính cho biết nhiều quy định về trái phiếu doanh nghiệp trong Nghị định 08 sẽ hết hiệu lực vào cuối tháng 12/2023 vì thế Bộ đã tổ chức cuộc họp lấy ý kiến...

VSDC tiếp tục chuẩn bị điều kiện cần thiết để triển khai CCP

Năm 2024, VSDC sẽ tập trung vào một số công tác trọng tâm trong đó có triển khai sản phẩm, dịch vụ mới như mô hình đối tác bù trừ thanh toán trung tâm (CCP), nghiệp...

Nghiên cứu sử dụng tài khoản VNeID trong việc mở và sử dụng tài khoản chứng khoán

Sáng ngày 24/11/2023,  tại trụ sở Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã diễn ra Lễ ký kết kế hoạch phối hợp triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân...

Lùi thời hạn chuyển cổ phiếu từ HNX, UPCoM về HOSE

Ngày 15/11/2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính ký ban hành Thông tư số 69/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2021 quy định lộ trình sắp xếp lại thị...

Ủy ban Chứng khoán Việt Nam và Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ thúc đẩy hợp tác song phương

Chiều ngày 17/11/2023 (theo giờ địa phương), bên lề Hội nghị cấp cao APEC 2023 tại San Francisco; Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) Vũ Thị Chân Phương...

Thị trường chứng khoán Việt Nam khó vượt cận biên: Luật và lệ…

Cận biên là cách xếp hạng thị trường “chót bảng” của thế giới, theo FTSE và MSCI. Lâu nay, mỗi lần việc nâng hạng được xới lên thì quy định “giới hạn sở hữu và chốt...

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nói về quyết tâm nâng hạng thị trường với các nhà đầu tư Mỹ

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhấn mạnh: ''Với sự quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong triển khai giải pháp tháo gỡ các vấn đề về công tác nâng hạng thị trường...

Nâng hạng thị trường và câu chuyện minh bạch thông tin

Cơ quan quản lý thị trường chứng khoán Việt Nam cần hạn chế tình trạng doanh nghiệp nâng vốn ảo, doanh nghiệp kém chất lượng lên sàn, đồng thời cải thiện tính tuân...

UBCKNN dự kiến triển khai hợp đồng tương lai dựa trên chỉ số VN100 trong quý 1/2024

Tại Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2023 với chủ đề "Theo dấu dòng tiền" tổ chức ngày 09/11/2023, bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán...

Tổng Giám đốc VPBankS: Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể chính thức được nâng hạng vào tháng 09/2025

Theo chuyên gia, Việt Nam đang đẩy nhanh quá trình hoàn thiện hệ thống chính sách và hệ thống KRX nhằm đạt mục tiêu được nâng hạng trong năm 2025 theo các tiêu chí...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98