Dầu WTI giảm 2 tuần liên tiếp bất chấp đà khởi sắc trong phiên
Dầu WTI giảm 2 tuần liên tiếp bất chấp đà khởi sắc trong phiên
Tuần qua, dầu WTI sụt 2.2%, dầu Brent giảm 1.1%
Các hợp đồng dầu thô tương lai khởi sắc vào ngày thứ Sáu (03/05), trong đó dầu WTI phục hồi một chút từ đáy 1 tháng đã ghi nhận một ngày trước đó, nhưng các hợp đồng này vẫn rút khỏi đỉnh cao trong phiên và chứng kiến tuần sụt giảm thứ 2 liên tiếp, MarketWatch đưa tin.
Việc hết hạn miễn trừ trừng phạt của Mỹ đối với Iran, cùng với bất ổn chính trị kéo dài ở Venezuela, dẫn đến khả năng nguồn cung dầu thô toàn cầu bị thắt chặt hơn. Tuy nhiên, sản lượng tại Mỹ tiếp tục đứng ở mức cao kỷ lục.
Nhà đầu tư cũng tỏ ra nghi ngờ về việc liệu Ả-rập Xê-út, nhà lãnh đạo thực tế của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), sẽ quyết định giúp bù đắp bất kỳ sự thiếu hụt dầu nào từ thị trường, hay chuyển sang gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng với các nhà sản xuất chủ chốt do thỏa thuận này sẽ hết hạn vào cuối tháng 6/2019.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 6 trên sàn Nymex tiến 13 xu (tương đương 0.2%) lên 61.94 USD/thùng, rút khỏi đỉnh trong phiên là 62.52 USD/thùng. Tuần qua, hợp đồng này đã sụt 2.2%, dữ liệu từ Dow Jones Market cho thấy.
Hợp đồng dầu Brent giao tháng 7 trên sàn Luân Đôn nhích 10 xu (tương đương 0.1%) lên 70.85 USD/thùng. Hợp đồng này đã rớt mốc 70 USD/thùng vào ngày thứ Năm nhưng đóng cửa tại mức 70.75 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 09/04/2019. Tuần qua, hợp đồng này đã giảm 1.1%.
“Giá dầu thô vẫn dễ bị tổn thương do lo ngại OPEC cùng với các đồng minh sẽ không thể duy trì thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong tương lai và trên cơ sở rằng chúng ta có thể thấy sự gia tăng sản lượng từ Mỹ, Ả-rập Xê-út và Nga”, Edward Moya, Chuyên gia phân tích cấp cao tại Oanda.
Ả-rập Xê-út đã cam kết gia tăng sản lượng dầu nếu cần thiết, khi Chính quyền ông Trump bắt đầu cấm vận tất cả hoạt động xuất khẩu dầu ở Iran. Tuy nhiên, đằng sau đó, Riyadh và Washington phải đối mặt với khả năng giải quyết một lượng lớn thùng dầu vượt mức mà Ả-rập Xê-út sẽ cung cấp vào thị trường toàn cầu để giữ giá dầu thô ổn định.
Các hợp đồng dầu thô tương lai đã giảm mạnh vào ngày thứ Năm (02/05), tiếp tục rút khỏi đỉnh 6 tháng đã ghi nhận hồi tháng trước, giữa lúc thị trường năng lượng chờ đợi động thái tiếp theo từ OPEC khi các lệnh miễn trừ trừng phạt ngành dầu mỏ Iran chấm dứt, và khi báo cáo từ Chính phủ Mỹ cho thấy nguồn cung dầu thô nội địa vọt gần 10 triệu thùng – đánh dấu tuần tăng mạnh nhất từ đầu năm đến nay. Báo cáo này cũng cho biết sản lượng dầu thô tại Mỹ tăng 100,000 thùng/ngày lên mức kỷ lục 12.3 triệu thùng/ngày.
Trong khi đó, dữ liệu từ Baker Hughes vào ngày thứ Sáu cho biết số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ tăng 2 giàn lên 807 giàn trong tuần này, nhưng tổng số giàn khoan hoạt động nội địa, bao gồm giàn khoan khí thiên nhiên, giảm 1 giàn xuống 990 giàn.
Các nhà đầu tư hàng hóa cũng đang tiếp nhận dữ liệu kinh tế Mỹ sau khi báo cáo việc làm quan trọng cho biết nền kinh tế nước này đã tạo ra thêm 263,000 việc làm mới trong tháng 4, giúp tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống đáy 49 năm là 3.6%. Báo cáo việc làm mạnh mẽ thường được xem là một yếu tố có khả năng hỗ trợ cho nhu cầu dầu thô.
Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng xăng giao tháng 6 tiến 0.4% lên 2.027 USD/gallon, nhưng vẫn giảm 1% trong tuần qua. Trong khi đó, hợp đồng dầu sưởi giao tháng 6 mất 0.4% còn 2.070 USD/gallon, dẫu vậy, hợp đồng này vẫn tăng 0.9%.
Hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 6 lùi 0.9% xuống 2.567 USD/MMBtu và giảm 0.5% trong tuần qua.
Fili