Liên minh OPEC+ sắp gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng?

21/05/2019 15:15
21-05-2019 15:15:06+07:00

Liên minh OPEC+ sắp gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng?

Các quốc gia sản xuất dầu lớn đang nghiêng nhiều hơn về phương án gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong năm 2019, đặt ngoài tai lời kêu gọi gia tăng sản lượng và giảm bớt giá dầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và một số nhà sản xuất khác, bao gồm cả Nga, đang cố gắng giữ cung và cầu dầu ở trạng thái cân bằng, đồng thời ổn định giá dầu bằng cách bơm ít dầu hơn. Vào cuối tuần trước, một ủy ban đại diện cho liên minh OPEC+ báo hiệu rằng họ sẽ gia hạn chính sách cắt giảm sản lượng – vốn đã giúp giá dầu tăng thêm 20 USD/thùng trong năm nay.

Nếu OPEC+ gia hạn thỏa thuận tại cuộc họp tháng 6/2019, đây sẽ là lần thứ hai trong 6 tháng mà liên minh này ngó lơ lời kêu gọi của ông Trump – người phản đối các đợt cắt giảm sản lượng dầu hiện nay. Miễn là thỏa thuận cắt giảm sản lượng tiếp tục, giá dầu WTI có khả năng dao động gần mức đỉnh 6 tháng, quanh mức 63 USD/thùng.

Điều đó sẽ thu hút sự chú ý của ông Trump. Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn làm giảm giá xăng, nhưng chính sách ngoại giao của ông lại gây áp lực tăng giá lên các hợp đồng dầu tương lai – qua đó thúc đẩy giá xăng.

Washington đã hạn chế nguồn cung dầu toàn cầu khi áp lệnh trừng phạt lên hai thành viên OPEC là Iran và Venezuela. Ông Trump muốn các đồng minh ở Ả-rập Xê-út và các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) – hai nhà sản xuất lớn nhất của OPEC – bù đắp lượng dầu mất đi bằng cách bơm thêm dầu.

Thế nhưng, Ả-rập Xê-út và UAE đã không nâng sản lượng theo lời ông Trump. Trong ngày Chủ nhật (19/05), Bộ trưởng Dầu mỏ Ả-rập Xê-út, Khalid al-Falih, cảnh báo rằng dự trữ dầu toàn cầu ngày càng tăng, qua đó có thể khiến giá dầu tụt dốc.

“Nhìn chung, thị trường đang trong thời điểm nhạy cảm”, ông Falih nói với các phóng viên tại cuộc họp ở Jeddah (Ả-rập Xê-út).

“Mặt khác, có nhiều vấn đề về sự gián đoạn nguồn cung và các lệnh trừng phạt”, ông nói. “Thế nhưng, chúng tôi nhận thấy dự trữ dầu ngày càng tăng. Chúng tôi thấy nguồn cung đang quá nhiều trên toàn thế giới”.

Các quốc gia thuộc liên minh OPEC+ đang muốn cắt giảm 1.2 triệu thùng/ngày ra khỏi thị trường. Tuy nhiên, nguồn cung từ liên minh này thực thế giảm còn mạnh hơn thế, theo Ủy ban Giám sát Cấp bộ trưởng Chung (JMMC). JMMC được thành lập để giám sát mức độ tuân thủ với hạn ngạch sản lượng trong thỏa thuận sản lượng, lần đầu tiên đồng ý trong tháng 12/2016 và được gia hạn vào mùa thu năm ngoái.

JMMC đã họp tại Jeddah trong ngày Chủ nhật (19/05), nhưng không đưa ra đề xuất cho liên minh OPEC+. Liên minh này sẽ họp tại trụ sở của OPEC ở Vienna vào tháng 6/2019. JMMC cũng đưa ra nhận định tương tự với ông Falih, cho rằng các thành viên cần thêm thông tin từ các chuyên viên phân tích thị trường dầu, trước khi quyết định có gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng hay không.

“Khi phân tích các điều kiện hiện tại trên thị trường dầu và diễn biến kinh tế vĩ mô hiện tại, Ủy ban cũng thừa nhận những bất ổn vẫn còn đó, bao gồm cuộc đàm phán thương mại, diễn biến về chính sách tiền tệ và thách thức địa chính trị”, JMMC cho biết.

Trong ngày thứ Hai (20/05), Giovanni Staunovo, Chuyên viên phân tích hàng hóa tại UBS, cho  biết liên minh OPEC+ đang cân nhắc trì hoãn cuộc họp tháng 6/2019 cho tới tháng 7/2019, có lẽ là để các thành viên có thêm dữ liệu để cân nhắc về chuyện gia hạn thỏa thuận.

Phần lớn sự bất ổn mà JMMC nhắc tới đều xuất phát từ Washington. Mỹ đã phủ bóng đen u ám lên triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu dầu khi leo thang căng thẳng thương mại với Trung Quốc. Cùng lúc đó, chính quyền Mỹ cũng gia tăng căng thẳng với Iran.

Alexander Novak, Bộ trưởng Năng lượng Nga, cho hay trong ngày Chủ nhật (19/05) rằng thị trường dầu hiện rất bất ổn và khó mà thiết lập chính sách dài hạn. Ông Novak đề cập tới hai diễn biến trong tháng này: Sự leo thang căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và quyết định thắt chặt lệnh trừng phạt đối với Iran – với ý định đẩy xuất khẩu dầu của Iran xuống mức 0.

Tuy nhiên, liên minh OPEC+ có thể xoa dịu bớt nỗi lo cho những quốc gia mua dầu và liên minh này đang cân nhắc các phương án lựa chọn, ông Novak nói với CNBC.

Trong tháng 4/2019, Ả-rập Xê-út bơm 9.7 triệu thùng/ngày, ngay cả khi họ được phép bơm 10.3 triệu thùng/ngày theo thỏa thuận OPEC+. Điều này có nghĩa Ả-rập Xê-út có thể bơm thêm gần 570,000 thùng/ngày tới thị trường ngay cả khi liên minh OPEC+ gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Dầu đứt mạch 2 tuần giảm liên tiếp

Giá dầu tăng vào ngày thứ Sáu (26/04) và kết thúc chuỗi 2 tuần giảm liên tiếp, thu hút sự hỗ trợ từ những lo ngại về căng thẳng ở Trung Đông.

Dầu tăng hơn 1% sau dữ liệu kinh tế gây thất vọng của Mỹ

Các hợp đồng dầu thô tương lai tăng vào ngày thứ Năm (25/04), khi thị trường cân nhắc giữa tăng trưởng kinh tế Mỹ gây thất vọng và nguy cơ địa chính trị từ cuộc xâm...

Giá xăng, dầu đồng loạt giảm từ 15h chiều ngày 25/4

Từ 15h ngày 25/4, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh giảm 310 đồng, còn xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít. Từ đầu năm đến nay, giá xăng RON 95 đã có 10 lần tăng và 7...

Dầu WTI rớt mốc 83 USD/thùng

Giá dầu WTI dao động dưới mức 83 USD/thùng vào ngày thứ Tư (24/04), giảm nhẹ sau khi tăng gần 2% trong phiên trước đó.

Dầu WTI tăng gần 2%, vượt mức 83 USD/thùng

Giá dầu WTI tăng gần 2% vào ngày thứ Ba (23/04) lên trên mức 83 USD/thùng, nhờ sự lạc quan rằng dữ liệu sản xuất yếu có thể đẩy nhanh việc hạ lãi suất.

Dầu giảm nhẹ khi căng thẳng ở Trung Đông dịu bớt

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm nhẹ vào ngày thứ Hai (22/04), sau khi Iran cho biết sẽ không leo thang xung đột với Israel.

Đề xuất cơ chế chuyển ngang giá khí sang giá điện dự án sử dụng LNG nhập khẩu

Theo dự thảo Nghị định, đến năm 2030, Chính phủ quy định tỷ lệ điện năng qua hợp đồng mua bán điện dài hạn ở mức tối thiểu bằng 70% trong thời gian trả nợ của dự án...

Dầu giảm mạnh trong tuần qua

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm mạnh trong tuần qua khi nhà đầu tư nhận thấy rủi ro hạn chế rằng cuộc tấn công trả đũa của Israel vào Iran sẽ gây ra một cuộc...

Dầu tăng 4%, vàng thế giới lập đỉnh mới sau thông tin về vụ nổ ở Iran

Giá dầu và vàng tăng vọt sau khi xuất hiện thông tin xảy ra vụ nổ ở gần thành phố Isfahan của Iran.

Điện khí LNG có giá tới 2.800 đồng/kWh, nhiều đề xuất khó cho đàm phán mua điện

Điện khí LNG góp phần giảm phát thải, song giá thành điện khí LNG sẽ ở mức 2.400 - 2.800 đồng/kWh. Trong khi đó tỷ trọng điện khí ngày càng tăng khiến việc đàm phán...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98