20 quỹ tín dụng nhân dân bị kiểm soát đặc biệt

27/06/2019 21:48
27-06-2019 21:48:06+07:00

20 quỹ tín dụng nhân dân bị kiểm soát đặc biệt

Do phát sinh nhiều rủi ro trong hoạt động, số quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt ngày càng tăng và hiện tại đã có trên 20 QTDND nằm trong danh sách này.

Theo các số liệu vừa được Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam công bố, chỉ tính đến đầu quý II/2019, tổng nguồn vốn cả hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) trên cả nước đạt khoảng 116 nghìn tỉ đồng, chiếm 1,1% nguồn vốn của hệ thống ngân hàng thương mại.

Tuy nhiên, có một thực tế là tổng nguồn vốn lại không đồng đều giữa các QTDND, trong đó có 12 QTDND có tổng nguồn vốn rất nhỏ 1-10 tỉ đồng, trong khi đó có 11 QTDND có tổng nguồn vốn lớn hơn 500 tỉ đồng và cá biệt có QTDND có tổng nguồn vốn hoạt động rất lớn, lên đến trên 1.300 tỉ đồng.

Đáng lo ngại là các quy định của pháp luật về an toàn và hoạt động hiện nay lại được áp dụng chung đối với tất cả các QTDND. Theo bà Phạm Bảo Khánh - Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam (DIV), điều này có thể gây ra rủi ro cho hệ thống khi các QTDND quy mô lớn chỉ cần tuân thủ các quy định hiện hành mà không tự giác nâng cao khả năng phòng thủ rủi ro.

Cũng theo bà Phạm Bảo Khánh, một thực tế đáng lo ngại là hoạt động của QTDND phát sinh ngày càng nhiều rủi ro, trong đó rủi ro đạo đức chiếm đa số. Cụ thể thời gian qua xuất hiện các QTDND vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật dẫn đến được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.

“Số QTDND được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt ngày càng tăng và hiện tại đã có trên 20 QTDND. Trong đó hầu hết các quỹ này đều có các sai phạm xuất phát từ rủi ro đạo đức” - bà Khánh cho biết và dẫn chứng một số vụ sai phạm tại QTDND trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, trong đó giám đốc cùng người nhà thâu tóm, chỉ đạo, chi phối toàn bộ hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn, lấy tiền sử dụng vào mục đích cá nhân, dẫn đến mất khả năng chi trả.

Bên cạnh các sai phạm trong công tác huy động vốn do việc quản lý lỏng lẻo, sai phạm trong việc quản lý sổ tiết kiệm trắng, bà Khánh cũng dẫn ra nhiều sai phạm trong hoạt động cho vay như cho vay một số đối tượng không phải là thành viên Quỹ, là các cá nhân ngoài địa bàn hoạt động, là chủ một số doanh nghiệp dẫn đến thua lỗ, không có khả năng trả nợ tại nhiều địa bàn như Thanh Hóa.

Hay việc Chủ tịch HĐQT, Giám đốc, Phó giám đốc kiêm cán bộ tín dụng, kế toán, thủ quỹ và một số cán bộ quỹ lập hồ sơ tín dụng khống; Ban kiểm soát buông lỏng quản lý dẫn đến không phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các sai phạm trong hoạt động cho vay gây mất an toàn kho quỹ.

Cá biệt có chủ tịch HĐQT lập hồ sơ khống rút tiền của quỹ, ủy viên HĐQT kiêm Giám đốc điều hành lợi dụng chức vụ, quyền hạn tham ô chiếm đoạt tài sản lớn của quỹ tại địa bàn Hà Nội, Hưng Yên.

“Điều này cho thấy hệ thống kiểm soát rủi ro tại các QTDND vốn đã yếu lại dễ dàng bị vô hiệu hóa bởi các cá nhân lãnh đạo quỹ”, bà Khánh nhìn nhận.

Lam Duy

Lao Động





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tín dụng đang chảy mạnh vào bất động sản

Mặt bằng lãi suất thấp, “room” tín dụng cao khiến tốc độ tăng trưởng tín dụng gia tăng. Tín dụng chảy mạnh vào bất động sản, là động lực tăng trưởng nhưng chưa "quá...

Giao dịch thị trường mở trầm lắng, lãi suất qua đêm giảm mạnh

Trong tuần từ 16-23/06, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục hút ròng nhẹ trên thị trường mở (OMO) khi giao dịch trên kênh mua kỳ hạn trầm lắng.

Giá USD ngân hàng vượt 26.300 đồng, cao nhất từ trước đến nay

Tỷ giá USD hôm nay 24/6/2025 ghi nhận tỷ giá trung tâm tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Giá USD tại các ngân hàng cũng tăng cao chưa từng có, vượt 26.300 đồng/USD ở chiều...

TPHCM đã hỗ trợ gần 350 nghìn tỷ đồng cho doanh nghiệp

Kết quả thực hiện chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khu vực 2 đến nay đã ký kết cho vay gần 350 nghìn tỷ đồng, tăng 6.35%...

Chính sách tiền tệ trước rủi ro xung đột quân sự

Kinh tế thế giới vốn đã bất ổn do chính sách thuế quan khó lường của Mỹ, nay kết hợp với xung đột quân sự ở Trung Đông, khiến nguy cơ suy thoái kinh tế và lạm phát...

SHB SAHA – Bước tiến mới của SHB trên hành trình chuyển đổi số

Trong bối cảnh cả nước bước vào giai đoạn chuyển đổi số toàn diện, bám sát hai trụ cột quan trọng “Lấy khách hàng và thị trường làm trung tâm” và “Hiện đại hóa công...

Tín dụng cho người trẻ - Phân khúc mới dẫn sóng bất động sản phục hồi?

Trong bối cảnh nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi, thị trường bất động sản (BĐS) trong nước bước vào chu kỳ điều chỉnh sau nhiều năm tăng trưởng nóng. Chính...

Treo bảng “Điểm mua bán ngoại tệ” tại mỗi đơn vị giao dịch giúp giảm thiểu rủi ro

Một việc làm nhỏ, đơn giản nhưng mang lại hiệu quả và ý nghĩa toàn diện, các TCTD cần quan tâm và quán triệt thực hiện trong toàn hệ thống.

Những điểm cần lưu ý đối với nhóm ngân hàng quy mô nhỏ

Kết quả kinh doanh quý 1 và mức tăng trưởng cổ phiếu từ đầu năm cho thấy một diễn biến đáng chú ý: Nhóm ngân hàng quy mô nhỏ - vốn ít được nhắc tới trong các cuộc...

Tăng trưởng tín dụng bất động sản thế nào để tránh vòng lặp

Trong bối cảnh bên ngoài còn nhiều bất định, Chính phủ vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức cao, trên 8%. Để đạt được mục tiêu này, ngoài thúc đẩy đầu tư công thì...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98