Các địa phương kêu thiếu tiền hỗ trợ tiêu huỷ lợn dịch tả châu Phi

08/06/2019 15:48
08-06-2019 15:48:00+07:00

Các địa phương kêu thiếu tiền hỗ trợ tiêu huỷ lợn dịch tả châu Phi

Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đề xuất chi trả hỗ trợ vật nuôi tiêu huỷ theo tỷ lệ % giá thành.

Chiều 7/6, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành và các địa phương về phương án hỗ trợ tài chính từ ngân sách trung ương trong xử lý bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho biết, dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp và kéo dài, nguy cơ lây lan cao. Các địa phương đã chủ động dập dịch, xử lý ngăn chặn đà lây lan. Các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Hồng đã tiêu huỷ trung bình 30% tổng đàn lợn địa phương vì mắc dịch.

Khó khăn hiện nay được các địa phương nêu là thiếu kinh phí chi trả hỗ trợ cho các hộ dân bị thiệt hại và chi phí tiêu thuỷ dịch. Theo ông Ngô Gia Tự - Phó chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cho biết, tổng kinh phí hỗ trợ cho 12.000 tấn lợn chết là 442 tỷ đồng, trong khi ngân sách địa phương eo hẹp, chỉ trích được 13%, còn ngân sách Trung ương chưa hỗ trợ kịp.

Tỉnh Thái Bình đã chi 150 tỷ đồng hỗ trợ bà con tiêu huỷ 70.000 tấn thịt lợn, Hà Nam đã chi 54 tỷ đồng hỗ trợ 23% tổng đàn lợn bị chết vì dịch và đang chờ hỗ trợ từ Trung ương. 

Cán bộ thú y lấy mẫu kiểm tra lợn. Ảnh: PV

Trong khi đó ở Thái Bình, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hoàng Giang cho biết đã chi trả hỗ trợ 150 tỷ đồng cho 70.000 tấn thịt lợn tiêu huỷ nhưng vẫn rất thiếu. Tỉnh Hà Nam đã sử dụng 54 tỷ đồng (50% nguồn dự phòng địa phương) để hỗ trợ cho 23% tổng đàn bị chết vì dịch đang chờ hỗ trợ từ Trung ương.

Ông Nguyễn Anh Cương - Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương cho biết tỉnh này sẽ phải hỗ trợ chi phí 900 tỷ đồng, trong đó tỉnh bỏ ra gần 300 tỷ đồng gồm cả quỹ để nâng lương chưa dùng đến (được Thường trực HĐND tỉnh chấp thuận). "Giờ mà gặp bão lũ là tỉnh Hải Dương hết tiền", ông Cương lo lắng.

Ngoài việc hỗ trợ cho hộ chăn nuôi có lợn chết vì dịch, các địa phương cũng nêu lên khó khăn nữa là chi phí hỗ trợ cho công tác tiêu huỷ, chôn lấp lợn dịch còn thấp.

Do đó, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn kiến nghị Chính phủ thống nhất mức hỗ trợ cho chủ vật nuôi 25.000 đồng một kg lợn hơi với lợn con, lợn thịt các loại (tương đương 66% giá thành), 30.000 đồng một kg lợn hơi với lợn nái, lợn đực đang khai thác (tương đương 79% giá thành). Việc hỗ trợ dựa trên giá thành sản xuất sẽ ổn định hơn là hỗ trợ theo giá thị trường và sát với chi phí thực tế chăn nuôi lợn của người dân, tạo sự công bằng hơn giữa các địa phương...

Cùng đó, bổ sung đối tượng chủ doanh nghiệp chăn nuôi lợn được hỗ trợ 30% mức hỗ trợ cho chủ vật nuôi để duy trì sản xuất, tái đàn khi hết dịch; hỗ trợ cho chủ cơ sở nuôi giữ lợn giống mức 500.000 đồng một con, điều chỉnh mức tăng hỗ trợ cho người tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật...

Sau khi nghe các ý kiến, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đồng tình với đề xuất của Bộ Nông nghiệp, hỗ trợ vật nuôi tiêu huỷ theo tỷ lệ % giá thành, bổ sung đối tượng hỗ trợ là chủ doanh nghiệp chăn nuôi lợn trên cơ sở xem xét các yếu tốt tham gia bảo hiểm nông nghiệp (nếu có).

Tuy nhiên, Phó thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính làm thủ tục tạm ứng ngay khoảng 1.200 tỷ đồng cho các địa phương trong vùng để hỗ trợ dân có lợn bị dịch. Các nội dung này sẽ được nêu tại Nghị quyết của Chính phủ thay thế Nghị quyết số 16 về một số giải pháp cấp bách trong phòng, chống dịch tả lợn châu Phi.

Anh Minh

VNEXPRESS





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Lần đầu tiên Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore

Ba tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore đạt khoảng 36,15 triệu SGD, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái

FAO: Sản lượng thủy sản nuôi và khai thác đạt kỷ lục vào năm 2022

Theo số liệu của FAO, sản lượng thủy sản nuôi và khai thác toàn cầu đạt 223.2 triệu tấn vào năm 2022, đây là mức cao nhất kể từ năm 1950.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, phản ánh diễn biến giá phân hoá của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới...

Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt tăng từng ngày, phá vỡ mọi đỉnh lịch sử.

Sầu riêng sụt giá mạnh

Ngày 16-4, tại một số tỉnh ở ĐBSCL, giá sầu riêng giảm 45.000 - 50.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Thương lái hiện mua sầu riêng xô tại vườn với giá 65.000 -...

Chỉ số hàng hóa MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 10/4, lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới...

Việt Nam có 4 loại hạt tỷ USD: Giá bán cao kỷ lục, sản lượng top đầu thế giới

Trúng thầu lớn, giá cao kỷ lục lịch sử, hàng trong kho sắp cạn, từ chối bớt đơn hàng… là những thông tin được đề cập khi nói đến 4 loại hạt tỷ USD của Việt Nam. Cả...

Giá cà phê tăng cao, nguy cơ đổ vỡ các hợp đồng liên kết

Thực tế hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt là giá tăng quá nhanh, ở mức quá cao, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, và có nguy cơ đổ vỡ hợp đồng.

EU chi gần 48 tỷ USD mua cà phê, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn thứ hai

Thị trường EU sẽ bùng nổ khi dự tính chi gần 48 tỷ USD nhập khẩu cà phê trong năm 2024. Hiện Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai cho khối thị trường...

Lý do sầu riêng Việt lên ngôi số 1 tại Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm

Riêng trái sầu riêng tươi, hai tháng đầu năm Việt Nam xuất khẩu đạt 172,227 triệu USD; tăng 198,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98