ĐHĐCĐ Eximbank lần 2 bất thành do không thông qua quy chế tiến hành họp Đại hội

21/06/2019 08:50
21-06-2019 08:50:30+07:00

BÀI CẬP NHẬT

ĐHĐCĐ Eximbank lần 2 bất thành do không thông qua quy chế tiến hành họp Đại hội

ĐHĐCĐ thường niên 2019 lần thứ 2 của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (HOSE: EIB) tổ chức sáng ngày 21/06 lại tiếp tục không thể diễn ra do cổ đông đã không thông qua quy chế tiến hành họp Đại hội.

Không thông qua quy chế tiến hành Đại hội

Các cổ đông yêu cầu biểu quyết và kết quả là không thông qua quy chế tiến hành họp ĐHĐCĐ thường niên 2019 của EIB, tỷ lệ biểu quyết không đồng ý là 55.09%.

Ông Trần Ngọc Dũng - Trưởng ban Kiểm soát tư cách cổ đông, đề nghị cổ đông chỉ ra đâu là điểm không đồng ý để Đoàn chủ tọa điều chỉnh để Đại hội được tiếp tục.

Đại diện SMBC cũng muốn tiến hành Đại hội tiếp tục, tuy nhiên, thông qua tranh cãi, cho thấy Đại hội không được tin tưởng, nên đề nghị cổ đông có quyền bầu lại chủ tọa cuộc họp.Thứ hai, tọa đoàn phải tôn trọng quyền của cổ đông, cho phép cổ đông có quyền kiến nghị. Thứ ba, vị trí thích hợp làm vị trí Chủ tọa đoàn là Phó Chủ tịch HĐQT Eximbank.

Ông Cao Xuân Ninh - Chủ tịch HĐQT Eximbank chia sẻ, HĐQT và BKS rất lấy làm xấu hổ khi đã đẩy EIB vào cuộc khủng hoảng này. Ngân hàng lắng nghe ý kiến của cổ đông để đưa EIB trở lại vị trí vốn có của mình (top 5 ngân hàng TMCP từ trên xuống), nhưng bây giờ thuộc top 3 từ dưới lên. HĐQT rất mong muốn thay đổi quản trị điều hành, nhưng thời gian qua đã gặp một số vấn đề phải xử lý. Việc một số cổ đông ý kiến về vị trí Chủ tịch HĐQT của tôi, dẫn đến việc tỷ lệ bầu không phản ánh đúng quyền của cổ đông, do đó không đủ tỷ lệ phiếu để thông qua quy chế tiến hành Đại hội.

Do cổ đông không thông qua quy chế lần này, Đại hội lần 2 tiếp tục không thành công và thời gian tổ chức lần 3 sẽ được thông báo sau.

Ông Nguyễn Chấn tố con trai lừa dối cổ đông NamABank ngay tại Đại hội

Ông Nguyễn Chấn – sáng lập viên của NamABank và sở hữu 4.49% cổ phần Eximbank, cha của ông Nguyễn Quốc Toàn – Chủ tịch HĐQT NamABank (NAB) có ý kiến: “Ông Toàn đã lừa dối cổ đông NAB. Tôi mong cổ đông ủng hộ tôi bảo vệ số tài sản đã tạo lập trong nhiều năm qua. Không nhận cầm cố, chuyển nhượng tài sản có liên quan đến ông Toàn. Đình chỉ các quyền cổ đông đối với ông Toàn tại Eximbank. Vợ chồng tôi đã nhờ chính quyền tham gia, các biện pháp pháp lý cũng đang dần được làm rõ. Qua cuộc họp hôm nay, tôi kính mong Chủ tọa đoàn và cổ đông thông qua 3 đề nghị trên cũng như không tạo điều kiện cho hành vi bất hợp pháp của ông Toàn”.

Cổ đông đại diện cho SMBC yêu cầu Eximbank tuân thủ đúng luật và điều lệ của Việt Nam, các vị trí quan trọng tại Eximbank ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hoạt động của ngân hàng. Trong suốt quá trình, SMBC đã có nhiều văn bản gửi đến Eximbank không đồng ý với HĐQT. Do vậy, tại ĐHĐCĐ lần này, là cơ hội cho cổ đông tự bầu chọn các chức vụ cho Eximbank.

Ông Cao Xuân Ninh khẳng định chủ tọa đoàn này là hoàn toàn hợp lệ. Ông Ninh cho rằng đã tiến hành rà soát đúng với 8 thành viên tham gia, 2 thành viên đến từ SMBC (1 trực tiếp và 1 qua cầu truyền hình), cuộc họp có 6/8 thành viên đồng ý Nghị quyết 231 đã được ban hành nhất quán. Một thành viên đến từ SMBC đã phát biểu tại cuộc họp ông không được quyền bỏ phiếu nhưng ông không có ý kiến về các Nghị quyết. Như vậy, ông Ninh khẳng định tư cách Chủ tịch HĐQT của mình là hợp pháp, đúng quy định pháp luật.

Đại diện EIB, ông Nguyễn Cảnh Vinh - Quyền Tổng Giám đốc Eximbank cho biết, về vụ việc của ông Nguyễn Chấn, cơ quan chức năng đang điều tra, đây là việc của cơ quan chức năng, HĐQT chưa có quyền can thiệp.

Việc bầu Chủ tịch mới và Quyền Tổng Giám đốc là vô hiệu?

Ngay khi đại hội vừa bắt đầu, cổ đông đại diện cho 70 triệu cp EIB có ý kiến về việc bầu đoàn Chủ tịch, ông đề nghị làm rõ nội dung ông Lê Minh Quốc nhân danh HĐQT ra Nghị quyết 231, “hành động của ông Quốc là coi thường cổ đông và vi phạm pháp luật”. Để đảm bảo hoạt động Ngân hàng, cổ đông đề nghị ông Đặng Anh Mai xem xét và giải trình xem xét lại tư cách của ông Cao Xuân Ninh với vai trò Chủ tịch HĐQT.

Đại diện Bộ phận pháp chế và Ban kiểm soát, với tư cách Thành viên HĐQT, ông Đặng Anh Mai trình bày, đối với phiên họp ngày 15/05/2019, ông Đặng Anh Mai và ông Hoàng Tuấn Khải, đã họp và ký tờ trình xem xét Nghị quyết 112 và tờ trình bãi nhiệm ông Lê Minh Quốc khỏi Chủ tịch HĐQT và thay bằng bà Lương Thị Cẩm Tú.

Tuy nhiên, ông Đặng Anh Mai (với tư cách chủ tọa tại cuộc họp đó) cho biết, nội dung sự việc ngày 22/03/2019, HĐQT EIB đã có Nghị quyết 112 bãi nhiệm chức danh của ông Lê Minh Quốc và bầu bà Tú thay thế, nhưng ông Quốc đã khởi kiện ra TAND, và TAND đã đề nghị tạm ngừng Nghị quyết 112.

Ngày 15/05, khi cuộc họp HĐQT chưa kết thúc và chưa có biên bản họp, ông Lê Minh Quốc đã lấy tư cách HĐQT đã ký Nghị quyết 231 chấm dứt Nghị quyết 112. Biên bản này ông Đặng Anh Mai với tư cách chủ tọa chưa hề được biết.

Ngày 17/05, ông Mai đã yêu cầu ông Quốc gửi lại biên bản nhưng không hề nhận được.

Sau đó, TAND hủy bỏ Nghị quyết 112 và đình chỉ vụ án giải quyết tranh chấp.

Ngày 18/05, ông Quốc đã có thư mời họp HĐQT. Song, cuộc họp sáng ngày 25/05 không đủ số thành viên tham gia.

Sau đó, Nghị quyết 238 bầu Chủ tịch thay ông Quốc, Nghị quyết bổ nhiệm quyền TGĐ và Nghị quyết hoãn ĐHĐCĐ lần 2 ngày 26/5 cũng đã được ban hành.

Theo ông Mai, Nghị quyết 231 được ban hành trước khi nhận được quyết định 159 của Tòa án nên Nghị quyết này là trái pháp luật. Việc ông Quốc ký Nghị quyết 231 là trái thẩm quyền và vi phạm pháp luật.

“Việc bầu Chủ tịch mới và Quyền Tổng Giám đốc do vậy cũng vô hiệu tương ứng”, ông Mai đưa ý kiến cá nhân.

Vì quyền lợi của các cổ đông, với tư cách người triệu tập và chủ tọa của cuộc họp ngày 15/05, ông Mai không đồng tình Nghị quyết 231 bầu Chủ tịch HĐQT và Quyền Tổng Giám đốc mới, Nghị quyết hoãn ĐHĐCĐ ngày 26/05. Ông Mai khẳng định sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và cổ đông.

9h15: Đã có 194 cổ đông tham dự, dại diện cho 93.84% số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự đại hội.

Tính đến 8h45, có 105 cổ đông tham dự đại hội, đại diện cho hơn 635 triệu cp, tương ứng tỷ lệ 51.66% số cổ phần có quyền biểu quyết.

Quầy kiểm tra tư cách cổ đông

TRƯỚC THỀM ĐẠI HỘI

Sóng ngầm nhân sự đã thực sự kết thúc?

Sau lần 1 tổ chức bất thành, sáng nay (21/06), EIB tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2019 lần 2 nhằm thông qua nhiều vấn đề quan trọng. Song, vấn đề tranh chấp chức vụ HĐQT Eximbank vẫn đang gay cấn khi phát sinh nhiều yếu tố mới và bất ngờ.

Tòa án Nhân dân (TAND) TPHCM vừa ban hành quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với về việc tranh chấp giữa các thành viên HĐQT Eximbank. Ngày 27/03/2019, TAND TPHCM ra Quyết định 92 về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc các thành viên trong HĐQT Eximbank phải tạm dừng việc thực hiện Nghị quyết 112 (bầu bà Lương Thị Cẩm Tú – thành viên HĐQT lên Chủ tịch HĐQT thay ông Lê Minh Quốc).

Nhưng đến ngày 14/05/2019, bà Đinh Thị Huyền Khanh – đại diện theo ủy quyền của ông Lê Minh Quốc có đơn xin rút yêu cầu khởi kiện và bà Đặng Thi Kim Xuân – đại diện theo ủy quyền của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan ông Trần Công Cận có đơn xin rút yêu cầu độc lập. Do đó cùng ngày Tòa án đã quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm thụ lý việc tranh chấp giữa giữa ông Lê Minh Quốc và 7 thành viên trong HĐQT Eximbank. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 14/05. Điều này đồng nghĩa nội dung Nghị quyết 112 tiếp tục được thực hiện, bà Lương Thị Cẩm Tú được các thành viên bầu vào vị trí Chủ tịch HĐQT Eximbank. Thế nhưng trong ngày 15/05, ông Lê Minh Quốc lại ký Nghị quyết 231 với tư cách là Chủ tịch HĐQT Eximbank chấm dứt hiệu lực Nghị quyết 112.

Cũng trong ngày 14/05, một lá đơn ký tên ông Lê Minh Quốc gửi HĐQT từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT Eximbank. Trong đơn, ông Lê Minh Quốc cho rằng: "Sau khi suy nghĩ thấu đáo, tôi viết đơn này để thông báo với các thành viên nguyện vọng được từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT tại Eximbank đồng thời giới thiệu người khác để HĐQT xem xét bầu chọn thay thế".

Ngày 22/05/2019, Eximbank đã ban hành Nghị quyết số 238/2019/EIB/NQ-HĐQT về việc bầu ông Cao Xuân Ninh – Thành viên HĐQT giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Eximbank và đồng thời bổ nhiệm ông Nguyễn Cảnh Vinh – Phó Tổng Giám đốc thường trực làm Quyền Tổng Giám đốc.

Như vậy, sau một thời gian dài tranh chấp, vị trí “ghế nóng” của Eximbank đã có chủ. Nhưng liệu những tranh chấp đằng sau có thực sự đã kết thúc?

Kế hoạch lãi trước thuế 1,077 tỷ đồng năm 2019

Năm 2019, HĐQT EIB dự kiến huy động vốn đạt 143,500 tỷ đồng, tăng trưởng 21% so với năm 2018. Dư nợ cấp tín dụng tăng 11%, đạt 115,570 tỷ đồng, song trong điều kiện thuận lợi, EIB sẽ xin NHNN để tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng.

EIB dự kiến lãi trước thuế trước trích lập dự phòng bổ sung trái phiếu VAMC là 2,000 tỷ đồng, tăng 49% so với năm trước. Lãi trước thuế sau trích lập 1,077 tỷ đồng, tăng 30% và tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.

Kế hoạch kinh doanh 2019 của Eximbank

Sửa đổi bổ sung điều lệ Ngân hàng

Eximbank đưa ra 4 nội dung sửa đổi, bổ sung gồm Khoản 4 Điều 2, Điều 33, Khoản 6 Điều 35 và các nội dung khác của Điều lệ ngân hàng.

Theo Điều lệ hiện hành, người đại diện theo pháp luật của EIB chỉ là Tổng Giám đốc (TGĐ). Tuy nhiên, thực tế tại Eximbank đang xảy ra trường hợp TGĐ bị miễn nhiệm và ngân hàng chưa hoàn tất thủ tục bổ nhiệm nhân sự thay thế.

Do đó, HĐQT EIB trình kiến nghị sửa đổi Khoản 4, Điều 2 Điều lệ Eximbank, theo hướng người đại diện theo pháp luật là Tổng Giám đốc hoặc Chủ tịch HĐQT trong thời gian khuyết tổng giám đốc mà chưa hoàn tất việc thay thế.

Ngoài ra, Eximbank cũng đề xuất sửa đổi Điều 33 và khoản 6, Điều 35 của Điều lệ ngân hàng về điều kiện tiến hành họp ĐHĐCĐ.

Cụ thể, sửa đổi Điều 33 theo hướng cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành khi có ít nhất 51% số cổ phần có quyền biểu quyết (quy định cũ là 65%). Trường hợp cuộc họp lần thứ 2 thì phải có ít nhất 33% số cổ phần có quyền biểu quyết (thay vì 51% như cũ) và được triệu tập trong vòng 30 ngày.

Còn tờ trình thứ 3 là sửa đổi Khoản 6, Điều 35, ngân hàng đề xuất sửa đổi việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản thì quyết định của ĐHĐCĐ được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất trên 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (quy định cũ là 65%) tán thành.

* Eximbank hoãn ĐHĐCĐ lần 2

* Ông Cao Xuân Ninh giành được vị trí "ghế nóng" tại Eximbank trước ĐHĐCĐ lần 2

* ĐHĐCĐ Eximbank lần 1 bất thành

Cát Lam

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngân hàng đi thống kê thiệt hại do bão lũ để cơ cấu nợ, giảm lãi vay cho khách

Các ngân hàng đang tiếp tục cập nhật, tổng hợp các thông tin về thiệt hại của khách hàng. Chưa có ngân hàng nào công bố mức hỗ trợ cụ thể cho khách hàng bị thiệt...

Quảng Ninh: Xem xét hỗ trợ tín dụng cho khách hàng bị thiệt hại do bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Móng Cái đề nghị các ngân hàng khoanh nợ và giảm lãi suất cho vay cũ; tạo điều kiện cho vay mới không cần thế chấp để người dân, DN có điều...

Moody's giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của OCB ở mức Ba3 và nâng triển vọng lên “ổn định”

Theo thông báo mới nhất từ Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Quốc tế Moody’s Investors Service (Moody’s), xếp hạng tín nhiệm của Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB)...

Giải bài toán chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra tại ngân hàng?

Việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu giảm lãi suất cho vay có thể không dễ dàng được thực hiện một cách đồng loạt, nhiều ngân hàng thương mại vẫn đang phải đối...

Khó khăn của nhóm ngân hàng bán lẻ

Trong 8 tháng đầu năm 2024, tín dụng toàn ngành có diễn biến tích cực với dự báo mức tăng trưởng khả thi lên đến 15% cả năm. Tuy nhiên, việc phát triển tín dụng bán...

Vietbank và “cú đúp” trong ngày khai trương điểm giao dịch thứ 119 – Phòng giao dịch Vietbank Thuận An

Sáng ngày 11/9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) tổ chức thành công lễ khai trương điểm giao dịch thứ 119 Phòng giao dịch Vietbank Thuận An (Vietbank...

Giá USD ngân hàng và tự do quay đầu tăng mạnh

Giá USD trong nước đồng loạt tăng trở lại sau nhiều ngày hạ nhiệt. Giá USD tại các ngân hàng tăng nhanh, có ngân hàng tăng tới hơn 100 đồng. Giá USD tự do cũng tăng...

[Infographics] Toàn cảnh kết quả kinh doanh ngân hàng 6 tháng đầu năm 2024

Tín dụng dần hồi phục trong tháng cuối quý 2/2024, giúp thu từ lãi vẫn là động lực chính cho lợi nhuận ngân hàng tăng trưởng. Tuy nhiên, trong tình hình vĩ mô chưa...

Moody's giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của SeABank ở mức Ba3 và triển vọng Ổn định

Ngày 7/9/2024, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Investors Service (Moody’s) công bố kết quả đánh giá xếp hạng tín nhiệm năm 2024 đối với Ngân hàng TMCP...

Vietbank củng cố ba nhân tố thúc đẩy hoạt động ngân hàng

Báo cáo thường niên 2023 của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) đã một lần nữa khẳng định Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi của Ngân hàng Việt Nam...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98