FedEx lại gửi nhầm gói hàng của Huawei, có nguy cơ bị thêm vào danh sách đen của Trung Quốc

25/06/2019 14:03
25-06-2019 14:03:24+07:00

FedEx lại gửi nhầm gói hàng của Huawei, có nguy cơ bị thêm vào danh sách đen của Trung Quốc

Trong ngày Chủ nhật (23/06), FedEx cho biết, một sai sót về hoạt động đã ngăn công ty chuyển gói hàng của Huawei Technologies tới Mỹ. Cách đây mới vài tuần, FedEx cũng đã gửi gói hàng của Huawei tới sai địa chỉ.

“Trong một nhầm lẫn không đáng có, gói hàng bị tình nghi đã bị trả lại cho người giao hàng và chúng tôi xin lỗi vì sai sót hoạt động này”, FedEx nói với Reuters trong một tuyên bố bằng email. Phát ngôn viên của FedEx xác nhận là gói hàng trên phải được gửi tới Mỹ, nhưng từ chối trong đó có chứa gì.

Không lâu sau đó, trong một dòng tweet, Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc cho biết, FedEx có khả năng bị thêm vào “danh sách thực thể không đáng tin” vì vụ việc trên.

Giữa lúc xung đột thương mại Mỹ-Trung ngày càng leo thang, Trung Quốc đã dọa đưa ra một danh sách bao gồm các công ty, tổ chức và các cá nhân nước ngoài “không đáng tin” và gây hại tới lợi ích của các công ty Trung Quốc. Đây là một động thái chưa từng có tiền lệ.

Huawei – nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới – đang nằm giữa “tâm bão” chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.

Bộ Thương mại Trung Quốc và FedEx không lập tức phản hồi về khả năng FedEx bị thêm vào danh sách công ty không đáng tin. Thời báo Hoàn Cầu được quản lý bởi Nhân dân Nhật báo (People's Daily), cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Vào đầu tháng trước, Trung Quốc đã khởi động cuộc điều tra nhằm vào FedEx vì đã gửi gói hàng của Huawei tới sai địa chỉ, nhưng không đưa ra thông tin chi tiết về gói hàng này.

Tại thời điểm đó, Tân Hoa Xã cho biết, cuộc điều tra về FedEx vì vụ gửi nhầm địa chỉ trên không nên được xem là động thái đáp trả với Mỹ.

Hiện Mỹ đang vướng vào cuộc chiến thương mại ngày càng căng thẳng với Trung Quốc. Hồi đầu tháng 5/2019, đàm phán thương mại Mỹ-Trung đã đổ vỡ sau khi Mỹ cáo buộc Trung Quốc "trở mặt" và rút lại các cam kết đã nhất trí trước đó. Kéo theo đó, Mỹ đã quyết định nâng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ 10% lên 25%. Cho tới nay, Mỹ đã áp thêm thuế 25% lên 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và còn dọa áp thêm thuế lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc chưa bị áp thuế trong những vòng trước.

Ngoài ra, Mỹ còn thêm Huawei vào danh sách đen về thương mại vì lý do an ninh quốc gia, tức cấm các công ty Mỹ bán linh kiện và phần mềm cho Huawei.

“FedEx có thể chấp nhận chuyển tất cả hàng hóa của Huawei, ngoại trừ những kiện hàng gửi tới các thực thể nằm trong danh sách đen của Mỹ”, FedEx cho biết trong ngày Chủ nhật (23/06).

Trong ngày thứ Sáu (21/06), Bộ Thương mại Mỹ cho biết họ đã thêm 4 công ty Trung Quốc và 1 viện nghiên cứu do Chính phủ Trung Quốc kiểm soát vào danh sách đen về thương mại, cấm họ mua linh kiện và thành phần của Mỹ mà không có sự cho phép của Chính phủ. Đây là những công ty có mảng hoạt động liên quan tới siêu máy tính với những ứng dụng trong quân sự.

Trước đó, Huawei cho biết họ sẽ đánh giá lại mối quan hệ với FedEx sau khi gói hàng của họ bị chuyển tới nhầm địa chỉ.

Danh sách thực thể của Trung Quốc

Trong ngày thứ Sáu (31/05), Trung Quốc cho biết, họ sẽ lập một danh sách thực thể “không đáng tin cậy” mà họ cho là sẽ gây thiệt hại tới lợi ích của các công ty nội địa, một lệnh có khả năng tác động tới hàng ngàn doanh nghiệp nước ngoài. Động thái này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang sau khi Mỹ thêm Huawei Technologies vào danh sách đen về xuất khẩu.

Để chỉ định một thực thể nước ngoài không đáng tin, Trung Quốc sẽ xem xét liệu công ty đó có phân biệt đối xử với các công ty trong nước hay không, Tân Hoa Xã cho biết trong ngày thứ Bảy (01/06). Các tiêu chí khác sẽ là vi phạm quy tắc thị trường, phá vỡ hợp đồng, gây hại cho các công ty Trung Quốc, các mối đe dọa thực sự hoặc tiềm ẩn tới an ninh quốc gia, theo nguồn tin từ Tân Hoa Xã.

Vũ Hạo (Theo Reuters)

FiLi





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...

Tesla sẽ cắt giảm ít nhất 14,000 nhân sự trên toàn cầu

Tesla sẽ cắt giảm hơn 10% lực lượng lao động toàn cầu, tương đương ít nhất 14,000 việc làm, do nhu cầu về xe điện toàn cầu giảm và cuộc chiến giá cả khốc liệt đã...

GDP Trung Quốc tăng trưởng 5.3% trong quý 1, vượt kỳ vọng

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự báo trong quý 1/2024, theo dữ liệu công bố vào ngày 16/04.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98