Lộ nhiều sai sót trong cổ phần hoá Tổng công ty Vinamed

23/06/2019 23:37
23-06-2019 23:37:25+07:00

Lộ nhiều sai sót trong cổ phần hoá Tổng công ty Vinamed

Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra quá trình cổ phần hoá Tổng công ty Thiết bị y tế Việt Nam (Vinamed); việc thoái vốn Nhà nước tại Công ty Cổ phần Nhựa y tế (Mediplast), Tổng công ty Cổ phần Y tế (Danameco); việc sáp nhập Công ty Cổ phần Nhựa y tế vào Tổng công ty Thiết bị Y tế Việt Nam.

Lộ nhiều sai sót trong cổ phần hoá Tổng công ty Vinamed.

Phát hiện nhiều sai sót

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ đối với quá trình cổ phần hoá Tổng công ty Thiết bị y tế Việt Nam giai đoạn 2007-2010, Bộ Y tế đã không báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin ý kiến về vướng mắc để hoàn thành việc cổ phần hoá Tổng công ty Thiết bị Y tế Việt Nam, sau khi chuyển đổi không tiếp tục chuyển thành công ty cổ phần.

Sau khi chuyển thành Công ty TNHH MTV Tổng công ty thiết bị y tế Việt Nam, doanh nghiệp không thực hiện nghiên cứu sản xuất trang thiết bị y tế, không phát triển được nguồn vốn Nhà nước đầu tư.

Đối với quá trình cổ phần hoá Công ty TNHH MTV Tổng công ty thiết bị y tế Việt Nam giai đoạn 2014-2016, Bộ Y tế chưa ban hành kế hoạch, lộ trình triển khai công tác cổ phần hoá theo quy định.

Công ty TNHH MTV Tổng công ty thiết bị y tế Việt Nam và Công ty TNHH MTV Chứng khoán ngân hàng Đông Á không thực hiện đúng thời gian hoàn tất hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp.

Bộ Y tế ban hành Quyết định 3854 về giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá chậm so với quy định; việc triển khai thực hiện theo phương án sử dụng đất được phê duyệt còn chậm, không đúng tiến độ đề ra và sử dụng đất chưa đúng quy hoạch.

Tổng công ty đến thời điểm 12/7/2016 còn có những khoản nợ khó đòi quá hạn. Ban chỉ đạo cổ phần hoá Công ty TNHH MTV Tổng công ty thiết bị y tế Việt Nam không thẩm định phương án cổ phần hoá báo cáo Bộ Y tế phê duyệt.

Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ, việc bán cổ phần kéo dài thời gian, chậm nộp số tiền thu từ cổ phần hoá là chưa thực hiện đúng quy định của Chính phủ.

Khi xác định giá trị doanh nghiệp chuyển sang công ty cổ phần, Ban chỉ đạo cổ phần hoá không chỉ đạo kiểm tra, xác định lại các khoản đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán phát sinh tăng hoặc giảm so với giá đang hoạch toán trên sổ kế toán. Không báo cáo Bộ Y tế về giá trị tăng thêm của cổ phiếu Mediplast từ 25.200 đồng/cổ phần lên 29.484 đồng/cổ phần và không xác định lại giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần là chưa đúng quy định.

Cũng theo Thanh tra Chính phủ, việc sáp nhập Mediplast vào Tổng công ty thiết bị y tế Việt Nam - Công ty cổ phần chưa thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Sau thời gian một năm khi Tổng công ty Thiết bị y tế Việt Nam chính thức hoạt động theo mô hình cổ phần thì phải hoàn thành việc thoái vốn, sau khi thoái vốn mới được tiến hành sáp nhập nhưng Tổng công ty thiết bị y tế Việt Nam - Công ty cổ phần lại tiến hành sáp nhập trước khi thoái vốn.

Chuyển giao vốn nhà nước về cho SCIC

Trước những vấn đề trên, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các đơn vị liên quan xác định lại trị giá cổ phần, số lượng cổ phần và tỷ lệ cổ phần của nhà nước tại Tổng công ty thiết bị y tế Việt Nam - Công ty cổ phần để chuyển giao vốn nhà nước về cho SCIC.

Bộ Y tế xác định lại giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển từ Công ty TNHH MTV Tổng công ty thiết bị y tế Việt Nam sang Tổng công ty thiết bị y tế Việt Nam - Công ty cổ phần.

Phê bình lãnh đạo Bộ Y tế trong việc thực hiện cổ phần hoá Tổng công ty Thiết bị y tế Việt Nam, không thực hiện đúng quy định của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng, thiếu kiểm tra giám sát với Công ty TNHH MTV Tổng công ty thiết bị y tế Việt Nam trước khi cổ phần.

Đồng thời, Bộ Y tế làm rõ trách nhiệm, có hình thức xử lý phù hợp đối với các đơn vị, cá nhân trước những thiếu sót, khuyết điểm đã nêu.

Đối với Tổng công ty thiết bị y tế Việt Nam - Công ty cổ phần phải thực hiện nộp ngay khoản tiền lãi do chậm nộp số tiền thu từ việc bán cổ phần về quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp. Huỷ bỏ và không công nhận kết quả của hai chứng thư thẩm định giá và các văn bản.

Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội theo dõi, đôn đốc xử lý tồn tại trong việc quản lý, sử dụng cơ sở nhà, đất tại số 1 ngõ 135, Núi Trúc, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội và số 89 Lương Định Của, Đống Đa, Hà Nội.

Lập hồ sơ xử lý thu hồi cơ sở nhà, đất theo quy định của pháp lụật nếu Tổng công ty thiết bị y tế Việt Nam - Công ty cổ phần vi phạm vào những quy định về quản lý và sử dụng đất đai tại hai cơ sở nêu trên.

Kiều Linh

Vneconomy





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Luật đầu tư mới mở đường cho dòng vốn tư nhân vào hạ tầng TPHCM

Với những cải cách mạnh mẽ như phân quyền cho địa phương, rút gọn quy hoạch và đơn giản đấu thầu, Luật số 57/2024/QH15 được xem là chìa khóa để TPHCM thu hút đầu tư...

Chính phủ tăng cường tham vấn chuyên gia trong điều hành chính sách phát triển

Tại phiên họp đầu tiên với Hội đồng Tư vấn chính sách, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các thành viên đóng góp chất lượng, góp phần hoàn thiện các định hướng lớn...

TP.HCM chưa phát hiện sữa giả, nhưng vẫn tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm vi phạm

Trước những thông tin gây lo ngại về tình trạng hàng trăm loại sữa giả xuất hiện tràn lan trên thị trường, đại diện Chi Cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương...

Việt Nam đề nghị Mỹ xem xét khách quan vụ áp thuế pin mặt trời

Sau khi Mỹ công bố mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam, Bộ Ngoại giao khẳng định Việt Nam sẵn sàng đối thoại...

Giá điện tái tạo bất cập làm sao thu hút được đầu tư?

Quy hoạch Điện VIII điều chỉnh vừa được phê duyệt có mục tiêu rất lớn khi chỉ trong 5 năm tới, tổng công suất nguồn điện của Việt Nam sẽ gấp 2 - 2,8 lần so với hiện...

Cơ quan điều tra yêu cầu cung cấp thông tin 38 cán bộ liên quan dự án Điện mặt trời Long Thành 1

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp thông tin cá nhân của 38 lãnh đạo và cán bộ liên quan đến Dự án Điện mặt trời Long Thành 1.

Công ty con của hãng thời trang H&M chuẩn bị xây nhà máy tỷ đô tại Việt Nam

SYRE - công ty con của Tập đoàn thời trang H&M và Công ty Đầu tư công nghệ Vargas của Thụy Điển - vừa công bố kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD xây dựng tổ hợp tái chế vải...

Phó Chủ tịch EuroCham nói về chuyển giao công nghệ khối FDI: Hãy để người bán và người mua tự thoả thuận với nhau

Tại Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2025, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) Nguyễn Hải Minh cho rằng muốn thúc đẩy chuyển...

Tập đoàn Thụy Điển muốn đưa Việt Nam trở thành trung tâm toàn cầu đầu tiên về dệt may tuần hoàn

Chiều 23/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp bà Susanna Campbell, Chủ tịch Tập đoàn SYRE (Thụy Điển) dự kiến đầu tư tổ hợp tái chế vải với số vốn khoảng 1 tỷ USD tại...

Khởi công xây dựng Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trước 31-12-2026

Chính phủ yêu cầu công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, di dời công trình đường điện bị ảnh hưởng bởi Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam cơ bản hoàn thành...


Hotline: 0908 16 98 98