SCMP: Mỹ và Trung Quốc đã tiến tới thỏa thuận đình chiến thương mại trước thềm hội nghị G20

27/06/2019 09:44
27-06-2019 09:44:01+07:00

SCMP: Mỹ và Trung Quốc đã tiến tới thỏa thuận đình chiến thương mại trước thềm hội nghị G20

Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý tiến tới một thỏa thuận đình chiến thương mại nhằm nối lại đàm phán, dựa trên nguồn thông tin thân cận từ South China Morning Post (SCMP).

Thông tin chi tiết về thỏa thuận có thể được đưa ra trong thông cáo báo chí trước thềm cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka (Nhật Bản) vào cuối tuần này, dựa trên 3 nguồn tin thân cận – một nguồn từ Bắc Kinh và hai nguồn từ Washington.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Thỏa thuận đình chiến thương mại trên sẽ ngăn chặn Mỹ áp thêm thuế lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.

Trước đó, chính quyền Trump đã dọa áp thêm thuế tới 25% lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc chưa bị áp thuế trong những vòng trước nếu cuộc đàm phán vào cuối tuần này diễn ra không tốt đẹp.

Một nguồn tin thân cận cho biết, quyết định trì hoãn áp thêm thuế của ông Trump là cái giá mà ông Tập đưa ra để tổ chức cuộc họp ở Osaka (Nhật Bản).

“Dù vậy, thực tế là Tổng thống Trump luôn có thể thay đổi quan điểm”, nguồn tin này cho biết. “Thế nhưng, chiếc bánh ‘đình chiến thương mại’ dường như đã được cho vào lò nướng bánh”.

Cả Nhà Trắng lẫn Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đều không nhận định về thông tin trên.

Hôm thứ Tư (26/06), ông Trump khẳng định lại rằng ông đã chuẩn bị sẵn sàng áp thêm thuế lên Trung Quốc nếu các cuộc đàm phán ở Osaka thất bại, nhưng đề xuất mức thuế bổ sung có thể bắt đầu từ 10%.

Trước đó trong tuần này, một quan chức cấp cao thuộc chính quyền Trump nói với Politico rằng có khả năng hàng rào thuế quan sẽ bị trì hoãn nhưng cảnh báo rằng “chẳng có gì là chắc chắn”.

Vẫn còn chưa rõ là ông Trump sẽ đưa ra hạn chót cho việc đàm phán thương mại như trước đây hay không. Hai nguồn tin khác cho rằng ông Trump có thể đưa ra thời hạn 6 tháng – tức là kết túc vào cuối năm nay.

Hiện Mỹ đang vướng vào cuộc chiến thương mại ngày càng căng thẳng với Trung Quốc. Hồi đầu tháng 5/2019, đàm phán thương mại Mỹ-Trung đã đổ vỡ sau khi Mỹ cáo buộc Trung Quốc "trở mặt" và rút lại các cam kết đã nhất trí trước đó. Kéo theo đó, Mỹ đã quyết định nâng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ 10% lên 25%. Cho tới nay, Mỹ đã áp thêm thuế 25% lên 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và còn dọa áp thêm thuế lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc chưa bị áp thuế trong những vòng trước.

Một nguồn tin thân cận từ Washington cho biết, hai bên nỗ lực liên tục để cùng nhau truyền tải thông điệp qua thông cáo báo chí, nhưng nói thêm vẫn chưa có thông tin cụ thể nào liên quan tới quyết định về hàng rào thuế quan hoặc thời điểm trong thông điệp đó.

Cuộc gặp lần này thậm chí còn nhiều rủi ro hơn so với cuộc gặp tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina vào tháng 12/2018, khi ông Trump hứa sẽ áp thuế lên toàn bộ hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ.

Theo nguồn tin này, cả hai bên được cho là sẽ công bố thông cáo báo chí chung sau hội nghị G20 thay vì mỗi bên ra một tuyên bố như lần trước.

Cuộc gặp lần này thậm chí còn nhiều rủi ro hơn so với cuộc gặp tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina vào tháng 12/2018, khi ông Trump hứa sẽ áp thuế lên toàn bộ hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ.

Từ ngữ của tuyên bố từ cuộc họp ngày thứ Bảy (29/06) – cho dù là thông qua thông cáo báo chí chung hay tuyên bố riêng – chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý và rà soát của giới đầu tư.

Sau buổi ăn tối ở Buenos Aires (Argentina), Mỹ và Trung Quốc đã công bố tuyên bố riêng của họ. Mặc dù hai tuyên bố nhìn chung khá nhất quán nhưng lại khác biệt về một số thông tin quan trọng, thúc đẩy sự suy đoán ngay lập tức từ giới phân tích nhằm làm sáng tỏ những cuộc đàm phán kín.

Những gì bị thiếu trong tuyên bố của Bắc Kinh vào tháng 12/2018 là không đề cập tới thời hạn 90 ngày để cả hai bên tiến tới thỏa thuận thương mại trước khi Mỹ triển khai áp thuế cao hơn. Tuyên bố của Mỹ cho biết Trung Quốc đồng ý ngay lập tức khởi động lại việc mua nông sản Mỹ, nhưng phiên bản Trung Quốc lại chẳng hề có cam kết như vậy.

Vũ Hạo (Theo SCMP)

FiLi







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngành rượu Trung Quốc đang "tan nát" vì 3 cú sốc

Có điều gì đó thiếu vắng khi Kweichow Moutai, công ty rượu có giá trị lớn nhất thế giới, tổ chức cuộc họp cổ đông thường niên vào tháng 5. Những người tham dự không...

Các ngân hàng toàn cầu ráo riết săn lùng nhân tài tại Nhật Bản

Trong bối cảnh thị trường lao động tại Nhật Bản thuộc hàng khan hiếm nhất thế giới, các nhà tuyển dụng sẵn sàng giữ ứng viên trong phòng phỏng vấn nhiều giờ liền và...

Đâu là nỗi lo lớn nhất của giới đầu tư?

Căng thẳng thương mại và thuế quan đang gia tăng đã vượt lên trở thành mối lo lắng hàng đầu của các nhà đầu tư toàn cầu, bỏ xa tất cả những rủi ro kinh tế khác...

Khi mốc quan trọng trong cuộc chiến thương mại của Mỹ cận kề

Những phát biểu của ông Trump và các quan chức trong tuần trước cho thấy hàng loạt kịch bản đang được cân nhắc khi mốc quan trọng trong cuộc chiến thương mại của Mỹ...

Xung đột Israel-Iran có gây gián đoạn hoạt động vận tải qua eo biển Hormuz?

Dòng chảy thương mại toàn cầu, bao gồm cả việc vận chuyển dầu thô quan trọng, vẫn tiếp tục đi qua eo biển Hormuz sau các cuộc tấn công giữa Israel và Iran. Tuy...

Những khoảng lặng ở cảng biển nhộn nhịp nhất nước Mỹ

Sự sụt giảm trong hoạt động tại cảng Los Angeles diễn ra khi các nhà nhập khẩu hàng hóa và nhà bán lẻ, đặc biệt là những doanh nghiệp có quan hệ thương mại với...

Căng thẳng Israel-Iran ảnh hưởng đến việc vận chuyển 20 triệu thùng dầu mỗi ngày

Căng thẳng Israel-Iran có thể làm gián đoạn vận chuyển dầu qua Eo biển Hormuz, ảnh hưởng lớn đến nguồn cung dầu toàn cầu và giá dầu tăng cao.

Căng thẳng giữa Israel-Iran bùng phát gây ra tác động gì đến kinh tế thế giới?

Căng thẳng leo thang đã tạo ra những phản ứng mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu khi giá dầu tăng mạnh, nhà đầu tư rút vốn khỏi cổ phiếu để tìm đến các tài sản an...

Khi các doanh nghiệp từ bỏ các cam kết về khí hậu

Coca-Cola, BP, HSBC cùng hàng loạt doanh nghiệp khác đang lần lượt từ bỏ các mục tiêu môi trường, qua đó cho thấy sự thiếu hiệu quả của các hành động tự nguyện.

Ông Trump phê duyệt thương vụ US Steel-Nippon Steel, Mỹ sẽ sở hữu “cổ phần vàng”

Tổng thống Donald Trump đã ban hành sắc lệnh hành pháp trong ngày 13/06, chính thức phê duyệt thương vụ sáp nhập giữa US Steel và Nippon Steel của Nhật Bản. Quyết...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98