Vụ Asanzo: DN phải "chạy" tiền được cấp nhãn hiệu hàng chất lượng cao?

26/06/2019 09:32
26-06-2019 09:32:45+07:00

Vụ Asanzo: DN phải "chạy" tiền được cấp nhãn hiệu hàng chất lượng cao?

Trước thông tin nghi vấn Công ty CP Tập đoàn Asanzo nhập hàng Trung Quốc rồi đội lốt hàng Việt và được cấp nhãn hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC), Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp HVNCLC về nghi vấn doanh nghiệp phải "chạy" tiền thì mới được cấp nhãn hiệu HVNCLC.

Bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, trao đổi với PV Báo Lao Động. Ảnh: Huân Cao

Bà có thể cho biết tiêu chuẩn để được cấp nhãn hiệu HVNCLC cho Asanzo nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung?

- Chúng tôi điều tra người tiêu dùng mỗi năm một lần, mỗi đợt từ 3 đến 4 tháng. Cách thức là phỏng vấn trực tiếp với tiêu chí giá cả, mẫu mã, thương hiệu, bảo hành, mạng lưới phân phối... Sau đó tiến hành chạy máy đếm dữ liệu, doanh nghiệp nào đạt được tỉ lệ bình chọn thì được đưa vào danh sách.

Trường hợp của Asanzo, sau khi báo chí phản ánh, chúng tôi đối chiếu lại hồ sơ họ nộp thì rõ ràng sai phạm, vì trong điều lệ của Hội, gia công ở nước ngoài là không được cấp HVNCLC. Xét thấy Asanzo vi phạm, chúng tôi đã tước quyền sử dụng nhãn hiệu.

Như vậy Asanzo đã gửi hồ sơ gian dối đến Hội?

- Họ đăng ký hồ sơ với Hội là sản xuất tại Việt Nam, nhưng khi thực hiện thì không đúng với những gì đã đăng ký, thực tế là sản xuất bên Trung Quốc. 

Đến nay, Hội đã cấp giấy chứng nhận cho bao nhiêu doanh nghiệp và Asanzo được cấp từ năm nào?

- Hội thực hiện cấp giấy chứng nhận được hơn 20 năm, trung bình mỗi năm có khoảng 600 doanh nghiệp được bình chọn. Asanzo được cấp nhãn hàng HVNCLC trong 4 năm liên tiếp từ 2016 đến 2019.

Có ý kiến cho rằng việc bình chọn này chỉ xuất phát từ Hội, chứ không phải từ người tiêu dùng?

- Hội đặt ra bộ tiêu chí để có thể cấp giấy chứng nhận này. Dựa trên tiêu chí đó, người tiêu dùng bình chọn. Hội đưa ra sân chơi với các tiêu chí và người tiêu dùng bình chọn.

Doanh nghiệp được bình chọn là do họ đề nghị hay Hội tự đề xuất?

- Chúng tôi tự khảo sát, khi doanh nghiệp lọt vào danh sách bình chọn thì lúc đó mới thông báo đến doanh nghiệp biết và bảo họ làm đơn đăng ký.

Khi được bình chọn, doanh nghiệp có phải đóng phí không?

- Tuyệt đối không. Ví dụ Asanzo từ khi nhận danh hiệu tới giờ, tôi chưa thấy "mặt mũi" Asanzo hay gặp họ lần nào hết.

Hội có tuyên truyền việc không thu phí để doanh nghiệp biết?

- Doanh nghiệp quan tâm tham gia thì tự tìm hiểu, chứ chúng tôi không có phổ biến quy định này vì không có kinh phí.

Nhưng có nghi ngờ phải "chạy" tiền thì mới cấp nhãn hiệu?

- Hội đã nhiều lần gọi điện cho các tỉnh, thành khi nghe có thông tin rằng phải có vài trăm triệu mới công nhận. Thực tế có những công ty tư vấn truyền thông tự đến mời doanh nghiệp, cam đoan đưa vài ba trăm triệu đồng là đậu, đã có doanh nghiệp đưa tiền và nhận giấy chứng nhận giả.

Những nhãn hiệu được cấp giả và cả những nhãn hiệu được cấp thực nhưng hoạt động không đúng thì kiểm soát thế nào?

- Chúng tôi đề cao tính tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp, chứ Hội không thể đi kiểm tra, xác minh cụ thể được.

Không được nhà nước cấp kinh phí, không nhận tiền doanh nghiệp thì kinh phí để Hội hoạt động từ đâu?

- Hội sống bằng sự tin cậy của doanh nghiệp, thể hiện qua việc đóng hội phí đầy đủ nhất. Hội tôi nghèo hơn các hội khác, một chương trình điều tra phải đi vay nợ và cho không người ta cái nhãn hiệu đó; thế nhưng vẫn bị nghi là Hội ăn tiền của doanh nghiệp.

Những doanh nghiệp được bình chọn, đương nhiên trở thành hội viên và đóng phí?

- Họ phải đăng ký để tham gia, nếu như họ không đóng hội phí đàng hoàng, không đi họp đàng hoàng là bị loại.

Vậy khoản phí đấy là bao nhiêu, có căn cứ vào năng lực tài chính giàu nghèo của doanh nghiệp?

- Khoản phí đóng thì đều giống nhau. Hội đưa ra một khoản phí mà doanh nghiệp có thể chấp nhận được. Tất cả những khoản phí đó so với khoản mua danh hiệu thì chẳng bõ bèn gì. 

Ở các nước có chuyện bình chọn hàng chất lượng cao không?

- Các nước có hay không thì chúng tôi không biết. Đây là sáng kiến của Hội lập ra, chứ không đi theo mô hình của nước nào cả.

Việc bình chọn này là có khách quan không?

- Khi chúng tôi đi điều tra thì tất cả dữ liệu đều nhập vào máy tính và nó chạy ra một phần mềm, không ai biết là ai đậu, ai rớt. Đến khi in ra tên ai thì doanh nghiệp đó đậu, còn không thấy tên thì doanh nghiệp đó rớt.

Phần mềm chạy danh sách đó ai kiểm soát? Có can thiệp được không?

- Chúng tôi có nguyên Phòng Kỹ thuật, Hội chịu trách nhiệm nhập dữ liệu, kiểm tra thông tin các doanh nghiệp và kiểm soát phần mềm này.

Chúng tôi chỉ cho phép một người nào đó được tham gia vào một công đoạn, chứ không biết hết toàn bộ nên không thể có việc can thiệp gian lận. 

Cảm ơn bà.

Huân Cao - Phạm Dung

Lao động







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tạo ‘cơ chế’ cho dự án điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương được biếu 1,5 tỷ đồng

Ông Hoàng Quốc Vượng bị kết luận vì động cơ vụ lợi, tạo cơ chế cho dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam được hưởng giá điện ưu đãi. Đổi lại, phía doanh...

Đại án Tập đoàn Phúc Sơn: Kỷ luật Cảnh cáo cựu Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi

Trong các ngày 10 và 11/9/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 47 xem xét kỷ luật tổ chức, cá nhân liên quan đến đại án xảy ra tại Tập đoàn...

Đề nghị truy tố cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng

Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) vừa hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ án Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thiếu trách nhiệm gây hậu...

Chuyển đổi công nghiệp - động lực mới phát triển bền vững tại TPHCM

Chuyển đổi công nghiệp là nhu cầu thiết yếu của TPHCM nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, tăng khả năng kết nối và nâng cao vị thế của TPHCM...

Đà Nẵng: Đề xuất gia hạn, nâng công suất cho hàng loạt mỏ đất đá

Nhằm đảm bảo nguồn nguyên vật liệu, đặc biệt ưu tiên cho các công trình trọng điểm, UBND TP Đà Nẵng đề xuất nâng công suất, gia hạn các mỏ khoáng sản còn thời hạn...

Nhiều tập đoàn lớn của Hong Kong muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Trong cuộc gặp gỡ với Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình, nhiều tập đoàn lớn của Hong Kong bày tỏ mong muốn tiếp tục đầu tư và mở rộng hoạt động tại Việt Nam.

Đầu tư 200 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị điện gió ở Long An

Khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ cung ứng thiết bị siêu trường, siêu trọng từ 500-4.000 tấn trên mỗi thiết bị; giai đoạn đầu sẽ xuất nhập các thiết bị và phụ kiện...

Việt Nam chi 1 tỷ USD bao mua gần như toàn bộ hạt điều từ quốc gia này

Campuchia trở thành quốc gia sản xuất hạt điều thô lớn thứ hai thế giới. Còn Việt Nam đã chi hơn 1 tỷ USD để bao mua gần như toàn bộ lượng hạt điều từ quốc gia láng...

"Thủ phủ" đồ gỗ Bình Dương đạt kim ngạch xuất khẩu vượt 4,2 tỷ USD

Các doanh nghiệp ngành gỗ ở Bình Dương cho biết những đơn hàng mới đang đổ về nhà máy, dự báo sẽ kín cả năm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tận dụng cơ hội đẩy...

Reuters: Ông lớn năng lượng tái tạo của Ý chuẩn bị rút khỏi Việt Nam

Theo nguồn tin từ Reuters, Enel - doanh nghiệp quốc doanh của Ý và là một trong những tập đoàn năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới - đang chuẩn bị rút lui khỏi thị...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98