Bộ Công thương tính tăng nhập điện từ Lào và Trung Quốc

19/07/2019 08:50
19-07-2019 08:50:17+07:00

Bộ Công thương tính tăng nhập điện từ Lào và Trung Quốc

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đề nghị cần làm rõ trách nhiệm và phải có chế tài khi để xảy ra chậm tiến độ các dự án điện, có giải pháp để xử lý với các dự án điện xin bổ sung quy hoạch bị vướng mắc do Luật Quy hoạch.

Bộ Công thương tính tăng nhập điện từ Lào và Trung Quốc - Ảnh 1.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chủ trì họp đánh giá các dự án điện trọng điểm quốc gia - Ảnh: C.D

Sáng ngày 17-7, Bộ trưởng Bộ Công thương đã chủ trì cuộc họp về các dự án điện trọng điểm quốc gia.

Báo cáo về tình hình thực hiện, triển khai các dự án điện điện nay, ông Phương Hoàng Kim, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, cho hay đến năm 2020 cơ bản đáp ứng nhu cầu điện, nhưng các năm tiếp theo sẽ tiềm ẩn rủi ro như phụ tải tăng cao, nước về kém, thiếu hụt điện than, khí…

Theo đó, nhu cầu điện đến năm 2020 với tốc độ tăng trưởng bình quân là 8,6% năm. Tổng công suất bổ sung mỗi năm là 4500 - 5000 MW, trong đó nguồn tái tạo chỉ 1.500 - 2000 MW.

Tuy nhiên, do nhiều dự án chậm tiến độ nên phải huy động lượng lớn nguồn điện dầu.

Theo quy hoạch điện VII điều chỉnh đến năm 2020, tổng công suất đạt 21.650 MW.

"Qua sơ bộ cho thấy trách nhiệm các tập đoàn rất lớn và hầu như chỉ có EVN là đảm bảo tiến độ còn PVN, TKV chưa đảm bảo, nên nguy cơ thiếu điện hiện hữu năm 2021 - 2015. Đã có nhiều chỉ đạo, có cơ chế quy trách nhiệm nhưng vẫn chưa có cơ chế, chế tài, gây nên những khó khăn triển khai" - ông Kim cho hay.

Trong khi đó, nguồn năng lượng tái tạo phát triển nóng khi có 89 nhà máy đưa vào hệ thống với tổng công suất 4.500 MW.

Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng, lưới điện để truyền tải công suất đều quá tải. Bộ Công thương cũng tính toán sẽ tăng nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc.

Ông Kim cho biết khó khăn vướng mắc lớn nhất hiện nay là công tác quy hoạch liên quan Luật Quy hoạch ảnh hưởng đáng kể đến việc lập, thẩm định, bổ sung các công trình điện, gây kéo dài triển khai xây dựng các dự án điện.

Theo đó, hiện có gần 400 dự án đang vướng mắc trong điều chỉnh bổ sung quy hoạch, trong đó có nhiều dự án đã được báo cáo các cấp, như dự án Tây Bắc, cụm khí Bạc Liêu, Cà Ná, Long Sơn vẫn chưa có phản hồi….

Ngoài ra là các vướng mắc trong đền bù giải phóng mặt bằng, các chính sách bảo lãnh triển khai dự án.

Việc triển khai dự án trong đầu tư xây dựng, các thủ tục còn thiếu thống nhất, chồng chéo, thời gian thẩm tra, thẩm định có nhiều bước, phức tạp và mất nhiều thời gian, đồng thời có các rủi ro trong đảm bảo nhiên liệu phát điện như cấp than, khí…

Ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công thương, nhìn nhận nguy cơ thiếu điện là cao. Dẫn chứng như việc xử lý với dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, đã có nhiều cuộc họp, tliên tiếp ba tháng trời chỉ công văn đi công văn lại, mỗi quy trình phát đi và đợi trả lời mất gần 1 tháng, thậm chí vẫn chưa có ý kiến.

Đặc biệt với các dự án chậm tiến độ, ông Tuấn Anh cho rằng cần phải xác định rõ vai trò của các Tập đoàn, khi việc triển khai, xử lý dự án vẫn rất chậm.

Bộ trưởng đề nghị xem xét lại trách nhiệm các chủ đầu tư dự án điện BOT, vì có tình trạng một số chủ đầu tư muốn bán dự án.

NGỌC AN

Tuổi trẻ





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tháo chạy khỏi Campuchia, DN bất động sản Trung Quốc bỏ lại 500 toà nhà ‘ma’

Cuộc tháo chạy của các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc đã bỏ lại thành phố ven biển Campuchia hàng trăm toà nhà xây dựng dang dở.

Việt Nam rất quan tâm đến dự án kênh Funan Techo của Campuchia

Việt Nam rất quan tâm đến dự án kênh Funan Techo và đề nghị phía Campuchia chia sẻ thông tin và đánh giá tác động của công trình này đối với tài nguyên nước và môi...

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Việt Nam muốn Lào hạ giá thành bán than

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết nhu cầu nhập khẩu than của Việt Nam đang rất cao và đẩy mạnh xuất khẩu than cũng là mong muốn của nước bạn Lào nhưng quan trọng...

Campuchia sẵn sàng trở thành đối tác chiến lược của doanh nhân và nhà đầu tư

Campuchia sẵn sàng trở thành đối tác chiến lược của các doanh nhân và nhà đầu tư để nắm bắt các cơ hội kinh tế khả thi của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Việt Nam đầu tư trên 3,7 tỷ USD vào Tam giác phát triển thuộc Lào và Campuchia

Trong khu vực Tam giác phát triển thuộc Lào và Campuchia, Việt Nam có 110 dự án với số vốn đăng ký đầu tư hơn 3,7 tỷ USD (chiếm hơn 24% tổng số dự án và hơn 44% vốn...

Campuchia mong thu hút khách du lịch và nhà đầu tư từ Trung Quốc

Nhiều người dân Campuchia tỏ ra rất vui mừng khi chứng kiến sự kiện ra mắt “Năm giao lưu nhân văn Trung quốc - Campuchia 2024” diễn ra hồi cuối tuần trước. Họ hy...

Nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản ngân hàng tại Lào để giao dịch tài chính

Chính phủ Lào đang nỗ lực đảm bảo có nhiều ngoại tệ hơn được đưa vào hệ thống ngân hàng, giúp nước này có thêm nguồn lực để đối phó với tình trạng mất cân bằng...

Campuchia thu hút 268 dự án FDI, tạo hơn 307,000 việc làm trong năm 2023

Campuchia đã thu hút 4.92 tỷ USD đầu tư tài sản cố định trong năm 2023, tăng 22% so với mức 4.03 tỷ USD hồi năm 2022, Hội đồng Phát triển Campuchia (CDC) cho biết...

Lào nâng cấp sân bay do Việt Nam tài trợ và xây dựng thành sân bay quốc tế

Tờ Vientiane Times nhận định sân bay Nongkhang đi vào hoạt động là cột mốc quan trọng trong hợp tác Lào-Việt, đáp ứng mong đợi của người dân tỉnh Huaphanh và mang...

Campuchia đẩy mạnh đa dạng hóa sản xuất ngoài ngành may mặc

Tỷ trọng của lĩnh vực sản xuất ngoài may mặc trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Campuchia đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Điều này cho thấy sản xuất...

Chứng khoán thế giới


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98