Harvard và Yale quản lý tiền như thế nào?

09/07/2019 20:00
09-07-2019 20:00:00+07:00

Harvard và Yale quản lý tiền như thế nào?

Các trường đại học lớn hiện có nguồn tiền lên đến hàng chục tỷ USD. Những quỹ này - thường là kết quả của việc hiến tặng - giúp hỗ trợ tài chính, giảng dạy và cải thiện nguồn lực cho các trường đại học. Quan trọng hơn là, với hàng tỷ USD để đầu tư, họ đủ khả năng thuê một số nhà đầu tư tốt nhất quản lý tiền của họ. Thế thì, nhà đầu tư có thể học được gì từ cách tiếp cận đầu tư của Harvard và Yale?

Đầu tư vào cổ phiếu       

Cả Harvard và Yale đều dành khoảng một nửa nguồn tiền đầu tư của họ cho cổ phiếu. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Cổ phiếu có “thành tích” dài hạn tuyệt vời khi mang lại một số lợi nhuận tốt nhất ở bất cứ đâu và các khoản hiến tặng đều có trọng tâm đầu tư dài hạn, do đó có thể chịu đựng được những thăng trầm vốn là một phần của đầu tư chứng khoán.

Tuy nhiên, cả hai đại học trên đều sử dụng các quỹ phòng hộ hoặc chiến lược hoàn vốn tuyệt đối như một phần quan trọng trong phương pháp đầu tư của họ. Điều này có nghĩa là họ không chỉ thực hiện một cách tiếp cận “mua và giữ”, mà thay vào đó đang tìm cách khai thác một số điều thiếu hiệu quả của thị trường thông qua các cổ phiếu cụ thể mà họ nắm giữ.

Cả Harvard và Yale đều sử dụng hình thức đầu tư góp vốn tư nhân (PE) khá nhiều, nghĩa là về cơ bản họ trực tiếp sở hữu toàn bộ các công ty, thay vì nắm giữ chúng thông qua thị trường chứng khoán. Những khoản đầu tư này có thể ít thanh khoản hơn, vì khó bán toàn bộ công ty hơn là chỉ một số cổ phần trong đó. Tuy nhiên, PE có thể mang lại triển vọng lợi nhuận vượt trội so với cổ phiếu công chúng, tùy thuộc vào kỹ năng của người quản lý.

Yale cũng bỏ rất nhiều tiền vào hình thức đầu tư mạo hiểm, tập trung vào các công ty mới, có triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ.

Tuy nhiên, cho dù được thực hiện thông qua cổ phiếu công chúng, góp vốn tư nhân hay đầu tư mạo hiểm thì rõ ràng cả Harvard và Yale đều dành một phần đáng kể trong nguồn tiền của họ gắn liền với lợi nhuận của công ty.

Đa dạng hóa

Ý nghĩa rõ ràng khác từ các chiến lược đầu tư của cả Harvard và Yale là tầm quan trọng của đa dạng hóa. Ngoài cổ phiếu, họ thường nắm giữ bất động sản, tài nguyên thiên nhiên và trái phiếu. Tất cả những thứ này đều có thể cung cấp mức độ bảo vệ cho danh mục đầu tư trong tình huống xấu đối với các cổ phiếu, như suy thoái kinh tế hoặc lạm phát gia tăng. Harvard có lẽ bảo thủ hơn một chút, với khoảng 1/3 tài sản là bằng trái phiếu, tài sản, hàng hóa và tiền mặt. Đối với Yale, tỷ lệ này chỉ gần 1/5. Trong cả hai trường hợp, bất động sản đều là loại tài sản lớn nhất trong nhóm đa dạng hóa, điều mà có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên vì đã mang lại một số lợi nhuận tốt nhất trong lịch sử.

Đa dạng hóa cũng xuất hiện theo những cách khác. Ví dụ, phần lớn các khoản đầu tư cổ phần công của Yale là ở nước ngoài. Harvard sở hữu một loạt trái phiếu, cả tư nhân, Nhà nước lẫn loại chống lạm phát. Trong mọi trường hợp, mặc dù sự “thiên vị” đối với chứng khoán là hiển nhiên nhưng các khoản tiền đã được dàn trải ở nhiều lĩnh vực để chúng có thể mang lại lợi nhuận hợp lý trong các môi trường kinh tế khác nhau.

Đầu tư bền vững

Tiền của Harvard đặc biệt được tập trung vào đầu tư bền vững. Họ là tổ chức đầu tiên của Mỹ ký kết Nguyên tắc đầu tư có trách nhiệm của Liên Hiệp Quốc (PRI). Họ sử dụng các tiêu chí Quản trị và Xã hội Môi trường (ESG) trong tất cả mọi khía cạnh của việc lựa chọn đầu tư và giữ vị thế chủ động với tư cách là người chủ sở hữu để xác định các hành động tốt nhất. Điều này cũng đặc biệt quan trọng đối với vùng đất do Harvard sở hữu, nơi mà họ đảm bảo họ là người quản lý tốt các tài nguyên đó.

Vì vậy, mặc dù chúng ta không thể làm theo mọi khía cạnh trong phương pháp đầu tư của Yale và Harvard nhưng có một số bài học rõ ràng ở đây. Đầu tiên là niềm tin cơ bản vào cổ phiếu, như là động cơ của lợi nhuận dài hạn. Điều này có thể diễn ra theo nhiều cách khác nhau, từ đầu tư mạo hiểm đến góp vốn tư nhân. Tuy nhiên, niềm tin cơ bản rằng “nắm giữ một phần lợi nhuận của công ty là một tài sản hấp dẫn” là cốt lõi trong triết lý đầu tư của cả hai. Thứ hai, đa dạng hóa là điều hiển nhiên. Ở đây, bất động sản được sử dụng chủ yếu, còn tài nguyên thiên nhiên và trái phiếu được sử dụng ở mức độ ít hơn.

Nhã Thanh (Theo Forbes)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thảm kịch hàng không Air India: 242 người trên máy bay Boeing 787 gặp nạn

Một chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner của Air India chở 242 hành khách và phi hành đoàn đã gặp nạn ngay sau khi cất cánh từ Ahmedabad (Ấn Độ) trong ngày 12/6...

Ngân hàng Thế giới gỡ lệnh cấm tài trợ điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ

Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ dỡ lệnh cấm đối với việc cấp vốn cho lĩnh vực điện hạt nhân sau nhiều thập kỷ duy trì. Đây là một bước chuyển về chính sách nhằm thúc đẩy...

WSJ: Trung Quốc chỉ nới lỏng xuất khẩu đất hiếm trong 6 tháng

Trung Quốc đang đặt giới hạn 6 tháng đối với các giấy phép xuất khẩu đất hiếm dành cho các nhà sản xuất ô tô và nhà máy của Mỹ, theo nguồn tin thân cận. Động thái...

Nội dung thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung dần được hé lộ

Tổng thống Trump cho biết Trung Quốc sẽ cung cấp nam châm và đất hiếm và Mỹ sẽ thực hiện các cam kết của mình, trong đó có việc cho phép sinh viên Trung Quốc theo...

Ông Trump lại dọa sẽ đơn phương áp thuế quan trong hai tuần tới

Tổng thống Donald Trump cho biết sẽ gửi thư thông báo mức thuế quan đơn phương cho các đối tác thương mại trong 1-2 tuần tới, tức trước khi kết thúc thời gian hoãn...

Nóng: Mỹ có thể gia hạn thời gian hoãn thuế quan với các quốc gia có thiện chí

Chính quyền Trump đang cân nhắc gia hạn lệnh tạm hoãn thuế quan 90 ngày cho các đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ, với điều kiện những quốc gia này thể hiện "thiện...

Ông Trump nói Mỹ thu 55% thuế quan, Trung Quốc chỉ thu 10% 

Trong ngày 11/06, Tổng thống Donald Trump thông báo Trung Quốc sẽ cung cấp trước đất hiếm cho Mỹ trong khuôn khổ thỏa thuận thương mại mới, gọi đây là thỏa thuận...

Tin vui của Fed: CPI lõi tăng yếu hơn dự báo, thuế quan chưa gây tác động lớn

Giá tiêu dùng Mỹ tăng ít hơn dự kiến trong tháng 5, cho thấy thuế quan của Tổng thống Donald Trump chưa tác động đáng kể đến lạm phát.

Mặt trái của chính sách “Made in China”: Dư thừa công suất và căng thẳng thương mại

Câu chuyện thành công của Made in China 2025 không chỉ có mặt tích cực. Phía sau những con số ấn tượng là cả một loạt vấn đề từ lãng phí nguồn lực đến xung đột...

Elon Musk thừa nhận "hối hận” sau cuộc đấu khẩu gay gắt với Tổng thống Trump

Sau cuộc đấu khẩu công khai làm dậy sóng dư luận trong tuần qua, tỷ phú Elon Musk đã bất ngờ lên tiếng thừa nhận "hối hận" về những bài đăng chỉ trích gay gắt Tổng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98