Mỹ-Trung nối lại đàm phán thương mại

10/07/2019 09:12
10-07-2019 09:12:43+07:00

Mỹ-Trung nối lại đàm phán thương mại

Các quan chức thương mại hàng đầu của Mỹ đã trao đổi với những người đồng cấp của Trung Quốc trong ngày thứ Ba (09/07), khi Washington và Bắc Kinh cố gắng tạo ra một thỏa thuận thương mại.

Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã trao đổi với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Zhong Shan để tiếp tục các cuộc đàm phán thương mại với mục tiêu chấm dứt xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, dựa theo lời của một quan chức Mỹ. Vị quan chức này cho biết “cả hai bên sẽ tiếp tục đàm phán khi thích hợp”.

Bộ Thương mại Trung Quốc cũng xác nhận thông tin về cuộc điện đàm này trong một tuyên bố vào sáng ngày thứ Tư (10/07).

Cuộc điện đàm tiếp nối vòng đàm phán mới giữa Mỹ và Trung Quốc khi họ cố gắng tránh leo thang chiến tranh thương mại. Vào cuối tháng trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 và đồng ý tạm ngưng triển khai áp thuế mới.

Ông Trump đã kêu gọi Trung Quốc mua thêm nông sản Mỹ và giải quyết vấn đề đánh cắp sở hữu trí tuệ. Họ muốn dẹp bỏ hết các hàng rào thuế quan đã áp lên 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và 110 tỷ USD hàng hóa Mỹ, khi xung đột thương mại có khả năng leo thang. Trước đó, ông Trump cho biết ông muốn giữ lại hàng rào thuế quan cho đến khi Trung Quốc tuân thủ theo thỏa thuận.

Hiện Mỹ và Trung Quốc đang vướng vào cuộc chiến thương mại ngày càng căng thẳng. Hồi đầu tháng 5/2019, đàm phán thương mại Mỹ-Trung đã đổ vỡ sau khi Mỹ cáo buộc Trung Quốc "trở mặt" và rút lại các cam kết đã nhất trí trước đó. Kéo theo đó, Mỹ đã quyết định nâng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ 10% lên 25%. Cho tới nay, Mỹ đã áp thêm thuế 25% lên 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và còn dọa áp thêm thuế lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc chưa bị áp thuế trong những vòng trước. Đáp trả lại, Trung Quốc nâng thuế đối với 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ.

Trước đó trong ngày thứ Ba (09/07), Cố vấn Kinh tế hàng đầu của Nhà Trắng, Larry Kudlow, cho biết chính quyền Trump xem việc Trung Quốc mua nông sản Mỹ là “rất, rất quan trọng”.

Tại một sự kiện do CNBC tổ chức, ông Kudlow cho biết ông không đặt ra thời gian biểu cho các cuộc đàm phán và nhấn mạnh tới chất lượng chứ không phải tốc độ đàm phán.

Cuộc điện đàm mang tính xây dựng

Các quan chức thương mại Mỹ và Trung Quốc đã có một cuộc trao đổi “mang tính xây dựng” qua điện thoại trong ngày thứ Ba (09/07), Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow cho biết, đánh dấu vòng đàm phán mới sau khi cả hai bên tiến tới thỏa thuận đình chiến thương mại.

Ông Kudlow cho biết các cuộc đàm phán “diễn ra tốt đẹp” và mang tính xây dựng. Vị Cố vấn này cho biết, hai bên đã trao đổi về một cuộc gặp trực tiếp, nhưng cảnh báo không có cách kỳ diệu nào có thể tiến tới một thỏa thuận.

“Chẳng có điều kỳ diệu gì cả”, ông Kudlow nói với các phóng viên tại Nhà Trắng. “Hai bên đã có tiến triển trong mùa Đông và mùa Xuân, nhưng sau đó lại dừng. Hy vọng là chúng ta có thể tiếp tục những gì đã nhất trí, nhưng tôi không biết điều đó”.

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết hai bên đã “trao đổi quan điểm về cách thức triển khai những gì hai nhà lãnh đạo đã nhất trí tại cuộc họp ở Osaka”, nhưng lại không cho biết thêm các thông tin chi tiết khác.

Còn lắm bất đồng

Sau cuộc họp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Nhật Bản vào cuối tháng 6/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump đồng ý đình chỉ triển khai hàng rào thuế quan mới vô thời hạn, đồng thời cả hai bên sẽ nối lại đàm phán.

Sau đó, ông Trump cho biết Trung Quốc sẽ nối lại việc mua lượng lớn nông sản Mỹ và Washington sẽ nới lỏng lệnh cấm đối với “gã khổng lồ” viễn thông Huawei Technologies của Trung Quốc.

Thế nhưng, nguồn tin thân cận và các nhà quan sát thương mại Trung Quốc ở Washington cho biết hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung dường như vẫn chưa vạch rõ con đường để các nhà đàm phán giải quyết những bế tắc đã khiến các cuộc đàm phán đổ vỡ vào đầu tháng 5/2019.

Tuần trước, một quan chức Mỹ cho biết, hai bên sẽ nối lại đàm phán bằng một cuộc điện đàm giữa Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc.

Phát ngôn viên của Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cho biết, cuộc điện đàm được dự kiến diễn ra trong tuần này nhưng không đưa ra thêm thông tin chi tiết.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

NHTW Anh nói chưa chắc giảm lãi suất vào tháng 6

Sau cuộc họp chính sách ngày 09/05, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) giữ nguyên lãi suất như dự báo và cho biết chính sách tiền tệ thắt chặt đang kìm hãm lạm phát...

Thái Lan đối mặt nguy cơ vỡ nợ tín dụng

Thái Lan đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ tín dụng, đặc biệt là trong lĩnh vực các khoản vay bằng thẻ tín dụng, khi Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BoT) đã tăng tỷ lệ...

Mỹ sắp áp thuế với xe điện, pin và tấm năng lượng mặt trời từ Trung Quốc?

Chính quyền Tổng thống Joe Biden sắp công bố một quyết định sâu rộng về thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc ngay trong tuần tới, Bloomberg dẫn lại nguồn tin thân...

Xuất nhập khẩu của Trung Quốc tăng trở lại trong tháng 4

Kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh hơn dự báo trong tháng 4/2024, theo dữ liệu của cơ quan hải quan Trung Quốc trong ngày 09/05.

Trung Quốc muốn ghìm cương cơn sốt sản xuất pin

Trung Quốc đã công bố một dự thảo nhằm kiềm chế sự mở rộng nhanh chóng của ngành công nghiệp sản xuất pin, một vấn đề đã khiến Mỹ và châu Âu lên án về tình trạng dư...

AI bùng nổ, các trung tâm dữ liệu sẽ mọc như nấm ở châu Á trong năm 2024

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo bùng nổ thúc đẩy nhu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, các nhà đầu tư tư nhân và nhà quản lý tài sản trên khắp thế giới đã sẵn sàng...

EU cứng rắn với Trung Quốc về thương mại

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Ursula von der Leyen tuyên bố Liên minh Châu Âu (EU) sẵn sàng sử dụng mọi công cụ để bảo vệ nền kinh tế, nếu Trung Quốc không mở cửa...

Maersk: Vận tải biển quốc tế gặp khó vì Houthi mở rộng phạm vi tấn công tàu hàng

Theo thông báo của Maersk gửi tới khách hàng được Thời báo New York đăng tải, các tàu vận tải hiện đối mặt với phạm vi nguy hiểm mở rộng, khiến việc giao hàng thêm...

Hậu COVID-19, 3 đại gia vắc-xin làm ăn ra sao?

AstraZeneca báo cáo lợi nhuận sau thuế 2.18 tỷ USD trong quý đầu tiên năm 2024, tăng đáng kể so với mức 1.8 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái. Đà tăng trưởng này có được...

Châu Âu và "ván cược" ngành chip lần hai

Từng là trung tâm của ngành chip toàn cầu những năm 90, châu Âu giờ đã tụt hậu đáng kể trong ngành so với Mỹ hay các nền kinh tế châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98