Nhân viên Deutsche Bank buồn bã rời đi, gợi nhớ hồi ức đau thương thời khủng hoảng

09/07/2019 10:14
09-07-2019 10:14:10+07:00

Nhân viên Deutsche Bank buồn bã rời đi, gợi nhớ hồi ức đau thương thời khủng hoảng

Khung cảnh có vẻ đượm buồn tại các văn phòng của Deutsche Bank ở Luân Đôn, New York và Tokyo vào ngày thứ Hai (08/07) khi hàng loạt nhân viên rời khỏi bàn làm việc lần cuối với đồ đạc trong tay khi “gã khổng lồ” ngân hàng của Đức bắt đầu một trong những đợt sa thải lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính.

Mang theo hộp và phong bì chứa các dấu ấn cá nhân và mẫu giấy A4, nhân viên Deutsche Bank bắt đầu tuần làm việc bằng cách thu dọn đồ đạc và làm trống bàn làm việc của họ.

* Thua lỗ liên miên, Deutsche Bank sa thải 18,000 nhân viên và chi ra 8.3 tỷ USD để tái cấu trúc

Nhân viên rời khỏi trụ sở Deutsche Bank của Manhattan với phong bì màu trắng được cho là giấy tờ đề nghị rời đi sau khi "gã khổng lồ" ngân hàng toàn cầu của Đức thông báo sa thải hàng ngàn nhân viên để tái cấu trúc vào ngày 08/07/2019 tại thành phố New York.

Sự ra đi của hàng loạt nhân viên Deutsche Bank trong ngày thứ Hai (08/07) chỉ mới là đợt đầu tiên trong vài vòng sa thải tại ngân hàng lớn nhất của Đức. Hôm Chủ nhật (07/07), Deutsche Bank tuyên bố rằng họ sẽ rút khỏi mảng cổ phiếu toàn cầu và cắt giảm 18,000 việc làm.

Deutsche Bank – vốn từng một thời cạnh tranh sòng phẳng với các ngân hàng đầu tư và các phòng giao dịch hàng đầu của Phố Wall – nói rằng việc tái cấu trúc trên diện rộng nhằm mục đích cải thiện lợi nhuận của công ty và giảm chi phí điều chỉnh 25% xuống 17 tỷ Euro trong vài năm tới.

Một người đàn ông mang hộp tài liệu rời khỏi văn phòng Deutsche Bank ở Luân Đôn, Anh

Tham vọng vươn ra toàn cầu của Deutsche Bank đã đóng vai trò trung tâm trong chiến lược của họ trong nhiều thập kỷ qua. Chẳng hạn, thương vụ mua lại Bankers Trust trị giá 10 tỷ USD vào cuối những năm 1990 đã giúp họ cạnh tranh với các ngân hàng đầu tư khác của Mỹ như Goldman Sachs. Nhưng những cuộc đấu tranh gần đây của Deutsche Bank – mặc dù nặng nề – hầu như không phải là “chuyện của riêng ai” vì sự không chắc chắn về chính trị và lãi suất ảm đạm làm tê liệt các ngân hàng châu Âu khi phải cạnh tranh với các ngân hàng Mỹ.

Một số ngân hàng khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), bao gồm Deutsche Bank, đã cố gắng giảm thiểu thiệt hại bằng cách cứu giúp các doanh nghiệp và khu vực làm ăn không có lãi. Và trong khi ngân hàng không đưa ra phân tích chi tiết tác động từ việc cắt giảm việc làm hiện tại trên phương diện địa lý, thì Luân Đôn và New York là trung tâm cho hoạt động giao dịch ngân hàng đầu tư của ngân hàng và có thể cảm nhận được tác động lớn nhất.

Nhân viên rời khỏi trụ sở Manhattan

Đối với những chuyên gia ở Phố Wall từng chứng kiến những “nỗi đau” từ cuộc khủng hoảng tài chính hơn một thập kỷ trước, việc sa thải nhân viên của Deutsche Bank dường như rất quen thuộc. Là một trong những đợt sa thải lớn nhất trong lịch sử, Citigroup cho biết vào năm 2008 rằng họ sẽ sa thải 14% lực lượng lao động toàn cầu với việc cắt giảm 50,000 việc làm.

Trong những năm gần đây, Deutsche đã bị dồn nén bởi các vụ bê bối, cuộc điều tra và những khoản tiền phạt khổng lồ do các vi phạm trong thời kỳ khủng hoảng. Họ phải trả tới 7.2 tỷ USD cho Bộ Tư pháp Mỹ vào tháng 1/2017 vì cáo buộc lừa dối nhà đầu tư trong việc bán chứng khoán được thế chấp (MBS) trong khoảng thời gian trước cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

“Sẽ có những nơi dành cho những nhân viên này, nhưng không phải ai cũng có. Không may là vậy”, Noah Schwarz, đối tác cấp cao tại công ty Korn Ferry, cho hay. Ông dự báo các ngân hàng Mỹ, Canada và Nhật Bản là những nơi các cựu nhân viên của Deutsche Bank có thể đến.

“Goldman Sachs đang công khai tuyển dụng”, ông Schwarz – người từng làm việc tại Goldman Sachs – cho hay. “Đây là sự thay đổi về cơ bản. Nó nói rằng thị trường việc làm luôn luôn thay đổi và sẽ có thêm nhiều thay đổi trong vài tháng tới và có lẽ trong một hay hai năm tới”.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98